Thực trạng về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh - pdf 17

link tải miễn phí luận văn
Bạo lực học đường không chỉ là những hiện tượng cá biệt mà giờ đây đã trở thành vấn nạn của toàn xã hội. Trên tất cả các trường học đều xuất hiện bạo lực học đường. Tuy mức độ có khác nhau nhưng cả thành thị và nông thông, cả đồng bằng và miền núi thì các vụ liên quan đến bạo lực học đường đều ra tăng. Vị thành niên là đối tượng của nhiều bộ môn khoa học quan tâm nghiên cứu đáng chú ý là trong sinh lý học, tâm lý học, xã hội học…Ở mỗi thời kỳ trong đời sống con người, sự phát triển về thể chất và tâm lý và cả nhân cách có quy luật riêng. Tuổi vị thành niên là lứa tuổi thiếu niên nhưng đây là giai đoạn phát triển rất cao về thể chất và có những biến chuyển tâm lý hết sức phức tạp. Chính yếu tố tâm lý cũng như thể chất và nhân cách chưa hoàn thiện một cách đầy đủ này khiến cho trẻ em trong lứa tuổi vị thành niên hay bị khủng hoảng về tâm lý, dần đến những suy nghĩ và hành động sai lệch.
Nghiên cứu xã hội học phạm tội là một chuyên ngành nghiên cứu với tư cách là một hiện tượng xã hội, coi đó là những hành vi sai lệch, trên cơ sở và phương pháp nghiên cứu đặc thù của xã hội học.
Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh nằm bên bờ vịnh Hạ Long xinh đẹp, phát triển các ngành dịch vụ du lịch, buôn bán kinh doanh. Trong điều kiện phát triển kinh tế sầm uất, cùng với hàng loạt những khu vui chơi, giải trí thì tỷ lệ phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên ở khu vực này thuộc loại cao trong tỉnh, đặc biệt là nạn bạo lực học đường. Việc tỷ lệ bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên tăng cao sẽ ảnh hưởng đến gia đình, nhà trường và xã hội, mà ở đây chính là môi trường du lịch thiếu sự an toàn khi du khách đến Hạ Long. Do vậy cần có những biên pháp kịp thời của chính quyền địa phương và toàn thể cộng đồng để tuổi trẻ Hạ Long xứng đáng với câu nói của Bác: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”.
Vì những lý do trên em đã chọn đề tài : “ Thực trạng về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” là đề tài tiểu luận. Với nội dung xoay quanh thực trạng bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên tại địa phương và một số những đóng góp nhỏ bé của bản thân em về vấn đề này để xây dưng quê hương ngày một giàu mạnh, thế hệ trẻ luôn phát huy được tốt nhất khả năng của mình. Do lượng kiến thức và nguồn thông tin còn hạn hẹp nên không thể trách khỏi những sai sót trong quá trình làm bài. Em kính mong nhận được sự đóng góp của thầy để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành Thank !


Sinh viên thực hiện:

Hoàng Thị Thỏa













NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của “Thực trạng về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.”

1.Cở sở lý luận:
1.1 Một số khái niệm cơ bản
Bạo lực học đường là hình thức khá phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên trong môi trường giáo dục. Bạo lực học đường là bạo lực về tinh thần, ngôn ngữ, thân thể thi hành có ý đồ giữa các học sinh trong và ngoài trường. Cho dù là những hành động thiếu tôn trọng hay giễu cợt đã làm cho người bị hại cảm giác bất tiện cũng được xem là bạo lực học đường.
Tuổi vị thành niên: Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), trẻ vị thành niên (VTN) là thuật ngữ chỉ nhóm người từ 10-18 tuổi. Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 1999 ở Việt Nam, trẻ VTN có 17.350326 người, chiếm khoảng 22,7% dân số cả nước. Đây là lứa tuổi có những đợt khủng hoảng giữa các giai đoạn phát triển tâm lý. Các nhà tâm lý học cho thấy rằng hành vi của trẻ thường mang tính đột khởi, tò mò, manh động, muốn thử sức. Ứng xử có xu hướng chống đối, hung hăng.
Bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên là những học sinh trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông độ tuổi từ 10-18 chưa thực sự hoàn thiện về mặt sinh lý cũng như nhận thức có những hành vi trái pháp luật sai lệch các giá trị truyền thống của dân tộc mà ở đây là những hành vi bạo lực đối với các học sinh khác trong cùng hay là khác trường dẫn đến những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho bản thân, gia đình, nhà trường và toàn thể xã hội.
1.2 Những khái niệm có liên quan
Phạm tội: khái niệm được quy định tại khoản 2- Điều 8- Bộ luật hình sự là việc chủ thể thực hiên hành vi nguy hiểm cho xã hội, phạm vào các tội được quy định trong Bộ luật hình sự. Với các đặc điểm:
- Có hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải được quy định trong Bộ luật hình sự.
- Chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là người có lỗi
- Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội bị xâm phạm mà các quan hệ xã hội đó được Bộ luật hình sự bảo vệ.
Xã hội học phạm tội là một chuyên ngành nghiên cứu của xã hội học với tư cách là một hiện tượng xã hội, coi đó là những hành vi sai lệch, trên cơ sở phương pháp nghiên cứu nói chung và phương pháp nghiên cứu đặc thù của xã hội học nói riêng.

2. Cở sở thực tiễn của vấn đề : “Thực trạng về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh”.
2.1 Khái quát thực trạng về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên hiện nay ở Việt Nam nói chung và việc cần thiết phải đưa ra những giải pháp để giảm tỷ lệ bạo lực học đường.
 Thực trạng về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên tại Việt Nam hiện nay:

7T5F093eR21ONNU
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status