Điều hành dự án bằng phương pháp sơ đồ mạng lưới (phương pháp PERT-CPM) - pdf 17

Download miễn phí Luận văn Điều hành dự án bằng phương pháp sơ đồ mạng lưới (phương pháp PERT-CPM)



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .1
CHƯƠNG 1:LÍ THUYẾT ĐỒ THỊ VÀ LÍ THUYẾT XÁC SUẤT CƠ BẢN .
1.1.Lí thuyết đồ thị .3
1.1.1. Các loại đồ thị .
1.1.2.Thuật ngữ cơ sở .
1.1.3.Tính liên thông .
1.2.Lí thuyết xác suất .8
1.2.1.Các khái niệm cơ bản .
1.2.1.1.Đại số các biến cố ngẫu nhiên
1.2.1.2.Định nghĩa đại số và σ- đại số .
1.2.1.3.Liên hệ giữa đại số các biến cố và đại số các tập hợp .
1.2.2.Hệ tiên đề Kolmogorov .
1.2.3.Tính chất của xác suất .
1.2.4.Sự độc lập ngẫu nhiên .
1.2.5.Phân phối xác suất .
1.2.5.2.Hàm phân phối .
1.2.5.3.Kì vọng - Phương sai .
1.2.5.4. Phân phối liên tục tuyệt đối thường gặp .
CHƯƠNG 2: ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN BẰNG PHƯƠNG PHÁP PERT-CPM. .
2.1.Lập kế hoạch .21
2.1.1.Các phần tử của sơ đồ mạng
2.1.2.Nguyên tắc lập sơ đồ mạng lưới .
2.1.2.1.Dạng AOA .
2.1.2.2.Dạng AON .
2.2.Pha điều hành 25
2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu thời gian-điều khiển nhân lực, chi phí đối với sơ đồ
dạng AOA.
2.2.1.1.Các thông số cơ bản
2.2.1.2 Tính các thông số cơ bản
2.2.1.3.Thời gian dự trữ .
2.2.1.4. Đường găng (đường tới hạn) .
2.2.1.5. Biểu đồ thời gian
2.2.1.6.Điều khiển nhân lực
2.2.1.7. Hoàn thành sớm dự án
2.2.1.8. Dự án có tính ngẫu nhiên
2.2.1.9.Dự án có thỏa hiệp thời gian chi phí .
2.2.2.Phân tích các chỉ tiêu về thời gian, xác định đường găng đối với sơ đồ
dạng AON
2.2.2.1.Các thông số cơ bản
2.2.2.2.Ví dụ cách tính các thông số .
2.2.3.Sơ đồ kết hợp dạng AON và biểu đồ Gantt
2.3.Pha kiểm tra-điều chỉnh .47
CHƯƠNG 3:GIAO DIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐIỀU HÀNH DỰ ÁN BẰNG
PHẦN MỀM MICROSOFT PROJECT 2007.
3.1.Qui trình ứng dụng .48
3.2.Các thao tác chính điều hành dự án .50
3.2.1.Lập kế hoạch cho dự án .
3.2.1.1.Mở dự án, nhập thông tin dự án, thời gian biểu làm việc
3.2.1.1.1.Mở dự án mới .
3.2.1.1.2.Nhập các thông tin của dự án .
3.2.1.1.3.Lập thời gian biểu ( Schedule) làm việc cho dự án .
3.2.1.2. Lập sơ đồ các hoạt động .
3.2.1.2.1.Nhập dữ liệu từng hoạt động .
3.2.1.2.2.Phân cấp công việc .
3.2.1.2.3.Thiết lập liên hệ giữa các công việc .
3.2.1.2.4. Ràng buộc về thời gian bắt đầu, kết thúc cho từng công việc
3.2.1.3.Khởi tạo tài nguyên .
3.2.1.3.1.Danh sách tài nguyên
3.2.1.3.2.Thời gian làm việc cho từng tài nguyên
3.2.1.4.Phân bổ tài nguyên cho công việc
3.2.1.5.Khởi tạo chi phí cho tài nguyên
3.2.2.Xử lí các chỉ tiêu về thời gian, tài nguyên, chi phí .
3.2.2.1.Xem đường găng của công việc
3.2.2.2.Xem mức độ sử dụng tài nguyên
3.2.2.3.Xem chi phí dự án .
3.2.2.4.Xem thống kê về dự án .
3.2.3.Kiểm tra điều chỉnh .
3.2.3.1.Update thời gian vào dự án
3.2.3.2.Khi biết được thời gian bắt đầu, kết thúc cho công việc khác với kế hoạch .
3.2.3.3.Xét theo chi phí thực tế dự án
3.2.3.4.Phân tích tài chính bằng bảng Earned Value .
3.2.4.Ứng dụng khác .
KẾT LUẬN 92
PHỤ LỤC 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO .96
MỤC LỤC .97



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ú ý:
i)Nếu quan hệ thời gian có dạng : việc x2 bắt đầu khi xong ⅓ việc x1 , việc x3 bắt đầu khi xong một
nửa x1 , thì ta phải thêm các nút đánh dấu các biến cố xong ⅓x1 và xong ½x1 đó như ở H.2.1b
2x 3x H.2.1b
1
1
3
x 1
1
6
x 1
1
2
x
ii) Tóm lại: Sơ đồ mạng lưới phải là một đồ thị có hướng, đơn, liên thông yếu, không có khuyên (tức
là cung có gốc và ngọn cùng là một nút), không có chu trình có hướng (directed cycle), có nút khởi
công và nút kết thúc.
2.1.2.2.Dạng AON:
Công việc là nút, cạnh (cung có hướng) chỉ mối liên hệ giữa các nút.
Các công việc được triển khai theo một hướng nhất định, thường từ trái qua phải, bắt đầu từ lúc khởi
công đến khi kết thúc dự án. Đánh số (hay theo bảng alphabet) tăng dần từ trái qua phải, từ trên xuống
dưới, theo chiều triển khai công việc .
Không cho phép tồn tại một chu trình trong mạng lưới(đồ thị).
Giữa hai việc trong AON chỉ có 1 cung nối chúng .
Ví dụ 2 : Tóm tắt hoạt động của một dự án như sau :
27
Sơ đồ dạng AON sẽ là :
H.2.1c
2.2.Pha điều hành: (scheduling phase)
Có nhiệm vụ xây dựng biểu đồ thời gian, chỉ rõ thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi hoạt động và
mối quan hệ giữa các hoạt động . Nói riêng, điều quan trọng là phải tính chính xác các hoạt động găng,
tức là tới hạn (critical), cần chú ý đặc biệt khi thực hiện, để toàn bộ dự án được hoàn thành đúng hạn.
Ngoài ra, từ các dữ liệu về thời gian, kết hợp với nguồn tài nguyên và ngân sách (chi phí) cho dự án,
xây dựng phương án phân bổ nhân lực một cách hợp lí.
2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu thời gian- điều khiển nhân lực, chi phí đối với sơ đồ dạng AOA:
2.2.1.1.Các thông số cơ bản:
- Thời điểm sớm của sự kiện i (Earliest Time for an event i) : kí hiệu Ei, là thời điểm sự kiện xảy ra
khi mọi hoạt động trước nó được bắt đầu sớm nhất có thể. Các Ei được tính theo hướng tăng
(forward pass), tức là đi từ nút khởi công theo thứ tự tăng của nút i.
28
-Thời điểm muộn của sự kiện j ( Lastest Time for an event j):kí hiệu Lj , là thời điểm muộn nhất
mọi cung đi vào biến cố j đều hoàn thành mà không làm thay đổi thời điểm kết thúc dự án sớm nhất có
thể. Đối lại với Ei , các Lj được tính theo hướng lùi (backward pass), tức là đi từ nút kết thúc .
2.2.1.2 Tính các thông số cơ bản:
+ Thời điểm sớm của biến cố (earliest time for an event):
Tính theo phương pháp thuận (forward pass) từ nút khởi công đến nút kết thúc dự án.
Nút khởi công 1 thì E1 = 0 . Đến nút 2 trong sơ đồ ở H.2.1a (ví dụ 1) thì E2 rõ ràng bằng 2 vì biến cố
hoàn thành hoạt động (1,2) là E1+t12 (với t12 là khoảng thời gian thực hiện công việc (1,2). Việc tính
E3, E4, E5, E6, E9, E10 và E11 cũng tương tự vì các nút tương ứng chỉ có một cung vào, khi đó
Ei = Ej + tji
ở đây j là nút ngay trước i . Chẳng hạn E6 = E4 + t46 = 16 + 6 = 22 . Nếu có nhiều cung và nút, tức là
nhiều hoạt động kết thúc tại biến cố, thì từ định nghĩa Ei rõ ràng đây là thời điểm mọi hoạt động đó vừa
xong cả, tức là phải lấy maximum của các tổng. Chẳng hạn
E7 = max {E4 + t47 , E5 + t57 } = max {16 + 7, 20 + 5} = 25
E8 = max {E5 + t58 , E6 + t68 } = max {20 + 0, 22 + 7} = 29
E9 = max {E7 + t79 } = 33
Tổng quát, công thức tính Ei cho mọi trường hợp là
Ei = max
j
{Ej + tji }
ở đây j là các nút ngay trước i, tức là có cung nối tới i. Các Ei được ghi ở H.2.2.1 là số đầu trong ngoặc
ở mỗi nút .
+Thời điểm muộn (latest time) của biến cố j:
Tính theo phương pháp ngược (backward pass) từ nút kết thúc dự án trở về nút khởi công.
Theo định nghĩa, ở nút kết thúc thì En = Ln, ở ví dụ H.2.1 là E13 = L13 = 44 . Nếu ở biến cố chỉ có
một cung ra, tức là một hoạt động được bắt đầu, thì thời điểm muộn là
Lj = Li – tji’
Tức là thời điểm muộn của nút ngay sau nó trừ đi thời gian thực hiện hoạt động nối hai nút . Các
biến cố 12, 11, 10, 8, 7, 6, 3, 2 và 1 ở H.2.1a là ở trường hợp này . Nếu có nhiều cung ra khỏi biến cố,
thì theo định nghĩa ta có
Lj = min
i
{ Li – tji }
29
ở đây min theo các nút i ngay sau j và tji là thời gian thực hiện hoạt động nối (j,i) . Các nút 9, 4, 5 là
trường hợp này, chẳng hạn
L9 = min {L11 – t911 , L12 – t912 } = min { 38 – 4, 38 – 5 } = 33
Hãy chú ý sự “đối xứng” của quá trình tính Ei và Lj . Các Lj được ghi ở số thứ 2 trong ngoặc ở mỗi nút
trong H.2.2.1
0 1 (0,0)
0
0 2 (2,2)
0
0 3 (6,6)
0
0 4 (16,16)
0 4 4 6 (22,26)
0 5 (20,20) 4
0 1 4 8 (29,33)
0 7 (25,25) 4
0 4 10 (38,42)
0 9 (33,33)
1 0 4
1 11 0 12 0
(37,38) (38,38) 0 13 (44,44)
H.2.2.1
Ngoài ra, để xác định đường găng, người ta bổ sung thêm các thông số quan trọng sau:
30
2.2.1.3.Thời gian dự trữ.
Thời gian dự trữ (slack hay float) của một biến số là hiệu thời điểm muộn và thời điểm sớm của nó:
di = Li – Ei . Thời gian dự trữ (slack hay float) của hoạt động được chia làm hai loại :
Thời gian dự trữ chung (total float hay total slack) của hoạt động (i, j):
TFij = Lj – Ei – tij
TFij chỉ thời gian có thể trì hoãn của hoạt động ( i, j) mà không ảnh hưởng đến thời điểm kết thúc cả
dự án . Vì nó bằng thời gian tối đa cho hoạt động ( i, j) là Lj - Ei trừ đi thời gian để thực hiện là tij .
Thời gian dự trữ độc lập (free float hay free slack) của hoạt động (i, j), kí hiệu là FFij , cũng là hiệu
thời gian dành cho ( i , j) và thời gian thực hiện là tij , nhưng với giả thiết là mọi hoạt động đều bắt đầu
sớm nhất có thể, vậy
FFij = Ej – Ei - tij
Trên sơ đồ mạng lưới thì di là hiệu hai số ở trong ngoặc ở nút i, thường được ghi bằng số trong ô
vuông cạnh nút . Thời gian dự trữ chung của hoạt động (i, j) TFij được ghi trong ô vuông cạnh mỗi
cung. Còn thời gian dự trữ độc lập của hoạt động (i, j) FFij ít quan trọng hơn, thường không ghi, xem
hình H.2.2.1.
2.2.1.4. Đường găng (đường tới hạn):
Các hoạt động có thời gian dự trữ chung bằng 0 cần được chú ý đặc biệt vì trì hoãn nó sẽ ảnh hưởng
đến thời gian kết thúc dự án. Ta có thêm định nghĩa sau về đường găng:
Định nghĩa:
Đường găng hay đường tới hạn (critical path) là một đường đi từ nút khởi công đến nút kết thúc mà
mọi hoạt động trên đường đều có thời gian dự trữ chung bằng 0 . (Chẳng hạn trên H.2.2.1 có 1 đường
găng là 1→2→3→4→ 5→7→9→12→13 .)
Hoạt động (i , j) có TFij = 0 được gọi là hoạt động găng (critical activity) .
Biến cố i có di = 0 được gọi là biến cố găng (critical event).
Một số tính chất quan trọng của đường găng là như sau :
1. Mỗi dự án có ít nhất 1 đường găng .
2. Tất cả các hoạt động ( i , j) có TFij = 0 , tức là mọi hoạt động găng đều nằm trên đường găng.
3. Mọi biến cố găng i , tức là biến cố i có di = 0 , đều phải nằm trên đường găng. Biến cố không
găng không thể nằm trên đường găng .
4. Đường nối nút khởi công đến nút kết thúc mà mọi biến cố trên đó đều găng có thể không phải
đường găng vì có thể có hoạt động không găng . Chẳng hạn đường 1→2→3→4→7 →9
→12→13 không găng vì TF47 = 2.
31
5. Đường găng là đường dài nhất trong cá...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status