Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam - pdf 18

Chia sẻ miễn phí cho anh em Ket-noi

Tiểu luận thanh toán: “ Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc. Bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam”
I. Chính sách tỉ giá hối đoái của Trung Quốc
1.1. Chính sách tỉ giá hối đoái của Trung Quốc trong thời gian qua
1.1.1. Giai đoạn trước chuyển đổi nền kinh tế - năm 1979
Cũng như các nước khác trong hệ thống XHCN, trước thời điểm chuyển đổi kinh
tế, Trung Quốc xây dựng và áp dụng chính sách tỉ giá cố định và đa tỉ giá nhưng
không tuân theo hoàn toàn đúng những nguyên tắc của chế độ tỉ giá cố định. Những
tỉ giá được ấn định khác nhau tuỳ theo từng quan hệ kinh tế đối ngoại và thoả thuận
trong quan hệ hai bên hay nhiều bên có tính chất nội bộ hệ thống, xoay quanh giá
trị của đồng Ruble (RUR) được ấn định ngang bằng với giá trị của đồng đô la. Trên
thực tế, giao dịch ngoại thương giữa các nước XHCN trong thời gian này là trao
đổi thương mại trực tiếp (hàng đối lưu) và tỉ giá hối đoái ấn định chỉ được sử dụng
vào thanh toán số dư cuối kỳ các hiệp định thương mại hay cuối kỳ kế toán.Thực
chất của chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá trong giai đoạn này ở các nước XHCN
nói chung và ở Trung Quốc nói riêng đã xoá nhoà những tín hiệu của thị trường -
động lực kinh doanh đối với các đơn vị kinh tế. Các yếu tố thị trường như quan hệ
cung - cầu đối với ngoại tệ, những nhân tố tác động đến tỷ giá và thị trường ngoại
hối, thị trường tài sản… chỉ tồn tại có tính chất hình thức hay không tồn tại chứ
không phải là công cụ đắc lực của nền kinh tế thị trường, không có tác dụng là
những đòn bẩy thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Các đơn vị kinh tế nói chung, các
đơn vị và các tổ chức tham gia xuất nhập khẩu nói riêng trở thành những đơn vị thụ
động thực thi các kế hoạch tập trung, chủ quan của Nhà nước bao quát tất cả mọi
khâu của quá trình sản xuất, từ việc cung cấp các yếu tố đầu vào, đến việc sản xuất
cái gì, sản xuất như thế nào, bởi ai và bán cho ai, bao nhiêu, ở đâu… Cơ chế nay đã
thực sự tước đoạt quyền chủ động trong kinh tế, không gắn kết lợi ích của các chủ
thể kinh tế với hoạt động kinh doanh của chính họ. Do đó, làm cho các đơn vị kinh
tế không quan tâm đến hiệu quả của quá trình sản xuất - kinh doanh, hoàn toàn ỷ lại

vào sự sắp đặt của Nhà nước. Chính cơ chế này đã góp phần đưa nền kinh tế của
các nước XHCN, trong đó có Trung Quốc rơi vào thời kỳ suy thoái và khủng hoảng
kinh tế sâu sắc (những năm 70 - 80).
Quá trình chuyển đổi nền kinh tế của Trung Quốc diễn ra từ cuối những năm 70,
chính xác là từ năm 1979. Cùng với quá trình này, chế độ và chính sách tỉ giá hối
đoái cũng được chuyển đổi cho phù hợp với những yêu cầu của nền kinh tế phát
triển dựa trên cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước theo định hướng
XHCN.

Link download cho anh em:
Lr94NGu9mpMd9vE
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status