Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình hiện nay



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT 8
1.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của báo cáo viên pháp luật 8
1.2. Khái niệm, đặc điểm, nội dung, hình thức hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật 13
1.3. Những yêu cầu đối với báo cáo viên pháp luật trong hoạt động giáo dục pháp luật hiện nay 31
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CỦA ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT Ở TỈNH QUẢNG BÌNH 37
2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục pháp luật ở tỉnh Quảng Bình 37
2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục pháp luật của báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua 42
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO ĐỘI NGŨ BÁO CÁO VIÊN PHÁP LUẬT Ở TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 65
3.1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng và Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đối với công tác giáo dục pháp luật 65
3.2. Giải pháp nhằm tăng cường hoạt động giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay 70
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
PHỤ LỤC 103
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

h trị có 40 người và sơ cấp chính trị 18 người.
Địa bàn làm việc: 85 người làm việc ở các cơ quan ban ngành cấp huyện và 6 người làm việc ở cấp xã.
Đánh giá chung: Qua số liệu trên cho chúng ta thấy đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở Quảng Bình hiện nay còn nhiều điểm bất cập về giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn, trình độ chính trị. Những điểm bất cập đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
Những điểm bất cập thể hiện như sau:
Về cơ cấu: Số lượng nữ tham gia vào đội ngũ báo cáo viên pháp luật còn quá ít, chỉ có 20/172 người. Qua đó cho thấy vị trí, vai trò của nữ giới chưa thật sự được coi trọng. Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tâm lý người nghe thường thích người khác giới truyền đạt, ngoài việc tuyên truyền nội dung thì hình thức, tác phong của các báo cáo viên pháp luật có tác động không nhỏ đến nhận thức của người nghe. Nếu các buổi phổ biến, giáo dục pháp luật đa số người nghe là nam giới và báo cáo viên pháp luật là nữ thì hiệu quả công tác giáo dục pháp luật đem lại sẽ cao hơn.
Về độ tuổi: đa số báo cáo viên pháp luật có độ tuổi trên 40 (từ 41-50 tuổi là 78 người chiếm 45,3% và trên 50 tuổi là 67 người chiếm 39%), đây là độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong công tác, vững vàng về kiến thức xã hội và có phương pháp tốt, có khả năng truyền đạt nội dung pháp luật đến các đối tượng. Tuy nhiên, đội ngũ này đa số nắm giữ các cương vị chủ chốt trong các cơ quan nhà nước như giám đốc sở, trưởng phòng các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện nên thời gian dành cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật rất hạn chế. Do vậy, chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật chưa cao. Trong khi đó, độ tuổi dưới 30 chỉ có 4 người, và độ tuổi 31- 40 là 23 người, đây là độ tuổi có nhiều điều kiện thụân lợi, có thể đưa lại hiệu quả cao cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Nếu không tuyển chọn, bổ sung vào lực lượng đội ngũ báo cáo viên pháp luật những người trẻ tuổi, có điều kiện thuận lợi cho công tác thì một vài năm tới hiện tượng “già hóa” đội ngũ báo cáo viên pháp luật sẽ xảy ra, điều này ảnh hưởng đến chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở tỉnh Quảng Bình.
Về trình độ chuyên môn: trong 172 báo cáo viên pháp luật chỉ có 73 người đã tốt nghiệp Đại học Luật.
Đội ngũ báo cáo viên pháp luật là những người chủ yếu làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức và nhân dân, hơn ai hết họ phải là những người rất am hiểu về pháp luật. Muốn vậy, theo chúng tui họ phải là những người đã tốt nghiệp đại học luật mới có điều kiện thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Thực tế vẫn còn 7 người tốt nghiệp cao đẳng và 18 người tốt nghiệp trung cấp, nếu không có sự đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn kịp thời, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Bên cạnh đó, số báo cáo viên pháp luật làm việc ở các cơ quan, ban ngành cấp tỉnh còn quá ít (38/172), số còn lại làm việc ở cấp huyện và cấp xã. Do vậy, nếu không có sự điều chỉnh kịp thời thì việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức các cơ quan ban ngành cấp tỉnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian tới.
2.2.2. Những kết quả đạt được trong hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình thời gian qua
2.2.2.1.Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật trước khi có Chỉ thị 02/1998/ CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Từ khi trở về với tư cách một đơn vị hành chính cấp tỉnh độc lập (7/1989), Đảng bộ và chính quyền tỉnh Quảng Bình xác định: phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đột phá trong xây dựng và thi hành pháp luật. Để thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp xây dựng lực lượng báo cáo viên pháp luật. Giai đoạn này lực lượng báo cáo viên pháp luật chủ yếu là cán bộ ngành Tư pháp, Tòa án, Viện kiểm sát và đội ngũ cán bộ pháp chế ngành. Với 25 cán bộ pháp chế của các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và lực lượng cán bộ tư pháp từ tỉnh đến huyện có khả năng thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, các báo cáo viên pháp luật đã từng bước thực hiện công tác theo yêu cầu của UBND tỉnh. Hình thức tuyên truyền thời kỳ này chủ yếu là mở các lớp tập huấn cho cán bộ, công chức và lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể nhằm giúp họ nắm được những nội dung cơ bản của Hiến pháp 1980, các văn bản luật, pháp lệnh…. Bên cạnh đó, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo… để các báo cáo viên chuyển tải nội dung các văn bản pháp luật đến với nhân dân.
Tuy nhiên, so với yêu cầu thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật còn hạn chế như: chưa thường xuyên tổ chức thông tin, phổ biến pháp luật đến với cán bộ công chức và nhân dân, hình thức còn cùng kiệt nàn, chưa có sơ kết, tổng kết, trao đổi kinh nghiệm, khen thưởng sau các đợt phổ biến pháp luật. Đồng thời chưa có quy chế, quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các báo cáo viên pháp luật…, do vậy, hiệu quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các báo cáo viên pháp luật còn thấp.
Trước yêu cầu của sự thay đổi cơ chế quản lý từ bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, lực lượng làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cần có sự thay đổi, phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, cần có quy chế quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ, tạo cơ sở pháp lý cho các báo cáo viên hoạt động. Do vậy, việc thành lập và đổi mới cách hoạt động của đội ngũ báo cáo viên pháp luật là hết sức cần thiết.
2.2.2.2. Hoạt động giáo dục pháp luật của đội ngũ báo cáo viên pháp luật sau khi có Chỉ thị 02/1998/QĐ-TTg và Quyết định 03/1998/QĐ-TTg
Sau khi có Chỉ thị số 02/1998/CT-TTg và Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg ngày 07/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay thì đội ngũ báo cáo viên pháp luật ở tỉnh Quảng Bình đã được củng cố và kiện toàn, hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật đã đưa lại những kết quả đáng kể, thể hiện trên những mặt cụ thể sau đây:
Thứ nhất: Về nội dung hoạt động giáo dục pháp luật.
Việc xác định nội dung giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng là cán bộ, công chức và nhân dân tỉnh Quảng Bình là điều rất quan trọng, từng bước khắc phục được những hạn chế về nhận thức, ý thức pháp luật của họ, góp phần hình thành ý thức pháp luật XHCN trong cán bộ và nhân dân.
Để đạt hiệu quả cao, trước khi tiến hành hoạt động giáo dục pháp luật, các báo cáo viên pháp luật nghiên cứu chuẩn bị một cách kỹ lưỡng các nội dung pháp luật cần truyền đạt đến đối tượng bằng cách bám sát định hướng, chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của HĐPHCT phổ biến, giáo dục pháp luật trung ương v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status