Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT tỉnh Thái Bình hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Nâng cao vai trò của đội ngũ nhà giáo trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực ở các trường THPT tỉnh Thái Bình hiện nay



Một số cán bộ Đảng, chính quyền, cơ quan quản lý giáo dục cho rằng: chỉ cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và có những chính sách ưu tiên cho giáo dục, cho nhà giáo là đủ, còn đầu tư như thế nào, ưu tiên với đối tượng nào thì không rõ ràng, cụ thể thậm chí thiếu công bằng, theo kiểu mùa vụ (chỉ rộ lên trong lễ khai giảng, ngày Nhà giáo Việt Nam, thi cử, bế giảng năm học). Công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, nhất là việc quản lý chương trình, chất lượng dạy học, bằng cấp, thi cử. Nhiều trường THPT chỉ lo nâng cao chất lượng học vấn đơn thuần và ngày càng thu hẹp vào học để thi cử, để có tỷ lệ đỗ cao, có nhiều đội tuyển học sinh giỏi đạt giải, coi đó là cái danh lớn nhất của nhà trường mà ít đầu tư công sức vào những nội dung giáo dục khác như giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và hướng nghiệp. Sự nhận thức và chỉ đạo công tác giáo dục như vậy đã gây ảnh hưởng không tốt tới việc đội ngũ nhà giáo thực hiện vai trò của mình.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ững “mầm mống”, “tín hiệu” này đã phát triển và có khả năng đạt tới đỉnh cao của năng lực. 100% học sinh học ở trường THPT Chuyên và các lớp chất lượng cao trong các trường THPT tỉnh Thái Bình đều đỗ tốt nghiệp THPT, 80% - 90% có năm là 100% đỗ vào các trường đại học. Từ năm 1988 đến năm 2004 số học sinh trường THPT Chuyên đạt giải học sinh giỏi Quốc gia tăng lên, Thái Bình cũng là tỉnh có nhiều học sinh giỏi đạt giải Quốc tế:
Năm 1993: 1 huy chương Bạc môn Toán tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Năm 1998: 1 huy chương Vàng môn Toán Châu á-Thái Bình Dương,
1 huy chương Đồng môn Toán Châu á-Thái Bình Dương.
1 huy chương Bạc môn Toán Quốc tế
Năm 2000: 1 huy chương Đồng môn Toán Quốc tế tại Hàn Quốc.
Năm 2003: 1 huy chương Đồng môn Vật lý Châu á-Thái Bình Dương.
Năm 2004: 1 huy chương Bạc môn Hóa trong kỳ thi Olympic Quốc tế. [47, tr.235].
Những học sinh giỏi của Thái Bình trong tương lai sẽ bổ sung vào “nguồn nhân lực chất lượng cao”, vào đội ngũ trí thức, đội ngũ những nhà khoa học của tỉnh, của đất nước, góp phần tạo ra “Nguyên khí quốc gia”. Điều đó chứng tỏ đội ngũ nhà giáo THPT tỉnh Thái Bình có vai trò quan trọng trong việc giáo dục nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực đặc biệt của học sinh, họ thực sự góp phần to lớn vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, quê hương.
Tuy nhiên những kết quả trên vẫn chưa thực sự vững chắc, số học sinh chưa chuyên cần, chưa hứng thú trong học tập còn khá nhiều (gần 10%), dẫn tới kết quả học tập yếu, kém. Khuynh hướng học chữ, lấy điểm, lấy bằng, chỉ cốt nắm được kiến thức để vượt qua các cửa ải thi cử vẫn còn khá phổ biến. Từ đó ở nhiều học sinh xuất hiện thái độ học lệch, chỉ tích cực học những môn các em đánh giá là quan trọng đối với việc thi cử và nghề nghiệp của mình mà sao nhãng những môn học khác, điều này đã đi ngược lại với mục tiêu GD-ĐT những con người phát triển toàn diện. Một bộ phận học sinh coi đỗ đại học là cánh cửa duy nhất của cuộc đời nên có những em sức học yếu nhưng thi đại học 3- 4 năm không đỗ vẫn thi tiếp mà không chịu học nghề, học việc hay tìm việc làm phù hợp với khả năng, vừa gây tốn kém cho gia đình lại vừa lãng phí những năm tháng tuổi trẻ của bản thân. Đặc biệt có tới 6% học sinh không xác định được mục đích học tập, ở những học sinh này học là để có tấm bằng còn làm gì sẽ tính sau, hay học theo mong muốn của bố mẹ. Đây là thực tế khá phổ biến hiện nay ở Thái Bình, thực tế này đồng nghĩa với việc thực hiện vai trò trang bị tri thức văn hóa, khoa học cho học sinh của đội ngũ nhà giáo còn rất nhiều vấn đề cần quan tâm, lưu ý và khắc phục.
Thứ ba, thành tựu và hạn chế trong giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp.
Vai trò chủ yếu của đội ngũ nhà giáo trong các nhà trường là truyền thụ tri thức cho học sinh. Nhưng tri thức chân chính, tri thức hoàn chỉnh không phải chỉ là những điều học được trong sách vở, những tri thức đó cần được kiểm nghiệm, chứng minh trong thực tế, qua cuộc sống lao động của con người và gắn với tình hình thực tế ở từng địa phương. Hơn nữa do sự phát triển với tốc độ mang tính bùng nổ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện nay đòi hỏi lớp người được đào tạo phải có đủ khả năng thích nghi ngay với sự phát triển đó. Vì vậy, học sinh rất cần được trang bị những kiến thức về lao động, về kỹ thuật tổng hợp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp, nguồn nhân lực ở Thái Bình khá đông nhưng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Để tiến hành CNH, HĐH chính nền nông nghiệp đó và đưa Thái Bình “sớm thoát khỏi tỉnh cùng kiệt và chậm phát triển, góp phần cùng nhân dân cả nước xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN” [13, tr.34], thì Thái Bình cần có một nguồn nhân lực với những con người lao động có kỹ thuật ngày càng hiện đại, lao động một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Đây là nhiệm vụ của ngành GD-ĐT Thái Bình mà lực lượng có vai trò quyết định là đội ngũ nhà giáo. ở các trường THPT tỉnh Thái bình, đội ngũ nhà giáo đã xác định: với mục tiêu đào tạo những con người phát triển toàn diện thì một trong những nhiệm vụ quan trọng mà họ phải thực hiện đó là đào tạo nên những con người biết lao động, yêu lao động, tôn trọng lao động của mình và của người khác, thích ứng được với mọi dạng hoạt động lao động phong phú trong xã hội hiện nay. Trong quá trình giáo dục và giảng dạy, các nhà giáo đã rất quan tâm đến việc bồi dưỡng cho học sinh những tri thức và kỹ năng của một nền sản xuất hiện đại, hình thành cho các em khả năng ứng dụng những tri thức đó vào hoạt động sản xuất ở địa phương. Trên cơ sở trang bị những kiến thức về lao động, kỹ thuật tổng hợp đội ngũ nhà giáo bồi dưỡng cho học sinh quan điểm đúng đắn về lao động, tinh thần quý trọng của công, tinh thần tập thể, kỷ luật và tự giác. Hiện nay, số học sinh tốt nghiệp THPT ở Thái Bình mỗi năm một nhiều, trong số đó có nhiều em (79%) băn khoăn rằng mình sẽ học ở đâu, sẽ làm việc gì và làm ở đâu để có thể cống hiến sức lực, hiểu biết của mình và để có thu nhập tốt hơn...đội ngũ nhà giáo chính là lực lượng giúp đỡ các em trong vấn đề này. Qua điều tra có 81% học sinh trả lời rằng: tất cả các môn học mà thầy cô trang bị đều giúp chúng em định hướng được nghề nghiệp; 89% học sinh thích các giờ thực hành nghề tại xưởng trường, tại các trung tâm dạy nghề trong huyện, thích các buổi sinh hoạt hướng nghiệp hàng tháng và các hoạt động mang tính hướng nghiệp. Nhiều học sinh trả lời: nếu không có các kiến thức mà các thầy cô đã trang bị và định hướng thì sau khi tốt nghiệp chúng em sẽ không thể và không có được các kế hoạch tương lai cho mình, thầy cô đã cho chúng em thấy cần gắn tương lai của mình với một hình thức lao động, một nghề cụ thể nào đó trong xã hội. Khá đông học sinh đã nhận thức rằng: con đường vào đời, lập thân, lập nghiệp không chỉ duy nhất là cánh cửa của các trường đại học; lao động kiếm sống bằng một nghề chuyên môn và đồng thời tiếp tục học lên, vừa làm vừa học là điều vừa có ích cho bản thân, vừa có ích cho xã hội và gia đình. Đó cũng là con đường giúp cho nguồn nhân lực này mau chóng trưởng thành và hoàn thiện nhân cách của người lao động. Đây là thành quả đội ngũ nhà giáo đạt được qua việc giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp cho học sinh.
Tuy nhiên, ở Thái Bình số học sinh nghiêm túc trong lao động, học tập chưa nhiều, những hiểu biết của học sinh về nền kinh tế quốc dân, về nền sản xuất hiện đại với những ngành nghề chủ yếu còn rất hạn chế. Một số học sinh vẫn mơ hồ về việc xác định nghề nghiệp của mình trong tương lai hay lựa chọn những ngành nghề không phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân, không thích sau khi tốt nghiệp sẽ về làm việc và phát...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status