Cuộc vận động thành lập đảng cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Cuộc vận động thành lập đảng cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng



Nội dung của bản yêu sách 8 điểm gồm:
+ Ân xá tất cả các tù chính trị.
+ Cải cách về mặt pháp lý cho người bản sứ.
+ Tự do báo chí, tự do tư tưởng.
+ Tự do lập hội và tự do hội họp.
+ Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do ra nước ngoài.
+ Tự do học tập, mở các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp cho người bản sứ.
+ Thay chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật pháp.
+ Phải có đại biểu thường trực người Việt Nam do người bản sứ bầu ra ở bên cạnh Nghị viện Pháp để trình bày nguyện vọng của người bản sứ.
Bản yêu sách không được Hội nghị chú ý đến, nhưng là đòn tiến công đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đánh thẳng vào đế quốc Pháp. Đó cũng là sự kiện chính trị “gây xáo động trong thế giới thuộc địa” làm thức tỉnh nhân dân Việt Nam và dân tộc các thuộc địa đứng lên đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Và một kết luận quan trọng mà Nguyễn Ái Quốc rút ra là: những lời tuyên bố độc lập tự quyết của bọn đế quốc chỉ là trò bịp bợm.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cấp công nhân Việt Nam đã từng bước chứng minh tinh thần cũng như khả năng của giai cấp mình trong cuộc đấu tranh chóng đế quốc và phong kiến tai sai.
Cuộc đấu tranh của công nhân Việt Nam được chia làm hai gai đoạn:
+ Trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất: giai cấp công nhân Việt Nam số lượng ít, hạn chế kinh nghiệm, chưa được giác ngộ ý thức giai cấp nên các hình thức đấu tranh trong giai đoạn này chủ yếu là hoà cùng với phong trào dân tộc, mang tính chất dân tộc đặc thù.
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn này chủ yếu là tham giai vào các phong trào Cần Vương, các cuộc khởi nghĩa của các sĩ phu yêu nước, các phong trào do giai cấp tư sản kêu gọi và cuộc đấu tranh của nông dân hay lẽ tẻ các cuộc đấu tranh đòi tăng lương, cải thiện đời sống, bỏ trốn tập thể, phá giao kèo, đốt láng trại,…Như vậy, cuộc đấu tranh của công nhân Việt Nam không mang tính chất giai cấp mà chủ yếu hoà cùng phong trào dân tộc.
+ Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất: Một số công nhân tham gia chiến tranh trở về đã học tập được kinh nghiệm của công nhân các nước nên đã có bước trưởng thành và các cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân ngoài mục đích kinh tế đã bắt đầu xuất hiện ý thức chính trị.
Một số cuộc đấu tranh của công nhân Việt Nam trong giai đoạn này: cuộc bải công của 600 công nhân nhuộm Sài Gòn, cuộc bải công của công nhân nhà máy dệt Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định
Tiêu biểu là cuộc bải công của 1000 công nhân xưởng Ba Son (8-1925) và gắn liền với việc thành lập Công hội đỏ do Tôn Đức Thắng thành lập (không sửa tàu mà thực dân Pháp dùng chở lính sang đàn áp phong trào cách mạng Trung Quốc). Đây là cuộc đấu tranh có tổ chức và lãnh đạo, cuộc đấu tranh không chỉ nhằm mục tiêu kinh tế mà còn nhằm mục đích chính trị thể hiện tinh thần đoàn kết vô sản quốc tế của công nhân Việt Nam. Với tính chất đó cuộc bãi công Ba Son đã đánh dấu cho một bước phát triển mới trong đấu tranh chính trị của giai cấp công nhân Việt Nam - giai cấp công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng.
Phong trào công nhân từ đầu thế kỷ XX đến năm 1925 đã có bước phát triển mạnh mẽ song nhìn chung còn mang tính chất tự phát, chưa được tổ chức một cách chặt chẽ nên chưa trở thành một lực lượng chính trị độc lập. Từ năm 1926-1919 phong trào công nhân ngày càng phát triển với sự ra đời và hoạt động của “Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên”. Các cuộc đấu tranh của công nhân đã biết kết hợp những khẩu hiệu về kinh tế với những khẩu hiệu chính trị, có sự kết hợp của nhiều ngành, nghề, nhiều địa phương. Trình độ công nhân tăng lên rõ rệt và mang tính tự giác cao.
=> Sự biến đổi của xã hội Việt Nam, sự thất bại của phong trào yêu nước chống đế quốc, phong kiến đã tạo ra những khó khăn, trở ngại, đồng thời cũng khảo nghiệm và mở ra những cơ hội phát triển cho phong trào cách mạng Việt Nam và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.
II/ Nguyễn ái quốc tìm đường cứu nước và chuẫn bị thành lập Đảng
Chính sách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp cùng với sự khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam, đòi hỏi lịch sử phải có một con đường cách mạng đúng đắn để giải phóng dân tộc. Nhận thức được ý nghĩa đó, Nguyễn Tất Thành một thanh niên yêu nước Việt Nam đã ra đi tìm con đường đúng đắn và phù hợp với xã hội Việt Nam để cứu nước, cứu dân, giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc cho nhân dân.
1/ Quá trình tìm đường cứu nước
Nguyễn ái Quốc tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19.5.1890 tại làng Hoàng Trù - Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An, trong một gia đình nhà nho yêu nước có truyền thống cách mạng, nên Người sớm được tiếp nhận và tiếp nhận một cách sâu sắc về các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương, đất nước, thấy được những tấm gương đấu tranh anh dũng của nhân dân ta. Từ đó, giúp Người hình thành một nhân cách, một suy nghĩ, đánh giá, nhận xét một cách sâu sắc những vấn đề xã hội.
Ngay từ khi mới 13 tuổi, Người đã được nghe câu: “Tự do, bình đẳng, bác ái” của cách mạng tư sản Pháp. Người muốn đi xem sự thật ẩn đằng sau của câu tự do, bình đẳng bác ái đó là gì ? Lớn lên, khi nhận xét về con đường đánh Pháp của các vị tiền bối cách mạng, Người cho rằng: Phương pháp của Phan Bội Châu nhờ Nhật đánh Pháp chẳng khác nào “đuổi Hổ cửa trước rước Beo cửa sau”; đối với Phan Chu Trinh thì yêu cầu Pháp cải cách chẳng khác nào “xin giặc rủ lòng thương”. Còn chủ trương của Hoàng Hoa Thám tuy có thực tế nhưng còn mang nặng tư tưởng tiểu nông phong kiến.
Tuy rất khâm phục gương chiến đấu anh dũng của các vị tiền bối cách mạng nhưng Người nhận thấy các con đường đó là không phù hợp và muốn cứu nước, cứu dân là phải tìm hiểu và phải biết được thật sự về những kẻ thống trị mình. Người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.
- Ngày 5/6/1911, tại cảng Nhà Rồng Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
Khác với các nhà yêu nước trước kia và đương thời, Người đã lựa chọn con đường sang phương Tây - nơi có tư tưởng dân chủ và khoa học phát triển để xem họ làm như thế nào để học tập rồi trở về giúp đỡ đồng bào mình. Việc lựa chọn hướng đi sang phương Tây là quyết định sáng suốt có tính chất bước ngoặt vô cùng quan trọng trong việc lựa chọn hướng đi đúng đắn trên con đường tìm đường cứu nước của Nguyễn ái Quốc.
- Nguyễn ái Quốc đã trải qua nhiều nghề khác nhau để được đến nhiều nơi trên thế giới khảo nghiệm và học tập.
Trong thời gian này, có thể khái quát về việc ra đi tìm đường cứu của Nguyễn ái Quốc bằng các câu hỏi sau:
Tại sao ra đi ? Đi đâu ? Đi làm gì ? Đó là ra đi tìm hiểu về thực chất chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa tư bản, Người nhận thấy ngay trong lòng xã hội tư bản nhiều phụ nữ còn sống trong cảnh cùng kiệt khổ và Người nói: Tại sao người Pháp không “khai hóa” đồng bào của mình trước khi họ đi “khai hóa” chúng ta, đến Mỹ, nơi được coi là thiên đường của sự tự do nhưng Người cũng nhận thấy được sự áp bức.
Do đó, khi đứng trước Thần tự do, Người nghĩ “ánh sáng trên đầu Thần tự do tỏa rộng khắp trời xanh, còn dưới chân Thần tự do thì người da đen đang bị chà đạp. Bao giờ người da đen được bình đẳng với người da trắng? Bao giờ có sự bình đẳng giữa các dân tộc? Bao giờ người phụ nữ được bình đẳng với - nam giới. (dẫn theo nhà sử học Mỹ Stensơn).
Sau một thời gian nghiên cứu thực tế cuộc sống của nhân dân lao động ở một số nước đế quốc phát triển cao như: Anh, Pháp, Mỹ Người rút ra nhận xét: Trên thế giới này, ở đâu bọn đế quốc, thực dân đều độc ác, ở đâu những người lao động cũng đều bị bóc lột, áp bức dã man. Trên thế giới này con người có nhiều màu da khác nhau, những chung quy chỉ có hai hạng người: hạng người bị bóc lột và hạng người bóc lột.
- Ngoài ra Người còn nghiên cứu các cuộc...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status