Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của các mẫu giống đậu tương địa phương thu thập từ các tỉnh miền núi phía Bắc - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu một số đặc tính nông sinh học của các mẫu giống đậu tương địa phương thu thập từ các tỉnh miền núi phía Bắc



MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VỀ ĐẬU TƯƠNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
2.1. Vai trò của đậu tương
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trong ngoài nước
2.2.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương trên thế giới
2.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu trong nước
2.3. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Vật liệu nghiên cứu
3.2.2. Địa điểm nghiên cứu
3.2.3. Phương pháp thí nghiệm
3.2.4. Quy trình kỹ thuật
3.2.4.1. Mật độ
3.2.4.2. Phân bón
3.2.4.3. Làm cỏ
3.2.4.4. Tưới nước
3.2.4.5. Sâu bệnh
3.2.5. Các chỉ tiêu theo dõi
3.2.5.1. Tỷ lệ nảy mầm và thời gian nảy mầm
3.2.5.2. Hình thái của các giống
3.2.5.3. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm
3.2.5.4. Sự tăng trưởng chiều cao và tốc độ tăng trưởng chiều cao
3.2.5.5. Đo chỉ số diện tích lá
3.2.5.6. Quá trình tích lũy chất khô
3.2.5.7. Chỉ tiêu nốt sần
3.2.5.8. Theo dõi ra hoa và động thái ra hoa
3.2.5.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của các mẫu giống đậu tương trong thí nghiệm
4.1.1. Tỷ lệ nảy mầm và thời gian nảy mầm của các mẫu giống đậu tương
4.1.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các mẫu đậu tương thí nghiệm
4.1.2.1. Thời kỳ mọc đến bắt đầu ra hoa
4.1.2.2. Thời kỳ từ ra hoa đến kết thúc hoa
4.1.2.3. Thời kỳ kết thúc hoa đến quả chắc
4.1.2.4. Thời kỳ quả chắc đến thu hoạch
4.2. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của các mẫu giống đậu tương địa phương thí nghiệm
4.2.1 Một số đặc trưng hình thái của các mẫu giống địa phương
4.2.2. Chiều cao thân chính và tốc độ tăng trưởng chiều cao thân
4.2.3. Số lá và số cành trên thân chính
4.2.4. Chỉ số diện tích lá qua các thời kì sinh trưởng.
4.2.5. Quá trình tích lũy chất khô của các mẫu giống đậu tương
4.2.6. Sự hình thành và phát triển nốt sần của các mẫu giống đậu tương
4.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
4.3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất
4.3.1.1. Tổng số hoa trên cây
4.3.1.2. Tổng số quả trên cây
4.3.1.3. Tỷ lệ quả chắc, tỷ lệ quả1 hạt, 3 hạt trên cây
4.3.1.4. Khối lượng 1000 hạt
PHẦN 5: KẾT LUẬN – TỒN TẠI - ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
5.1.1. Kết luận về sự sinh trưởng và phát triển của các mẫu giống đậu tương địa phương
5.1.2. Kết luận về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
5.2.Tồn tại
5.3. Đề nghị
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

3-4 lá kết hợp bón thúc, xới và vun.
-lần 2. Lúc ra hoa kết hợp bón thúc, xới và vun cao lần cuối.
3.2.4.4. Tưới nước.
-Tưới vào thời điểm khi độ ẩm dưới 70% so với độ ẩm tối đa đồng ruộng.
3.2.4.5. Sâu bệnh.
-Thường xuyên quan sát kiểm tra trên đồng ruộng và có biện pháp tiến hành phòng và trừ sâu thích hợp.
-Thời kỳ mọc thường hay có sâu xám tiến hành bắt và buổi sáng hay chiều mát.
-Thời kỳ cây non có thể có sâu cuốn lá phải kịp thời phát hiện để phòng trừ. -Các giai đoạn sau chú ý sâu bệnh hại hoa và hại quả.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
Dải bảo vệ
Dải
bảo
vệ
04
49
11
43
Dải
bảo
vệ
12
57
81
03
02
06
01
42
52
71
10
65
63
59
07
09
Dải bảo vệ
3.2.5. CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI.
3.2.5.1.Tỷ lệ nảy mầm và thời gian nảy mầm.
-Tỷ lệ nảy mầm của các giống: Lấy 100 hạt mỗi giống gieo trên ô thí nghiệm hay khay. Sau đó đếm số hạt nảy mầm, Từ đó tính được tỷ lệ nảy mầm của các giống trên từng ô thí nghiệm.
Tỷ lệ mọc mầm=Số hạt nảy mầm ´100%/Số hạt gieo
-Thời gian nảy mầm. Tính từ khi gieo hạt đến khi có >50% số hạt mọc vươn lên khỏi mặt đất xòe hai lá mầm ra trên mỗi ô.
3.2.5.2. Hình thái của các giống.
-Màu sắc thân, số nhánh cấp 1, màu sắc lông.
-Hình dạng lá, số lá chét.
-Màu sắc hoa.
-Màu sắc quả, hạt.
3.2.5.3 Các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm.
-Thời gian gieo đến khi nảy mầm:Khi có 50% số cây nảy mầm.
-Thời gian từ nảy mầm đến ra hoa:Khi trên ô có >50% cây có hoa.
-Thời gian ra hoa đến kết thúc ra hoa. Tính từ khi cây ra hoa đến khi trên mỗi ô thí nghiệm có >50% số cây có hoa cuối cùng tàn.
-Thời gian hoa tắt đến quả chắc. Quả chắc khi có > 50% số quả nhân đã hình thành đạt kích thước tối đa.
-Thời gian từ khi quả chắc đến chín hoàn toàn:Quả chín khi có >50% số cây lá đã vàng, quả đã vàng khô.
-Tổng thời gian sinh trưởng: Là thời gian từ khi gieo hạt cho đến khi quả chín có thể thu hoạch được.
3.2.5.4. Sự tăng trưởng chiều cao và tốc độ tăng trưởng chiều cao.
-Cách tiến hành: +Cố định cây trên mỗi ô gồm 5 cây ngẫu nhiên bằng cọc đánh dấu.
+Đo khi cây có từ 2-3 lá thật cho đến khi cây ngừng sinh trưởng về chiều cao và đo lần cuối khi thu hoạch.
+Cách đo: Đo từ gốc đến đỉnh sinh trưởng của cây.
+Thời gian đo: 7 ngày đo một lần đối với tất cả các giống.
+Kết hợp với đo chiều cao là đếm số lá và số nhánh cấp 1.
+Từ chiều cao thu được đánh giá động thái tăng trưởng chiều cao cây qua các lần đo của các giống. Bằng cách tính tốc độ tăng trưởng chiều cao của cây trong ngày.
3.2.5.5. Đo chỉ số diện tích lá.
-Đo chỉ số diện tích lá trong 3 thời kỳ bằng phương pháp cân nhanh. Mỗi lần lấy 3-5 cây ở các thời kỳ sau:
+Thời kỳ ra hoa.
+Thời kỳ hoa rộ.
+Thời kỳ quả chắc.
-Chỉ số diện tích lá được tính theo công thức:
CSDTL=Diện tích lá của một cây(m2/cây)´ Mật độ(cây/m2).
Đơn vị là:m2 lá/m2 đất.
3.2.5.6. Quá trình tích lũy chất khô.
Kết hợp với đo chỉ số diện tích lá. Đo quá trình tích lũy chất khô.
-Tiến hành: Lấy các mẫu giống đo trọng lượng tươi của các mẫu giống.
-Sau đó cho các mẫu giống và túi giấy và sấy đến trọng lượng không đổi. Đem ra và cân trọng lượng chất khô của các mẫu giống.
-Đánh giá tốc độ tích lũy chất khô qua bảng số liệu thu được.
3.2.5.7. Chỉ tiêu nốt sần.
-Tiến hành cùng với đo chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy chất khô.
-Tưới đẫm cho 5 cây trước khi nhỗ. Khi nhổ phải khéo để không làm rụng nốt sần. Lọc đất để lấy nốt sần.
-Đếm tổng số nốt sần trên cây.
-Đếm tổng số nốt sần hữu hiệu trên cây. Là những nốt sần có màu tím, dịch tím.
-Tính tỷ lệ nốt sần hữu hiệu.
-Đếm ở 3 thời kỳ như trên.
3.2.5.8 Theo dõi ra hoa và động thái ra hoa.
-Khi cây ra hoa thì tiến hành đếm hoa ở 5 cây đã đánh dấu vào lúc 7-8h sáng hàng ngày.
-Thu được tổng số hoa và từ đó suy ra khả năng và tỷ lệ đậu quả.
3.2.5.9. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất.
-Các yếu tố cấu thành năng suất.
+Số hoa trên cây.
+ Số quả trên cây và tỷ lệ đậu quả
+Tỷ lệ quả chắc trên cây.
+Số hạt trên quả.
+Trọng lượng P100, (P1000) hạt.
-Năng suất.
+Năng suất lý thuyết = (tạ/ha)
NSCT: Năng suất cá thể (g/cây).
MD: Mật độ(cây/m2)
+Năng suất thực thu = (Tạ/ha)
NSTTOTN: Năng suất thực thu tổng ô thí nghiệm (g/m2)
DTOTN: Diện tích mỗi ô thí nghiệm (m2)
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. CÁC THỜI KỲ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC MẪU GIỐNG ĐẬU TƯƠNG TRONG THÍ NGHIỆM.
Cây đậu tương nói riêng và các cây trồng khác nói chung từ khi gieo cho đến khi thu hoạch đều trải qua một quá trình sinh trưởng và phát triển. Đây là kết quả tổng hợp của toàn bộ chức năng sinh lý trong cây như quang hợp, hô hấp, tích luỹ vận chuyển...
Sinh trưởng của cây trồng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc, kết quả là dẫn đến sự tăng lên về số lượng kích thước của tế bào, của các cơ quan trong cây.
Phát triển là sự biến đổi về chất của các tế bào, cơ quan. Từ đó dẫn đến những biến đổi về cấu trúc chức năng của cây.
Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ không thể tách rời. Đây là hai quá trình xen kẽ nhau và cùng thúc đẩy nhau. Chúng nằm trong một thể thống nhất đó là cây. Sinh trưởng là cơ sở cho sự phát triển và ngược lại phát triển tạo tiền đề cho sinh trưởng.
Đối với đậu tương, sinh trưởng là quá trình tăng lên không ngừng chiều cao thân chính, số lá, số nhánh, quá trình lớn lên của quả và hạt cho đến khi đạt kích thước tối đa. Phát triển đó là quá trình biến đổi từ hạt mọc mầm thành cây con, ra nhánh, ra lá mới, quá trình tạo hoa, hình thành quả, hạt và chín. Nhờ có hai quá trình trên mà cây đậu tương hoàn thành được chu kỳ sống của mình.
4.1.1. TỶ LỆ NẢY MẦM VÀ THỜI GIAN NẢY MẦM CỦA CÁC MẪU GIỐNG ĐẬU TƯƠNG.
Một giống đậu tương tốt đồng nghĩa với hạt giống của giống đó nảy mầm tốt. Vì thế tỷ lệ nảy mầm của một giống là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá một giống tốt. Một giống có tỷ lệ nảy mầm cao, sức nảy mầm khoẻ, thời gian nảy mầm hợp lý có thể đánh giá là giống tốt. Tuy nhiên tỷ lệ nảy mầm cao hay thấp ngoài việc do bản chất di truyền của giống quyết định còn do diều kiện thu hoạch phơi khô, bảo quản hạt giống. Việc bảo quản hạt giống tốt không những làm cho hạt giống đạt tỷ lệ nảy mầm cao, khoẻ ở một vụ mà còn nhiều vụ sau nữa.
Trong điều kiện ngoại cảnh giống nhau giữa các giống thì tỷ lệ nảy mầm và thời gian nảy mầm chỉ phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống. Thông thường các giống khác nhau luôn có tỷ lệ nảy mầm khác nhau đặc trưng cho giống.
Quá trình nảy mầm của hạt giống được tính từ khi gieo hạt đến khi mọc xoè lên hai lá mầm trên mặt đất. Quá trình nảy mầm diễn ra đầu tiên là hạt hút nước và trương lên. Lượng nước hạt cần phụ thuộc hạt cây trồng khoảng 60-70% so với trọng lượng của hạt. Sau đó các hạt chất trong hạt như protein, lipit... được phân giải...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status