Các giải pháp vận dụng Marketing để đưa Việt Nam thành điểm đầu tư hấp dẫn - pdf 17

Download miễn phí Đề tài Các giải pháp vận dụng Marketing để đưa Việt Nam thành điểm đầu tư hấp dẫn



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC VẬN DỤNG MARKETING 3
1.1. Marketing dưới góc độ thu hút FDI 3
1.1.1. Lý thuyết Marketing hiện đại 3
1.1.2. Vận dụng Marketing trong thu hút FDI 5
1.2. Năm biến số Marketing trong thu hút FDI 7
1.2.1. Sản phẩm 7
1.2.2. Định vị 8
1.2.3. Phân loại và xây dựng khách hàng mục tiêu 9
1.2.4. Phạm vi phân phối 10
1.2.5. Truyền thông Marketing 11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ 12
2.1. Tổng quan 12
2.2. Thực trạng của việc thu hút FDI ở Việt Nam 14
2.2.1. Sản phẩm 15
2.1.1.1. Hệ thống pháp luật, chính sách đang dần được cải thiện 15
2.2.1.2. Thủ tục hành chính còn nhiều bất cập 17
2.2.1.3. Nguồn lao động dồi dào nhưng vẫn còn thiếu các lao động tay nghề cao 17
2.2.1.4. Cơ sở hạ tầng đã cải thiện rất nhiều nhưng nhìn chung vẫn không đáp ứng được yêu cầu 18
2.2.1.5 Ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam còn kém phát triển 18
2.2.2. Định vị 18
2.2.3. Phân loại khách hàng mục tiêu 19
2.2.4. Phạm vi phân phối 23
2.2.5. Truyền thông marketing 25
2.2.5.1. Thành công trong chiến lược quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng 26
2.2.5.2. Chúng ta đã chủ động tổ chức và tham gia các cuộc triển lãm, hội thảo đầu tư 27
2.2.5.3. Việt Nam đã cử các đoàn xúc tiến đầu tư sang nước ngoài cũng như chủ động đón tiếp các đoàn tham quan đầu tư vào nước ta khá hiệu quả 27
2.2.5.4. Một số hạn chế trong quá trình thực hiện truyền thông Marketing 29
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP VẬN DỤNG MARKETING ĐỂ ĐƯA VIỆT NAM TRỞ THÀNH ĐIỂM ĐẦU TƯ HẤP DẪN 31
3.1 Hoàn thiện sản phẩm 31
3.2. Năm bước Marketing trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 35
3.2.1. Bước một: Phân tích tình huống 36
3.2.2. Bước hai: Phân tích cơ may và rủi ro 38
3.2.3. Bước ba: Marketing-mix ( Marketing hỗn hợp) 40
3.2.3.1. Định vị 40
3.2.3.2. Phân loại và xây dựng khách hàng mục tiêu 41
3.2.3.3. Phạm vi phân phối 42
3.2.3.4. Truyền thông Marketing 43
3.2.4. Bước bốn : Các chương trình hành động về xúc tiến đầu tư 45
3.2.5. Bước cuối cùng : Đánh giá và điều chỉnh chính sách 48
KẾT LUẬN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ến năm 2005 luồng vốn đầu tư chủ yếu vẫn đến từ các nước và vùng lãnh thổ Châu Á như Đài Loan (15,7%), Singapore (15,04%), Nhật Bản (12,26%), Hàn Quốc (10,45%). Đài Loan nổi lên là một nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam trong số 71 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư. Tính đến thời điểm cuối 8/2005, Đài Loan có 1.363 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,642 tỷ USD; Tiếp theo là Singapore có 366 dự án, tổng vống đầu tư đăng ký là 7,443 tỷ USD; Nhật Bản có 549 dự án, tổng vốn đầu tư là 5,938 tỷ USD. Nếu tính trên vốn đầu tư thực hiện, Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu với số vốn đã thực hiện là 3,419 tỷ USD. Trong khi đó, đầu tư của Hoa Kỳ và EU của các năm vẫn đang ở mức thấp chưa tương xứng với tiềm năng của hai bên. Do đó, bên cạnh những quốc gia “truyền thống” trong đầu tư vào việt nam, thì hiện nay chúng ta đang có nhu cầu thu hút mạnh vốn FDI từ các nước có nền kinh tế mạnh như: Hoa kỳ, EU và Nhật Bản.
Bảng 2.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo nước (1988 – 2005)
(Tính tới ngày 20/12/2005 - chỉ tính các dự án còn hiệu lực)
STT
Nước, vùng lãnh thổ
Số dự án (SDA)
TVĐT
Vốn pháp định (VPĐ)
Đầu tư thực hiện (ĐTTH)
1
Đài Loan
23,79%
15,70%
15,20%
10,90%
2
Singapore
6,67%
15,04%
12,56%
13,42%
3
Nhật Bản
9,97%
12,26%
12,51%
16,74%
4
Hàn Quốc
17,39%
10,45%
10,17%
9,14%
5
Hồng Kông
5,98%
7,32%
6,95%
7,39%
6
British
4,17%
5,25%
4,47%
4,62%
7
Pháp
2,75%
4,30%
6,00%
4,38%
8
Hà Lan
1,03%
3,85%
5,26%
6,62%
9
Malaysia
3,02%
2,97%
3,07%
3,10%
10
Hoa Kỳ
4,39%
2,88%
3,38%
2,70%
Hình 2.2. Tình hình thu hút ĐTTT NN từ một số nước vào VN từ 1988 đến 2005
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Ngành kinh doanh
Nhìn chung, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu tập trung đầu tư vào ngành công nghiệp, dịch vụ và nông lâm nghiệp, tỷ lệ các dự án đầu tư nước ngoài có sử dụng công nghệ cao, công nghệ nguồn còn thấp. Cụ thể, từ năm 1998 đến năm 2005, ngành công nghiệp có 3.983 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 30,7 tỷ USD; ngành dịch vụ có 1.163 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 16,2 tỷ USD; Ngành nông, lâm nghiệp có 772 dự án với tổng vốn đầu tư khoảng 3,7 tỷ USD.
Mỗi địa phương đã đưa ra được cho mình những ngành nghề mũi nhọn, hứa hẹn lợi nhuận cao đối với các nhà đầu tư kèm theo đó là nhiều những ưu đãi hấp dẫn được đưa ra. Hà nội là một trong những thành phố đi đầu trong cả nước về thu hút FDI, Thủ đô luôn hoan nghênh các nhà đầu tư nhưng tập trung vào các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính và dịch vụ. Tương tự, Tỉnh Vĩnh Phúc tuy khẳng định là mọi nhà đầu tư đều là nhà đầu tư mục tiêu, nhưng thực tế tỉnh khuyến khích hơn, tập trung hơn vào các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, dịch vụ; không tập trung thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực xuất khẩu vì tỉnh không có lợi thế so sánh bằng các địa phương khác.
Theo đánh giá của UNCTAD trong báo cáo Đầu tư Thế giới 2004 (Worl Investment Report 2004), thì xu hướng đầu tư toàn cầu trong những năm gần đây là hướng vào lĩnh vực dịch vụ. Tuy nhiên, Việt Nam với tư cách là nước tiếp nhận vốn đầu tư, vẫn đang trong tình trạng khó khăn trong việc khai thác đầu tư tiềm năng vào lĩnh vực dịch vụ. Theo số liệu gần đây, thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam vẫn ở mức thấp trong cơ cấu vốn đầu tư thu hút mới chỉ đạt 16,3%. Rào cản lớn nhất của đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ hiện nay chính là hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực dịch vụ chưa đồng bộ, thiếu rõ ràng. Bên cạnh đó, sự tham gia của khu vực tư nhân trong đầu tư và cung ứng dịch vụ hạ tầng còn nhiều hạn chế.
Bảng 2.2. Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành nghề (1988 – 2005)
(Tính đến ngày 20/12/2005 - chỉ tính những dự án còn hiệu lực)
Chuyên ngành
Số dự án (SDA)
TVĐT
Vốn pháp định (VPĐ)
Đầu tư thực hiện (ĐTTH)
Công nghiệp
67.30%
60.69%
58.75%
68.44%
Nông, lâm nghiệp
13.04%
7.38%
7.18%
6.73%
Dịch vụ
19.65%
21.93%
34.07%
24.82%
Tổng số
100.00%
100.00%
100.00%
100.00%
Hình 2.3. Cơ cấu thu hút ĐTTT NN của Việt Nam
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Dạng công ty (đa quốc gia hay không đa quốc gia)
Điểm đáng chú ý trong số các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn còn thiếu vắng khá nhiều các cập đoàn xuyên quốc gia (TNCs). Đặc biệt các tập đoàn xuyên quốc gia được đánh giá vẫn còn e dè khi đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ. Những tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư vào Việt Nam thì chủ yếu dưới hình thức liên doanh hay hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Theo nhận xét của các chuyên gia FDI, các công ty xuyên quốc gia thường được chia là hai loại: tập đoàn xuyên quốc gia có công nghệ cao và tập đoàn xuyên quốc gia thương mại.
Đối với loại thứ nhất, các nước nhận đầu tư phải nắm chính xác định hướng đầu tư của các tập đoàn, khu vực nào định xây dựng nhà máy, đầu tư R&D (nghiên cứu và triển khai) vào đâu… Các tập đoàn này thường phân công sản xuất mang tính khu vực, do đó nước nhận đầu tư có thể mời đón được việc đầu tư một số sản phẩm chủ lực, nhưng đổi lại phải mở cửa cho nhập khẩu một số sản phẩm khác.
Trong khi đó, các tập đoàn xuyên quốc gia thương mai lại là thường đầu tư 10 -20% vốn vào các tập đoàn công nghệ cao, và đi cùng tập đoàn này để phân phối sản phẩm. Việc thu hút các tập đoàn xuyên quốc gia, về một khía cạnh nào đó rõ ràng đòi hỏi việc mở cửa thị trường thương mai và dịch vụ. Việt Nam sẽ sớm mở cửa các lĩnh vực dịch vụ ngân hàng và viễn thông để thu hút được các nguồn vốn từ Hoa Kỳ và Châu Âu nơi có những công nghệ và kỹ thuật cao có thể chuyển giao công nghệ mà Việt Nam đang rất cần cho phát triển.
Gần đây, chính sách của Việt Nam bắt đầu quan tâm tới việc xúc tiến đầu tư trực tiếp đến các tập đoàn lớn. Đây là hướng đi đúng. Công tác xúc tiến đầu tư sẽ chủ yếu nhằm vào các tập đoàn xuyên quốc gia. Để làm được điều đó, cấp lãnh đạo cao nhất của Chính phủ đã dành nhiều thời gian hơn cho công tác xúc tiến. Chính phủ cũng đã xây dựng những chính sách ưu tiên đối với tập đoàn đa quốc gia, trước mắt là trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghệ cao, hoá chất và dịch vụ.
2.2.4. Phạm vi phân phối
Trong thuật ngữ Marketing, phạm vi phân phối là quy trình và địa điểm mà khách hàng có thể mua sản phẩm. Theo quan điểm về việc thu hút vốn FDI thì phạm vi phân phối là địa điểm mà nhà đầu tư có thể đăng ký và triển khai các dự án đầu tư tại Việt Nam. Để xem xét thực trạng phạm vi phân phối trong thu hút FDI ở Việt Nam hiện nay, chúng ta nên phân chia ra làm hai giai đoạn cụ thể:
Giai đoạn 1: Việt Nam đưa ra địa điểm mà các nhà đầu tư đến để đăng ký đầu tư.
Thực hiện chủ trương chung của Đảng và Nhà nước ta trong quá trình đổi mới, việc phân cấp thực hiện đầu tư đã được tiến hành mạnh mẽ. Trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, việc phân cấp này được giao trách nhiệm cho các địa phương, các ban quản lý công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Chẳng hạn, trước đây các nhà đầu tư có...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status