Phân tích hệ thống CD – VCD, ứng dụng khối MPEG Audio/Video decoder để chuyển máy CD thành VCD - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Phân tích hệ thống CD – VCD, ứng dụng khối MPEG Audio/Video decoder để chuyển máy CD thành VCD



Khi bắt đầu Play thì việc đầu tiên của mạch Focus Servo là điểm hội tụ ban đầu cần đạt được hay nói khác đi là dịch chuyển thấu kính lên xuống theo trục thẳng đứng. Do vậy khối hoạt động đầu tiên trong mạch Focus Servo là khối tìm kiếm hội tụ (Focus Search). Để thực hiện việc này thì vi xử lý xuất lệnh ra để điều khiển Swich S1 về vị trí b. Tiếp theo xuất lệnh điều khiển cho khối Focus seach để cho ra dạng sóng và dịch chuyển thấu kính như ở hình II .16.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

kính và bề mặt đĩa.
Các thấu kính hình trụ (Cylinder Lens):
Thấu kính này được sử dụng trong khối nhận diện Focus. Tia sáng xuyên qua thấu kính này ban đầu biến dạng thành hình Elip theo chiều dọc, sau đó biến thành vòng tròn và cuối cùng là Elip theo chiều ngang. Quá trình biến đổi của chùm tia được minh họa như sau:
Hình III.6: Dạng tia sáng khi đi qua thấu kính hình trụ
Khi khoảng cách giữa vật kính và bề mặt đĩa thay đổi, vị trí này sẽ thay đổi.
Bộ tách quang (Photo Detector) hay Ma trận Diode:
Đối với loại Photo Detector hoạt động theo cách 3 tia, người ta sử dụng 6 cảm biến, cấu trúc của Photo Detector như hình III.7. Một tia chính xuyên qua thấu kính hình trụ và rơi vào tổ hợp của các cảm biến A, B, C và D mà ngõ ra có thể nhận diện được sự sai lệch Focus.
Tia phụ rơi trên các cảm biến E và F cung cấp cho ngõ ra tín hiệu Tracking. Ngoài ra, dữ liệu ghi trên bề mặt đĩa được lấy ra là tổng các cảm biến A, B, C và D lên vị trí mà tia chính rơi.
Hình III.7: Photo Detector
Nguyên lý hoạt động:
Khi cấp nguồn cho lade. Lade sẽ phát ra ánh sáng hồng ngoại có l = 780mm. Ánh sáng này được đưa qua thấu kính chuẩn trực, qua thấu kính nhiễu xa (cả 2 thấu kính này nằm trong lưới nhiễu xạ). Thấu kính này chia tia lade thành 3 tia riêng biệt như hình III.8.
Tia chính
Tia Tracking
Hình III.8:Thấu kính cách tử nhiễu xạ tách tia LASER thành nhiều tia
nhiều tia
Trong đó tia chính (tia giữa) là tia có cường độ phát triển nhất được dùng để đọc dữ liệu ở vệt pit và flat. Hai tia còn lại có cường độ yếu hơn được dùng để giám sát phía trước, sau tia chính. Ba tia này đi tiếp qua bán lăng kính (lăng kính phân tách tia). Mục đích của lăng kính này về cơ bản là bộ phận chia quang học, cho đi qua hay phản xạ phụ thuộc vào sự phân cực của ánh sáng lade. Mặt phẳng phân cực từ ánh sáng phát ra cho phép nó truyền thẳng qua lăng kính lên bản toàn sáng ¼. Phần tử này, thực chất là mặt phẳng phân cực của tia phát ra. Tầm quan trọng là ở chổ nó cũng ảnh hưởng đến tia phản xạ và tất cả thay đổi trong mặt phẳng phân cực sẽ cho phép lăng kính chia tia phản xạ từ các tia phát ra. Sau khi qua bản toàn sóng ¼ tia lade đi qua phần tử cuối cùng của tuyến phát xạ là thấu kính hội tụ. Thấu kính hội tụ là chi tiết mà người sử dụng dễ dàng nhận ra nhất vì nó là chi tiết được lộ ra ngoài. Thấu kính này hoạt động nhờ hệ thống servo tiêu điểm.
Khi tia sáng lade đập vào đĩa thì có một phần ánh sáng sẽ phản xạ toàn phần trở lại (tùy theo pit hay flat mà tia laser tán xạ hay phản xạ). Đường đi của tia phản xạ trở lại cũng giống như đường đi tia phát xạ, như đến bán lăng kính thì tia phản xạ này ra khỏi sẽ bị lệch một gốc 900. Sau đó qua thấu kính lồi đến thấu kính hình tụ. Thấu kính này có chức năng trong việc dò hội tụ của tia lade bằng chùm tia nhận được. Nó cho ra chùm tia thay đổi hình dạng như ở hình III.13.
KHỐI RF AMP: (RADIO FREQUENCY)
Khái niệm:
Hoạt động thành công của chùm tia lade sẽ tạo nên tín hiệu RF Playback từ photodiot.Tín hiệu RF là tổ hợp của nhiều sóng sin khác nhau về tần số. Mặc dù với tình huống lý tưởng là bản sao chính xác tín hiệu EFM của mạng ở đầu ra nhưng phải chấp nhận có sự sai lệch do những nguyên nhân sau:
Độ bằng phẳng của đĩa: có ảnh hưởng trầm trọng các vấn đề tụ tiêu.
Bụi bẩn trên bề mặt của đĩa có thể làm cho ánh sáng lade trên bề mặt đĩa sẽ thay đổi.
Độ mở kích thích chùm tia lade trên bề mặt pit rộng hơn, chính pit đó làm cho đáp tuyến mất lý tưởng.
Thời gian đáp ứng của servo hội tụ đạt được qua mạch điện tử nên không thể đáp ứng ngay lập tức.
Hình dạng của pit không phải vuông gốc mà là lượng tròn dẫn đến tín hiệu EFM thu được từ photodiot không còn là sóng vuông.
Chính vì vậy mà tín hiệu thu được từ mãng photodiot là các dạng sóng sin tổ hợp có tần số khác nhau từ 196 – 720 KHz tương ứng với thời gian 3T – 11T tuân theo định luật 2 đến 10 . Có thể tính được như sau:
4,321 MHz/(3x2) = 720KHz
4,321MHz/(11x2) = 196Khz
Trong đó 4,321MHz là tốc độ truyền bit.
Vì do 2 chu kì liên tiếp là 3T hay 11T mới hình thành sóng sin đầy đủ.
Sơ đồ khối:
Hình III.9: Sơ đồ khối RF AMP.
Chức năng các khối:
Khối I-V Comverter: Có nhiệm vụ biến đổi dòng điện chạy qua photodiode thành điện áp ở ngõ ra.
Khối Adder: Có nhiệm vụ cộng 2 mức điện áp ở đầu vào đưa đến ngõ ra.
Khối Wave Shaper và Asymmetry: Có nhiệm vụ đổi tín hiệu RF ở ngõ ra thành chuỗi số nhi phân để cung cấp cho mạch xử lý tín hiệu số.
Nguyên lý hoạt động:
Trong chế độ play bình thường, chùm tia lade phản chiếu từ mặt đĩa được thu nhận bởi mạng photodiode ở khối laser pick up. Đây là hệ thống 3 tia do đó dữ liệu thông tin được thu nhận bởi 4 photodiode A, B, C, D. Tại đây dữ liệu thu được ở dạng dòng điện chạy qua photo diode, Vì vậy để dễ xử lý, tín hiệu này được chuyển sang dạng điện áp bởi khối I-V Convert qua đến khối Adder, ở ngõ ra khối này là tín hiệu tổ hợp các dạng sóng sin có tần số khác nhau trong khoảng 196 – 720KHz gọi là dữ liệu RF. Để dễ dàng trong việc xử lý, tín hiệu RF được đổi sang dạng tín hiệu số bởi khối Wave Shaper. Dữ liệu sau khi ra khối này là các chuỗi số nhị phân 0 (mass) và 1 (Vcc).Và tín hiệu ở ngõ ra cũng được đưa đến khối Asymmetry hồi tiếp âm trở về. Mục đích của việc hồi tiếp này là để thu nhận dữ liệu 1 cách chính xác.
KHỐI DATA STROBE:
Khái niệm:
Khối này có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu nhị phân ở ngõ vào thành dữ liệu EFM ở ngõ ra và tách tín hiệu đồng bộ khung, bit clock .
Sơ đồ khối:
Hình III.10: Sơ đồ khối data strobe.
Nhiệm vụ và hoạt động của từng mạch:
Mạch data strobe:
Có nhiệm vụ tách các bit clock được đồng bộ hóa với dữ liệu từ các tín hiệu EFM. Mặc dù các mạch Servo vẫn hoạt động chính xác nhưng dữ liệu đã tái tạo trong CD sẽ chứa các thành phần biến động (Fitter Elements). Mạch data strobe sẽ tách các bit clock chứa cùng những biến động trong dữ liệu được tạo ra. Việc ngăn ngừa biến động gây ra dao động đọc sai nhiều bit 0 liên tiếp được thực hiện, sơ đồ mạch Data Strobe có thể được mô tả như hình III.11:
Hình III.11 Sơ đồ khối của mạch data trobe.
Từ sơ đồ trên ta có thể biểu diễn dưới dạng sóng như sau:
Mạch giải mã NRZI:
Mạch này có nhiệm vụ biến đổi dạng sóng EFM thành dữ liệu EFM. Điều này cho phép tín hiệu được giải mã bởi các bit clock gởi cùng với tín hiệu EFM từ mạch Data Strobe gởi đến, ta có thể miêu tả dạng sóng của mạch này như sau:
Mạch syncode dectecter: (Mạch tách tín hiệu đồng bộ và mạch bảo vệ)
Tín hiệu được gởi từ mạch Data Strobe là chuỗi data các số “0” và “1” nối tiếp. Nó không thể cho biết điểm bắt đầu của dữ liệu. Dữ liệu này được gom lại theo mã 588bit trong một khung, đồng thời tín hiệu đồng bộ được cộng thêm ở trước đó.
Tín hiệu đồng bộ có kiểu mẫu với bề rộng xung là 11T – 11T tín hiệu này không được dùng trong dữ liệu âm nhạc.
Tuy nhiên, dạng tín hiệu tương tự tín hiệu đồng bộ có thể xuất hiện do sự trầy xước của đĩa,… Mạch bảo vệ tín hiệu đồng bộ hoạt động để lấy r...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status