Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải bệnh viện huyện Krôngpăc, tỉnh Đăclăk – công suất 100m3/ngày.đêm - pdf 18

Download miễn phí Đồ án Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải bệnh viện huyện Krôngpăc, tỉnh Đăclăk – công suất 100m3/ngày.đêm



MỤC LỤC
Thứ tự Trang
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐỀ TÀI ĐỒ ÁN 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Tính cấp thiết 2
1.3. Nhiệm vụ đồ án 3
1.4. Nội dung đồ án 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN HUYỆN KRÔNGPĂC – TỈNH ĐĂCLĂK 4
2.1. Một số đặc điểm về bệnh viện huyện Krôngpăc – tỉnh Đăclăk 4
2.1.1. Vị trí 4
2.1.2. Nguồn cung cấp điện 4
2.1.3. Nguồn cung cấp nước 5
2.1.4. Hệ thống giao thông 5
2.1.5. Nguồn tiếp nhận chất thải rắn 5
2.1.6. Nguồn tiếp nhận nước thải 5
2.2. Hoạt động bệnh viện huyện Krôngpăc 5
2.2.1. Quy mô bệnh viện 5
2.2.2. Các hoạt động của bệnh viện 5
2.2.3. Cơ cấu tổ chức 6
2.2.4. Nhu cầu điện nước 8
2.2.5. Trang thiết bị máy móc 8
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 11
3.1. Nguồn gốc và thành phần,tính chất nước thải bệnh viện 11
3.1.1. Nguồn gốc 11
3.1.2. Thành phần,tính chất nước thải bệnh viện 13
3.2. Tác động môi trường của chất thải bệnh viện 14
3.2.1. Tác động đến môi trường nước 14
3.2.2. Tác động đến môi trường không khí 18
3.3. Các phương pháp xử lý nước thải bệnh viện 19
3.3.1. Phương pháp cơ học 19
3.3.2. Phương pháp xử lý hóa học – hóa lý 21
3.3.3. Phương pháp sinh học 27
3.4. Một số quy trình công nghệ xử lý nước thải bệnh viện 32
3.4.1. Hệ thống xử lý nước thải Trung Tâm Y Tế Quận 2 – PT.HCM 32 xi
3.4.2. Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa Khoa Tư Nhân An Sương 33 xi
CHƯƠNG 4. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 36
4.1. Địa điểm xây dựng trạm xử lý 36
4.2. Đặc tính của nước thải 36
4.2.1. Công suất trạm xử lý 36
4.2.2. Thành phần và tính chất của nước thải 36
4.3. Tiêu chuẩn thải sau khi xử lý 37
4.4. Các yêu cầu khác 38
4.5. Công nghệ xử lý được đề xuất 38
4.5.1. Cơ sở đề xuất công nghệ xử lý 38
4.5.2. Các phương án xử lý nước thải bệnh viện 39
CHƯƠNG 5. TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ 47
5.1. Bể thu gom 47
5.1.1. Nhiệm vụ 47
5.1.2. Tính toán 47
5.2. Bể điều hòa 49
5.2.1. Nhiệm vụ 49
5.2.2. Tính toán 49
5.3. Bể lắng 1 52
5.3.1. Nhiệm vụ 52
5.3.2. Tính toán 53
5.4. Bể sinh học hiếu khí với giá thể nhúng chìm 57
5.4.1. Nhiệm vụ 57
5.4.2. Tính toán 57
5.5. Bể lắng 2 66
5.5.1. Nhiệm vụ 66
5.5.2. Tính toán 66
5.6. Bể khử trùng 70
5.6.1. Nhiệm vụ 70
5.6.2. Tính toán 70
5.7. Bể phân hủy bùn 71
5.7.1. Nhiệm vụ 71
5.7.2. Tính toán 71
CHƯƠNG 6. KHÁI TOÁN GIÁ THÀNH 72
6.1. Dự toán phần thiết bị và xây dựng 72
6.2. Suất đầu tư cho 1 m3 nước thải 80
6.3. Chi phí xử lý 1 m3 nước thải 81
6.3.1. Chi phí điện năng tiêu thụ 81
6.3.2. Chi phí hóa chất 82
6.3.3. Chi phí nhân công 82
6.3.4. Chi phí bảo dưỡng + chi phí khác 82
CHƯƠNG 7. QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH 84
7.1. Thao tác vận hành hằng ngày 84
7.1.1. Gio lọc rác 84
7.1.2. Bồn hóa chất Clorine 84
7.1.3. Các thiết bị trong tủ điện 84
7.1.4. Các bơm chìm nước thải 84
7.1.5. Bể phân hủy bùn 84
7.1.6. Hướng dẫn pha hóa chất 84
7.1.7. Vận hành tủ điện 85
7.2. Kiểm soát thong số vận hành 85
7.3. Sự cố và biện pháp khắc phục 86
CHƯƠNG 8. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
8.1. Kết luận 87
8.1.1. Ưu điểm của hệ thống 87
8.1.2. Nhược điểm của hệ thống 87
8.2. Kiến nghị 87
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c giữa các chất bẩn hòa tan với các chất rắn (hấp phụ hóa học).
3.3.2.5. Trích ly
Trích ly là phương pháp tách các chất bẩn hòa tan ra khỏi nước thải bằng dung môi nào đó nhưng với điều kiện dung môi đó không tan trong nước và độ hòa tan chất bẩn trong dung môi cao hơn trong nước.
Ngoài ra còn có các phương pháp khác như:
- Chưng bay hơi là chưng nước thải để các chất hòa tan trong đó cùng bay lên theo hơi nước.
- Trao đổi ion là phương pháp thu hồi các cation và anion bằng các chất trao đổi ion (ionit) các chất trao đổi ion là các chất rắn trong thiên nhiên hay vật liệu nhựa nhân tạo.Chúng không hòa tan trong nước và trong dung môi hữu cơ,có khả năng trao đổi ion.Phương pháp trao đổi ion cho phép thu được những chất quí trong nước thải và cho hiệu suất xử lý khá cao.
- Tinh thể hóa là phương pháp loại bỏ các chất bẩn khỏi nước ở trạng thái tinh thể.
Ngoài các phương pháp hóa lý kể trên,để xử lý – khử các chất bẩn trong nước thải người ta còn dùng các phương pháp như:khử phóng xạ,khử khí,khử mùi,khử muối trong nước thải.
3.3.2.6. Khử trùng
Nước sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn có thể chứa khoảng 105-106 vi khuẩn trong 1ml nước.Hầu hết các loại vi khuẩn có trong nước thải không phải là vi trùng gây bệnh,nhưng không loại trừ khả năng tồn tại của chúng.Nếu xả nước thải ra nguồn cấp nước, hồ nuôi cá thì khả năng lan truyền bệnh sẽ rất lớn.Do vậy,cần có biện pháp khử trùng nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.Các phương pháp khử trùng nước thải phổ biến hiện nay là:
- Dùng clo hơi qua thiết bị định lượng clo.
- Dùng hypoclorit canxi dạng bột (Ca(ClO)2) hòa tan trong thùng dung dịch 3-5% rồi định lượng vào bể khử trùng.
- Dùng hypoclorit natri;nước javen (NaClO).
- Dùng ozon được sản xuất từ không khí do máy tạo ozon tạo ra.Phương pháp này thì cần chi phí khá cao.
- Dùng tia UV do đèn thủy ngân áp lực thấp sinh ra.Phương pháp này cũng cần lưu ý về tính kinh tế của nó.
Trong các phương pháp trên thì phương pháp dùng Clo hơi và các hợp chất của Clo là được sử dụng phổ biến vì chúng được ngành công nghiệp dùng nhiều,có sẵn với giá thành chấp nhận được và hiệu quả khử trùng cao nhưng cần có thêm các công trình đơn vị như trạm cloratơ (khi dùng clo hơi),trạm clorua vôi (khi dùng clorua vôi),bể trộn,bể tiếp xúc.Tuy nhiên,những năm gần đây các nhà khoa học đã đưa ra khuyến cáo nên hạn chế dùng clo để khử trùng nước thải với lý do sau:
- Lượng clo dư khoảng 0,5 mg/l trong nước thải để đảm bảo an toàn và ổn định cho quá trình khử trùng sẽ gây hại đến cá và các vi sinh vật nước khác.
- Clo kết hợp với hydro cacbon thành các chất có hại cho môi trường sống.
Ngoài các phương pháp hóa lý nêu trên còn có các phương pháp khác như:hấp phụ,trích ly,bay hơi,trao đổi ion,tinh thể hóa,cô đặc,khử hoạt tính phóng xạ,khử màu,…Với mỗi phương pháp đều có lợi điểm và nhược điểm.Do đó,tùy theo mức độ xử lý nước thải và mức độ yêu cầu xử lý của từng ngành công nghiệp cụ thể mà ta có thể lựa chọn những phương pháp thích hợp.
3.3.3.Phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học được ứng dụng để xử lý các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải cũng như một số chất vô cơ như:H2S,sulfide,ammonia, …dựa trên cơ sở hoạt động của vi sinh vật.Vi sinh vật sử dụng chất hữu cơ và một số khoáng chất làm thức ăn để sinh trưởng và phát triển.Một cách tổng quát,phương pháp xử lý sinh học có thể phân thành 2 loại :
- Phương pháp kỵ khí:sử dụng nhóm vi sinh vật kỵ khí, hoạt động trong điều kiện không có ôxy.
- Phương pháp hiếu khí:sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp ôxy liên tục.
3.3.3.1. Phương pháp sinh học nhân tạo
+ Bể phản ứng yếm khí tiếp xúc
Quá trình phân hủy xảy ra trong bể kín với bùn tuần hoàn. Hỗn hợp bùn và nước thải trong bể được khuấy trộn hoàn toàn,sau khi phân hủy hỗn hợp được đưa sang bể lắng hay bể tuyển nổi để tách riêng bùn và nước.Bùn tuần hoàn trở lại bể kỵ khí,lượng bùn dư thải bỏ thường rất ít do tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật khá chậm.
+ Bể xử lý bằng lớp bùn kỵ khí với dòng nước đi từ dưới lên (UASB)
Đây là một trong những quá trình kỵ khí ứng dụng rộng rãi nhất trên thế do hai đặc điểm chính sau :
- Cả ba quá trình phân hủy-lắng bùn-tách khí được lắp đặt trong cùng một công trình.
- Tạo thành các loại bùn hạt có mật độ vi sinh vật rất cao và tốc độ lắng vượt xa so với bùn hoạt tính hiếu khí dạng lơ lửng.
Bên cạnh đó,quá trình xử lý sinh học kỵ khí UASB còn có những ưu điểm so với quá trình bùn hoạt tính hiếu khí như:
- Ít tiêu tốn năng lượng vận hành.
- Ít bùn dư nên giảm chi phí xử lý bùn.
- Bùn sinh ra dễ tách nước.
- Nhu cầu dinh dưỡng thấp nên giảm chi phí bổ sung dinh dưỡng.
- Có khả năng thu hồi năng lượng từ khí Methane.
+ Bể lọc kỵ khí
Bể lọc kỵ khí là một bể chứa vật liệu tiếp xúc để xử lý chất hữu cơ chứa carbon trong nước thải.Nước thải được dẫn vào bể từ dưới lên hay từ trên xuống,tiếp xúc với lớp vật liệu trên đó có vi sinh vật kỵ khí sinh trưởng và phát triển.Vì vi sinh vật được giữ trên bề mặt vật liệu tiếp xúc và không bị rửa trôi theo nước sau xử lý nên thời gian lưu của tế bào sinh vật rất cao (khoảng 100 ngày).
+ Quá trình xử lý hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng
Trong quá trình bùn hoạt tính,các chất hữu cơ hòa tan và không hòa tan chuyển hóa thành bông bùn sinh học – quần thể vi sinh vật hiếu khí – có khả năng lắng dưới tác dụng của trọng lực.Nước chảy liên tục vào bể aeroten,trong đó khí được đưa vào cùng xáo trộn với bùn hoạt tính cung cấp ôxy cho vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ.Dưới điều kiện như thế,vi sinh vật sinh trưởng tăng sinh khối và kết thành bông bùn.Hỗn hợp bùn và nước thải chảy đến bể lắng đợt 2 và tại đây bùn hoạt tính lắng xuống đáy.Một lượng lớn bùn hoạt tính (25 – 75% lưu lượng) tuần hoàn về bể aeroten để giữ ổn định mật độ vi khuẩn,tạo điều kiện phân hủy nhanh chất hữu cơ.Lượng sinh khối dư mỗi ngày cùng với lượng bùn tươi từ bể lắng 1 được dẫn tiếp tục đến công trình xử lý bùn. Một số dạng bể ứng dụng quá trình bùn hoạt tính lơ lửng như:Bể aeroten thông thường,bể aeroten xáo trộn hoàn chỉnh, mương ôxy hóa, bể hoạt động gián đoạn
+ Quá trình xử lý hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng dính bám
- Bể lọc sinh học
Bể lọc sinh học chứa đầy vật liệu tiếp xúc,là giá thể cho vi sinh vật sống bám.Vật liệu tiếp xúc thường là đá có đường kính trung bình 25 – 100 mm,hay vật liệu nhựa có hình dạng khác nhau, …có chiều cao từ 4 – 12 m.Nước thải được phân bố đều trên mặt lớp vật liệu bằng hệ thống quay hay vòi phun.Quần thể vi sinh vật sống bám trên giá thể tạo nên màng nhầy sinh học có khả năng hấp phụ và phân hủy chất hữu cơ chứa trong nước thải.Quần thể vi sinh vật này có thể bao gồm vi khuẩn hiếu khí, kỵ khí và tùy tiện, nấm,tảo,và các động vật nguyên sinh, …rong đó vi khuẩn tùy tiện chiếm ưu thế.
Phần bên ngoà...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status