Giao lưu quốc tế về văn hóa nghệ thuật ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Giao lưu quốc tế về văn hóa nghệ thuật ở thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới hiện nay



Tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay còn có một Nhà hát nghệ thuật Hát bội, ra đời từ ngay sau ngày giải phóng, qua bao bước thăng trầm, bĩ cực, ngày nay Nhà hát vẫn cố gắng bám trụ, mặc dầu gặp không ít khó khăn. Mỗi năm Nhà hát vẫn cố gắng dựng vở mới để tồn tại. Có thể kể một số vở tiêu biểu trong những năm gần đây. Năm 2000, Đoàn hát bội Thành phố đã diễn 82 suất, phục vụ 30.000 lượt người xem, tiêu biểu là vở:Trần Cao Vân - người mang hồn nước.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ai”, “Giao lưu nghệ thuật dân tộc với đoàn nghệ thuật thành phố O-ki-nav-va”(Nhật Bản), các cuộc Liên hoan nhạc Jazz….Cụ thể như chương trình của nữ ca sĩ Zazie (Pháp), chương trình ca nhạc “Tay trong tay”của ca sĩ Hàn Quốc và dàn nhạc giao hưởng Thành phố. Mới đây nhất, nam ca sĩ nổi tiếng hàng đầu tại Philipspin, ca sĩ Pivo Bayer và nữ danh ca Nhật Bản Kumiko Yokoi sẽ là khách mời trong chương trình Giai điệu bạn bè tháng 5/2005 diễn ra tại Nhà thi đấu Quân khu 7, Thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói, chương trình “Giai điệu bạn bè ” do HTV kết hợp với công ty Cát Tiên Sa tổ chức và được phát sóng trực tiếp trên nhiều đài truyền hình địa phương trong cả nước là một chương trình đặc sắc, tiêu biểu cho sự giao lưu văn hóa nghệ thuật. Đồng thời đây là cầu nối, là một dịp giao lưu giữa các ca sĩ trong và ngoài nước nhằm giúp công chúng Việt Nam diện kiến, thưởng thức khả năng đa dạng và phong phú của những nghệ sĩ láng giềng, những ngôi sao được yêu thích qua phim ảnh, truyền hình và báo chí lâu nay. Những năm trước đây chỉ lác đác những ngôi sao điện ảnh, ca nhạc Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông đến Việt Nam giao lưu trong những chương trình ca nhạc đơn lẻ như: Lê Minh, Jang Dong Gun, Kim Min Yong, Kim Nam Joo, Triệu Vy, Lâm Tâm Như, Cổ Thiên Lạc…Riêng một năm qua, nhờ chương trình Giai điệu bạn bè được tổ chức mà các nghệ sĩ khu vực đều đặn “đến hẹn lại đến” hàng tháng để biểu diễn ở Thành phố. Trong chương trình Giai điệu bạn bè diễn ra đêm 10/4 vừa qua tại Nhà thi đấu Nguyễn Du, Cozzi Chong-nữ ca sĩ nổi tiếng của Malaisia đã hát hai ca khúc Malaisia trong bộ trang phục lông công cực kỳ đẹp mắt. Cozzi Chong đã cho khán giả Việt Nam thấy một mẫu hình ca sĩ nhạc trẻ Châu Á hôm nay: biết thể hiện bản sắc riêng văn hoá nước mình khi có dịp làm “sứ giả văn nghệ” ở nước ngoài. Song, cô cũng thể hiện một phong cách trẻ trung hiện đại khi hát một ca khúc tiếng Anh và nhảy múa sinh động với nhóm múa Việt Nam. Những ưu điểm của một ca sĩ nhạc Pop chuyên nghiệp như Cozz Chong đã được các đồng nghiệp Việt Nam tận mắt thấy và tham khảo. Điều này thực sự cần thiết trong thời điểm mà các ca sĩ Việt Nam đã bắt đầu có nhiều cơ hội “mang chuông đi đánh xứ người” (chẳng hạn như các Festival âm nhạc Châu Á). Dự kiến trong năm 2005 này, chương trình Giai điệu bạn bè sẽ xuất hiện những khách mời như Jang Na Ra(diễn viên Hàn Quốc), Trương Tử Lâm (diễn viên Hồng Kông), Châu Du Dân, Ngô Kiến Hào (thành viên nhóm F4)…sang Việt Nam biểu diễn. Chắc hẳn sự hiểu biết lẫn nhau cũng như lợi ích hai bên chủ-khách sẽ còn tiếp tục. Riêng đợt kỷ niệm 30 năm Giải phóng Miền Nam - Thống nhất đất nước đã có hàng chục đoàn nghệ thuật nước ngoài sang tham gia Liên hoan Văn hóa nghệ thuật dân gian.
Ngoài ra, còn phải kể đến chương trình VTV-Bài hát tui yêu. Cái đặc sắc, bất ngờ và thú vị ở đây là chương trình có sự góp mặt của các đạo diễn nước ngoài: Aaronto (người Mỹ) và Jackia Chen (người Hàn Quốc) làm cho cuộc đua tài của các đạo diễn thêm phần hấp dẫn. Aaronto hiện đã bắt tay vào thực hiện hai video Clip cho nhóm MTV và ca sĩ Quang Hà, Jackia Chen thực hiện hai video Clip cho Kasim Hoàng Vũ và Đoan Trang.
Những điều vừa nói ở trên đã cho chúng ta thấy, khoảng cách về văn hóa nghệ thuật giữa các nước trên thế giới và khu vực đang ngày càng được rút ngắn. Giao lưu văn hóa nghệ thuật đang làm cho các nước xích lại gần nhau hơn. Không chỉ giao lưu trên lĩnh vực ca nhạc mà còn rất nhiều lĩnh vực khác như: múa, nhạc, sân khấu…
* Múa
Múa là một loại hình sinh hoạt nghệ thuật đã có từ ngàn xưa ở nhiều dân tộc. Với dân tộc Việt, múa đã có mặt từ thời các vua Hùng, bằng chứng là người ta đã tìm thấy rất nhiều trống đồng Đông Sơn, trên mặt trống có các họa tiết hình người trong tư thế múa.
Có thể định nghĩa rằng: múa là sử dụng các động tác nhịp nhàng theo quy luật thẩm mỹ nhằm biểu lộ tư tưởng và tình cảm. Nghệ thuật múa phản ánh thực tế cuộc sống bằng ngôn ngữ riêng của nó qua các động tác được cách điệu hoá nghệ thuật.“Cơ sở của múa là những điệu bộ, động tác có quan hệ đến quá trình lao động, sự quan sát thiên nhiên và những ấn tượng có được từ thế giới xung quanh” [51, tr.10].Chính vì vậy, múa được hình thành từ rất sớm và liên tục được phát triển của xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người.
Múa truyền thống của người Việt có ba dạng thức chính gồm: múa dân gian, múa tôn giáo và múa cung đình. Trong ba dạng thức này, múa dân gian đóng vai trò là nền tảng cho múa cung đình và múa tôn giáo. Múa dân gian là bộ phận quan trọng trong múa dân tộc Việt, nó chi phối toàn bộ các loại hình múa khác. Múa cung đình ngày nay phần nhiều bị thất truyền, một phần hình thái múa dân gian và múa tôn giáo được bảo lưu. Trong tôn giáo, múa được xem như một phương tiện hành lễ, là tín hiệu thông tin giữa con người và thần linh nên múa tôn giáo ăn sâu cùng với tôn giáo.
Thành phố Hồ Chí Minh là nơi giao lưu nhiều luồng văn hóa nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật múa. Ngay từ những năm 1960, nhằm bảo vệ nền văn hóa dân tộc trước sự xâm nhập ào ạt của văn hóa nghệ thuật phương Tây, một số đoàn nghệ thuật của sinh viên đã trình diễn những vũ điệu và nhạc phẩm múa như: múa ươm tơ, múa trồng bông, múa quạt, múa tiếng trống hào hùng, vũ khúc tui yêu… với nội dung sôi sục khí thế quật cường, gợi lòng yêu quê hương, căm thù giặc ngoại xâm và bọn tay sai bán nước. Sau ngày thống nhất (30/4/1975), các đoàn ca múa từ nhiều nơi tụ về Thành phố, đem đến đây nhiều luồng gió mới tràn đầy sức sống. Trường múa được thành lập, Đoàn ca múa Bông Sen, Đoàn nghệ thuật Quân khu 7 ra đời đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nghệ thuật múa Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp đó, nhiều tổ chức múa dân lập lần lượt hình thành như: Đoàn Balê Tháng Mười, Phương Nam, Phù Sa, Bạch Tùng…
Ngoài Trường múa Thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghệ sĩ múa Thành phố Hồ Chí Minh là một đơn vị chuyên môn về nghệ thuật múa. Được thành lập vào tháng 3/1991, Hội nghệ sĩ múa Thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ sưu tầm, nghiên cứu nghệ thuật múa dân tộc, phát triển nghề nghiệp và quyền lợi sáng tác nghệ thuật của hội viên, quan tâm và nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của nghệ sĩ múa. Hầu hết nghệ sĩ múa được phong danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo ưu tú đều là hội viên của Hội nghệ sĩ múa Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện tại, Thành phố Hồ Chí Minh có vài chục đội múa không chuyên, hàng trăm đội múa bán chuyên trong lĩnh vực biểu diễn sân khấu, đó là chưa kể đến vô số các đội múa lễ, chuyên phục vụ cho các lễ tiết tại cung đình, đền, lễ cưới, hỏi trong Thành phố. Tiêu biểu về múa, phải kể đến các đoàn như Đoàn nghệ thuật Ca múa nhạc Bông Sen, Nhà hát Giao hưởng và Vũ kịch Thành phố, Trung tâm Ca nhạc nhẹ Thành phố. Đó là ba đơn vị đang phấn đấu vươn lên đóng vai trò chủ đạo trong việc định hướng phát triển nền nghệ thuật ca múa nhạc ở Thành phố Hồ Ch...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status