Giám sát hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp Nhơn Trạch 5, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai - pdf 18

Download miễn phí Đồ án Giám sát hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp Nhơn Trạch 5, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 2
1.1. Thông tin chung về khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 2
.1.1. Cơ sở pháp lý của khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 . 3
.1.2. Thông tin về khu công nghiệp Nhơn Trạch 5 3
.1.3. Thông tin về hoạt động sản xuất của KCN Nhơn Trạch 5 . 5
1.2 . Cơ sở pháp lý lập hiện trạng môi trường tại KCN Nhơn Trạch 5 7
1.3 . Mục tiêu . 8
1.4 . Tổ chức thực hiện . 9
1.5 . Quy trình tổ chức thực hiện . 9
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÃ THỰC HIỆN . 10
2.1. Không khí . 11
2.1.1. Nguồn gốc phát sinh . 10
2.1.2. Các biện pháp khống chế . . 12
2.2. Nước thải . 14
2.2.1. Nguồn gốc phát sinh . 14
2.2.2. Các biện pháp khống chế . . 16
2.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại 20
2.3.1. Nguồn gốc phát sinh . . 20
2.3.2. Các biện pháp khống chế . 21
2.4. Phòng chống sự cố 24
2.4.1. Sự cố cháy nổ . . 24
2.4.2. Sự cố rơi vãi chất thải nguy hại . 25
2.5. Diện tích cây xanh 25
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG . 26
3.1. Chất lượng môi trường không khí . . 26
3.1.1. Kết quả đo vi khí hậu và độ ồn . . 27
3.1.1.2. Nhiệt độ 28
3.1.1.2. Độ ẩm 29
3.1.1.3. Tốc độ gió . 29
3.1.1.4. Độ ồn . 30
3.1.2. Kết quả chất lượng môi trường không khí xung quanh . 30
3.1.2.1. Bụi . 32
3.1.2.2. SO2 . . 33
3.1.2.3. CO . 34
3.1.2.4. NO2 . 33
3.1.2.5. Pb 34
3.1.3. Nhận xét chung . . 34
3.2. Chất lượng nước thải . 34
3.2.1. Chất lượng nước thải tại nhà máy XLNT KCN Nhơn Trạch 5 . 34
3.2.2. Chất lượng nước thải tại các nhà máy thành viên trong
KCN Nhơn Trạch 5 . 40
3.2.2.1. Chất lượng nước thải Công ty TNHH Sun Yad
Việt Nam Technology . . 41
3.2.2.2. Chất lượng nước thải Công ty TNHH Ubest VN
Polymer Industry . . 41
3.2.2.3. Chất lượng nước thải Công ty Cổ phần Cơ khí Điện Lữ Gia . 42
3.2.2.4. Chất lượng nước thải Công ty TNHH Trung tâm gia
công Posco VN . . 43
3.2.2.5. Chất lượng nước thải Công ty TNHH Dệt Texhong Việt Nam . 44
3.2.2.6. Chất lượng nước thải Công ty TNHH Sam Hwan Vina . 45
3.2.2.7. Chất lượng nước thải Công ty TNHH Young Wire Vina . . 46
3.2.2.8. Chất lượng nước thải Công ty TNHH Hyosung Việt Nam . 47
3.2.2.9. Chất lượng nước thải Công ty TNHH Vật liệu Triển Vũ VN . 48
3.2.2.10. Chất lượng nước thải Công ty TNHH Jang In Furniture VN .48
3.2.2.11. Chất lượng nước thải Công ty TNHH Oto Vina . 49
3.2.3. Nhận xét chung về chất lượng nước thải . 49
3.3. Chất lượng nước mặt . 50
3.4. Chất lượng nước ngầm . 53
3.5. Chất lượng môi trường đất . . 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 58
Kết luận . . 58
Kiến nghị . . 59
Cam kết . . 60
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ải sinh hoạt. Hệ thống xử lý cục bộ công suất 20m3/ngày.đêm
+ Công ty TNHH Ubest Việt Nam Polymer Industry: chủ yếu là nước thải sinh hoạt. Công ty có sử dụng nước trong công đoạn làm mát và lượng nước này được tuần hoàn tái sử dụng và định kì thải bỏ 6 tháng một lần và dùng để tưới cây.
+ Công ty TNHH Vật liệu KHKT Triển Vũ Việt Nam:
Nước thải sinh hoạt: Thu gom và xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn rồi được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải cục bộ của Công ty.
Nước thải sản xuất: Được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải cục bộ với công suất 20m3/ngày.đêm, xử lý theo công nghệ hóa lý kết hợp sinh học.
+ Công ty TNHH Nakagawa Denka ĐN: Nước được sử dụng chủ yếu là nước sinh hoạt, vệ sinh và làm mát thiết bị. Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ với công suất 290m3/ngày.đêm.
+ Công ty TNHH Jang In Furniture Việt Nam: Chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
+ Công ty Cơ khí điện Lữ Gia: Không sử dụng nước trong quá trình sản xuất. Chủ yếu là nước thải sinh hoạt, được thu gom cho qua bể tự hoại sau đó xả thải vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN.
+ Cty TNHH Trung tâm gia công Posco Việt Nam: Nước thải phát sinh từ nhà ăn và nước vệ sinh. Chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
+ Công ty cổ phần Dệt Texhong Việt Nam: Chủ yếu là nước giải nhiệt và nước thải sinh hoạt. Chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải
+ Công ty TNHH Huyndai Welding Vina: Đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ.
+ Công ty TNHH Sam Hwan Vina: Nước làm nguội sản phẩm và nước thải sinh hoạt, chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
+ Công ty TNHH Oto Vina: Không phát sinh nước thải sản xuất. Nước thải phát sinh chủ yếu từ nhà ăn và nước vệ sinh, chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ.
+ Công ty TNHH Young Wire Vina: Nước thải phát sinh từ nhà ăn và nước vệ sinh, chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải
+ Công ty TNHH Hyosung Việt Nam: Nước thải thải phát sinh từ khâu làm mát, nước qua thiết bị hấp thụ khí, nước thải sản xuất, nhà ăn, vệ sinh. Đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải cục bộ với công suất 2.200 m3/ngày.đêm.
- IDICO đã tiến hành tách riêng hệ thống thoát nước mưa và thoát nước thải cho KCN Nhơn Trạch 5 và yêu cầu các nhà máy thành viên phải đấu nối theo đúng quy định.
- IDICO đã đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Trạch 5 (giai đoạn 1, công suất 4.000m3/ngđ) từ tháng 6/2010. Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Trạch 5 áp dụng công nghệ xử lý sinh học kết hợp với xử lý hoá lý và hồ đệm sinh học nhằm đảm bảo hệ thống luôn hoạt động có hiệu quả ngay cả khi có sự cố đối với các công trình xử lý sinh học. Chất lượng nước thải sau xử lý đạt QCVN 24:2009/BTNMT, cột B ứng với Kq = 0,9; Kf = 1,0; Sơ đồ quy trình công nghệ được trình bày trong hình 1.1.
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình công nghệ trạm Xử lý nước thải KCN Nhơn Trạch 5
NT Nhà máy NN
NT Nhà máy N2
NT Nhà máy N1
Xử lý sơ bộ N1
Xử lý sơ bộ NN
Xử lý sơ bộ N2
Cống chung của KCN
Mương chắn rác/song chắn rác
Tách dầu mỡ
Bể gom
Máy tách rác tinh
Bể điều hòa
Axit/xút
Tuần hoàn
Bể kị khí UAF
NPK
Bể hiếu khí FBR
Không khí
Hoàn lưu bùn
Bể gom bùn
Bể lắng cấp 1
Bể nén bùn
Tạo keo tụ & bông tụ
PAC/Polymer
Bể lắng 2
Máy ép bùn
Chlorine
Bánh bùn đem đi phân hủy
Khử trùng
Hồ sự cố
Nguồn tiếp nhận
Mô tả quy trình công nghệ:
Nước thải sau khi được tiền xử lý từ các nhà máy đạt tiêu chuẩn xả thải của khu công nghiệp sẽ được thu gom theo hệ thống cống thu gom nước thải của KCN về nhà máy xử lý tập trung. Tại đây, nước thải được qua mương lắng cát B01 rồi vào bể gom B02 của nhà máy xử lý nước thải tập trung. Song chắn rác thô được đặt tại đầu vào bể gom B02 nhằm loại bỏ các cặn rác kích thước lớn, có khả năng gây tắc nghẽn đường ống và thiết bị, có trong nước thải.
Tại bể điều hòa, nước thải được điều hòa cả về lưu lượng cũng như cường độ ô nhiễm của nước thải. Tại bể điều hòa kỵ khí nước thải được khuấy trộn nhờ hệ thống sục khí bề mặt.
Từ bể điều hòa nước thải được bơm với lưu lượng đều sang bể phân hủy sinh học kỵ khí lọc ngược AF. Tại đây, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy một phần các chất ô nhiễm có trong nước thải. Bể phân hủy kỵ khí được lắp vật liệu đệm để làm giá thể cho nhiều loại vi sinh vật kỵ khí nhằm duy trì một lượng vi sinh vật ổn định trong bể. Dinh dưỡng được bổ sung vào bể để nuôi vi sinh vật. Nước thải trong bể phân huỷ sinh học kỵ khí được khuấy trộn nhờ hệ thống bơm tuần hoàn.
Nước thải sau bể kỵ khí sẽ tự chảy vào bể phân hủy sinh học hiếu khí đệm cố định (FBR). Trong bể FBR, không khí được cấp vào liên tục nhằm cung cấp oxy cho quá trình phân huỷ sinh học hiếu khí để phân hủy các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Để duy trì lượng vi sinh vật ở mật độ cao, bể hiếu khí được lắp vật liệu đệm làm giá thể cho các vi sinh vật bám vào.
Nước sau bể phân hủy sinh học hiếu khí đệm cố định sẽ chảy qua bể lắng cấp 1 để tách bùn. Bùn từ bể lắng cấp 1 một phần sẽ được hồi lưu về bể hiếu khí, phần dư sẽ được bơm về bể thu bùn. Nước thải sau khi tách bùn sinh học sẽ được chuyển qua công đoạn xử lý hóa lý nhằm loại bỏ phần còn lại các chất ô nhiễm không thể phân hủy sinh học có trong nước thải. Công đoạn xử lý hóa lý bao gồm các khâu:
Keo tụ bằng PAC (poly aluminium chloride).
Tạo bông bằng polymer dạng cationic.
Lắng tách cặn bằng bể lắng ly tâm.
Nước thải sau bể lắng ly tâm sẽ được chảy qua ngăn khử trùng sử dụng Calcium hypochloride - Ca(OCl)2.
Một phần bùn lắng từ bể lắng cấp 2 sẽ được tuần hoàn lại bể keo tụ để tăng khả năng keo tụ và giảm chi phí vận hành. Phần còn lại cùng với bùn dư từ bể lắng cấp 1 sẽ được đưa về bể nén bùn, sau đó được ép thành bánh bằng máy ép bùn. Các bánh bùn này được đưa đi chôn lấp theo chất thải rắn.
Nước thải sau xử lý hóa lý sẽ được chuyển qua hồ sự cố. Nước thải sau hồ sự cố sẽ đảm bảo đạt QCVN 24:2009/BTNMT, cột B ứng với Kq= 0,9; Kf=1,0 trước khi xả thải ra môi trường.
2.3. Chất thải rắn và chất thải nguy hại
2.3.1. Nguồn gốc phát sinh
Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh do hoạt động sinh hoạt của toàn bộ nhân viên, công nhân trong khu công nghiệp bao gồm: giấy vụn, nylon, thủy tinh, rác thực phẩm,…và một số hoạt động khác.
Chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp, thành phần chất thải rắn rất đa dạng phụ thuộc vào công nghệ sản xuất như carton, giấy vụn, phế phẩm, mạt kim loại…
Chất thải rắn nguy hại: bao bì hóa chất, hóa chất thừa, cặn dầu nhớt, bóng đèn, giẻ lau dính hóa chất, bùn thải chứa thành phần nguy hại.
Bảng 2.4:Khối lượng chất thải rắn, chất thải nguy hại các Công ty trong KCN Nhơn Trạch 5 vào 6 tháng cuối năm 2010
STT
Tên doanh nghiệp
Khối lượng (kg/tháng)
CTR
CTNH
1
Công ty TNHH Sunyad VN Technology
4.260
1.720
2
Công ty TNHH Ubest VN Polymer Industry
440 ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status