Tìm hiểu hình ảnh "liễu" trong thơ Đường - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Tìm hiểu hình ảnh "liễu" trong thơ Đường



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LIỄU - CỘI NGUỒN VĂN HÓA 4
1. Hình ảnh "liễu" xét dưới góc độ tự nhiên 4
2. Hình ảnh "liễu" trong văn hóa và văn học 5
3. Tần số xuất hiện của "cây liễu" trong thơ 6
Chương 2: LIỄU - TÍN HIỆU NGHỆ THUẬT TRONG THƠ ĐƯỜNG 7
1. "Liễu" là biểu trưng cho thời gian 7
2. "Liễu" biểu tượng cho hình ảnh người phụ nữ 15
3. "Liễu" biểu trưng cho trạng thái tâm hồn con người 18
Chương 3: LIỄU - CÁC PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN 31
1. Thể hiện qua sự cảm nhận của các giác quan 31
2. Thủ pháp nhân cách hóa 32
3. Thủ pháp đồng hiện 33
4. Các thủ pháp khác 33
Chương 4: LIỄU - ĐẶT TRONG SỰ SO SÁNH VỚI VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM 34
1. Văn học phương Tây 34
2. Hình ảnh "liễu" trong thơ Việt Nam 35
KẾT LUẬN 41
CÁC BÀI THƠ ĐƯỜNG CÓ HÌNH ẢNH "LIỄU" 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

là cảm hứng cho rất nhiều thi sĩ. Lý Bạch từng ca ngợi nàng "Vân tưởng y thường hoa tưởng dung" (áo quần như mây, khuôn mặt như hoa) (Thanh bình điệu I). Trong bản "Trường hận ca", Bạch Cư Dị bằng vài nét phác họa đã cho người đọc thấy hết vẻ tươi đẹp của người con gái ấy. Khuôn mặt thì đẹp như hoa, lông mày thì như lá liễu. Nhà thơ đã rất tinh tế khi mang hình ảnh lá liễu dài, mảnh dẻ so sánh với chân mày của Dương Quý Phi. Nó như vẽ lên trước mắt ta vẻ thanh tú, tao nhã, duyên dáng trên khuôn mặt người con gái này. Nếu như Lý Bạch miêu tả người đẹp đứng trước mặt thì Bạch Cư Dị lại tả nàng qua nỗi nhớ của Đường Minh Hoàng. Nhà thơ đã nhìn liễu ở cung Vị Ương mà tưởng tượng ra khuôn mặt của Dương Quý Phi. Điều đó vừa giúp người đọc thấy được nỗi nhớ da diết mà Đường Minh Hoàng dành cho người phi yêu, vừa cho thấy một thủ pháp nghệ thuật quen thuộc trong thơ cổ. Hình ảnh thiên nhiên đã làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người.
Hình ảnh liễu có khi trực tiếp là biểu tượng cho hình ảnh người phụ nữ, có khi chỉ miêu tả nơi ở của họ, nhưng từ đó người đọc cũng cảm nhận được phần nào điều mà nhà thơ muốn nói:
"Thị nữ kim bàn khoái lý ngư,
Họa các chu lâu tận tương vọng
Hồng đào, lục liễu thùy thiềm hướng".
(Lạc Dương nhi nữ - Vương Duy)
(Đầy tớ gái bưng mâm vàng gỏi cá gáy
Gác vễ lầu sang xem đã thỏa
Đào hồng liễu xanh rủ nghiêng thềm kia).
Những câu thơ vẽ lên cảnh sống giàu sang phú quý. Hình ảnh "hồng đào lục liễu thùy thiềm hướng" gợi lên hình ảnh của mùa xuân. Sắc "hồng", "lục" tạo nên vẻ tươi trẻ, vui sướng nhàn hạ của chốn "lầu son gác tía". Qua đó, người đọc có thể thấy thấp thoáng hình ảnh người phụ nữ xinh đẹp, giàu có, sống cuộc đời hạnh phúc, vô lo.
Cùng là bóng liễu bên lầu, nhưng có lúc lại vẽ lên hình ảnh con người sầu muộn.
"Liễu ảnh sâm si yểm họa lâu
Hiểu oanh đề tống mãn cung sầu
Niên niên hoa lạc vô nhân kiến
Không trục xuân toàn xuất ngự câu"
(Cung oán - Tư Mã Lễ)
(Bóng liễu loi thoi che lầu chạm vẽ
Tiếng oanh hót sớm, gieo buồn tràn ngập cả trong cung
Hàng năm hoa rụng chẳng ai ngó đến
Âm thầm theo suối xuân chảy ra ngoài dòng ngự).
"Liễu" ở đây cũng gợi lên cảnh xuân nhưng không tươi vui rực rỡ như trên. Bốn chữ "liễu ảnh sâm si" gợi ra cảm giác sầu muộn. Giữa ngày xuân mà hoa rụng, nước trôi. Điều đó cho ta thấy nỗi oán trách của lòng người bị giam hãm nơi cung cấm. "Liễu" ở đây được nhìn bằng "ảnh". Nó đã khắc họa tư thế của người cung nữ đang sầu khổ ngắm dòng nước chảy cuốn theo bao cánh hoa xuân. Chỉ một chữ "ảnh" đủ giúp người đọc thấy được một cung nữ bị giam hãm tuổi xuân, giam hãm cuộc đời trong chốn thâm cung lạnh lẽo. "Liễu" tuy không trực tiếp miêu tả hình ảnh con người, nhưng bằng cách dựng lên mối quan hệ riêng, nó đã giúp người đọc cảm nhận trọn vẹn về hình ảnh người phụ nữ.
"Liễu" tượng trưng cho hình ảnh người phụ nữ trong thơ Đường tuy không nhiều nhưng nó cũng dựng lên những bức dáng khác nhau về những "bông hoa" này. Người thì xinh tươi, người thì sung sướng, người thì sầu muộn. "Liễu" và "người phụ nữ" cũng mang đến triết lý rất riêng. Cuộc đời, thân phận họ cũng như cây liễu có lúc xanh tốt, tươi đẹp đầy sức sống; có lúc lại héo úa tàn phai, đầy vẻ sầu bi. Triết lý này có sự ảnh hưởng rất lớn đến thơ ca sau này, đặc biệt là thơ ca Việt Nam.
3. "Liễu" biểu trưng cho trạng thái tâm hồn con người
3.1. Trạng thái "nhàn" trong lòng người
Những người quân tử thời xưa đặc biệt là các nhà thơ thường yêu cảnh thiên nhiên tĩnh lặng, ghét chốn phồn hoa, chật chội đua chen. Họ thường tìm đến với thiên nhiên như một người bạn để sẻ chia nỗi niềm trước cảnh đời rối ren, để tìm lấy một chữ "nhàn" trong tâm hồn. Chữ "nhàn" ở đây được hiểu theo nghĩa là trạng thái tự do, tự tại, vô lo, vô nghĩ của tâm hồn, là tấm lòng con người rộng mở không còn tính toán đua chen, hết mình hưởng thụ cuộc đời tươi đẹp. Vì thế việc cáo quan về ở ẩn nơi rừng sâu, quê cùng kiệt là sự kiện thường thấy trong cuộc sống cũng như trong thơ ca. Ví như Đào Tiềm sẵn sàng bỏ mũ cao, áo dài, chức tước bổng lộc để về quê nghe một tiếng chim hót, hái một đóa cúc mùa thu hay thậm chí là nghe tiếng chó sủa, gà gáy... Chịu ảnh hưởng của tư tưởng đó, các thi nhân đời Đường cũng luôn muốn tìm đến chữ "nhàn" trong cuộc đời. Hình ảnh Đào Uyên Minh trồng liễu khi về ở ẩn đã trở thành mẫu mực về chữ "nhàn" cho các thi nhân:
"Môn tiền học chủng tiên sinh liễu
Thương mang cổ mộc liên cùng hạng..."
(Lão tướng hành - Vương Duy).
(Trước cửa học trồng cây liễu của ông Đào
Xanh rờn cây cối tận chốn ngõ hẻm).
Lão tướng trong bài thơ cả đời xông pha trận mạc, lập chiến công. Tuy nhiên khi về già điều mà lão tướng ấy mong ước không phải là tiền bạc, công trạng mà chỉ là trạng thái yên ổn, nhàn nhã. Việc "học chủng liễu" là một cách con người tìm về với tự nhiên, hòa lòng mình vào cây cỏ thiên nhiên xua đi nỗi lo thế sự. "Liễu" là thứ cây cao nhã, trong văn hóa nó còn là biểu tượng cho sự trong sạch. Có lẽ vì thế, người đời xưa đã trồng liễu để thể hiện khí tiết thanh cao, trong sạch không vướng bụi đời của mình.
Lý Bạch cũng thể hiện trạng thái nhàn nhã của lòng mình bằng hình ảnh "liễu trước cửa nhà Đào Tiềm".
"Trạch cạn thanh sơn đồng Tạ Diểu
Môn thùy bích liễu tự Đào Tiềm"
(Đề Đông khê công u cư - Lý Bạch)
(ấy là nhà Tạ Diễu ở cạnh núi biếc
Liễu xanh rủ trước cửa như Đào Tiềm).
Nhà thơ ca ngợi vẻ đẹp của mảnh đất nơi người hiền ở ẩn. Hình ảnh "liễu" của Đào Tiềm được nhắc lại như một minh chứng cho tấm lòng trong sạch của con người "bất vị ngũ đấu mễ chiết yêu" (không vì 5 đấu gạo mà khom lưng). "Liễu" đã được dùng như một hình ảnh mang tính ước lệ cho những người có khí tiết cao cả.
Thi nhân xưa thường có tư tưởng "sùng cố", "hướng cổ" vì thế tiền nhân luôn là tấm gương sáng, là chuẩn mực cho đạo đức lối sống của mỗi người. Chữ "nhàn" của tâm hồn cũng vậy. Có khi nó được thể hiện bằng cách trực tiếp nhắc đến cổ nhân, có khi lại được thể hiện qua những dấu hiệu riêng.
"Giải ấn cô cầm tại
Di gia ngũ liễu thành"
(Quá tiền an nghi trương minh phủ giao cư -
Lưu Trường Khanh)
(Ôm cầm trả ấn quan nha
Sẵn năm gốc liễu dời nhà đã lâu).
Nơi ở của Đào Tiềm xưa trồng năm loại liễu. Có lẽ vì thế mà hình ảnh "năm gốc liễu" đã được sử dụng để chỉ nơi ở ẩn, đồng thời cũng cho thấy tâm thái thanh thản nhàn nhã của con người. Đó là khát vọng tự do thoát khỏi vòng quan chức đua chen. "Năm gốc liễu" như hình ảnh của người xưa chứng cho tâm hồn tự do tự tại của nhà thơ.
Trước biểu tượng cao đẹp ấy, các thi nhân không khỏi mơ ước một cuộc đời giữa tự nhiên, có thể tự do hưởng thụ vẻ đẹp của đất trời.
"Phục trị Tiếp Dư túy,
Cuồng ca ngũ liễu tiền"
(Võng xuyên nhàn cư - Vương Duy).
(Giá được như Tiếp Dư lúc say
Hát ngông trước đám liễu nă...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status