Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
I. Khái niệm và các thành phần của chính sách quản lý nguồn nhân lực 2
1. Các khái niệm cơ bản. 2
1.1 Khái niệm nguồn nhân lực 2
1.2 Khái niệm quản lý nguồn nhân lực 2
1.3 Khái niệm đào tạo 3
1.4 Khái niệm phát triển. 3
1.5 Khái niệm chính sách 4
1.6 Chính sách quản lý nguồn nhân lực 4
1.7 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 4
2. Cấu trúc của chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 4
II. Phân loại chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 5
1. Phân loại theo phạm vi điều chỉnh của chính sách: 5
1.1 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi quốc gia 5
1.2 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở phạm vi địa phương 5
1.3 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi ngành 5
1.4 Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong phạm vi doanh nghiệp 5
2. Phân loại theo đối tượng thụ hưởng chính sách 5
3. Phân loại theo qui trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 6
3.1 Chính sách thu hút trước khi đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 6
3.2 Chính sách trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 6
3.3 Chính sách sau đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. 6
III. Phân tích thực trạng chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam. 7
1. Thực trạng chính sách thu hút đầu vào trước khi đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam 7
1.1 Các chế độ chính sách ưu tiên về cộng điểm khi tuyển sinh cho thí sinh theo khu vực. 7
1.2 Chính sách về miễn giảm học phí cho sinh viên thuộc đối tượng chính sách, gia đình khó khăn. 8
1.3 Chế độ trợ cấp xã hội 10
1.4 Chính sách học bổng dành cho những sinh viên có kết quả học tập tốt. 11
1.5 Thành lập quỹ tín dụng sinh viên nhằm hỗ trợ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập. 12
2. Thực trạng chính sách trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam. 13
2.1 Thực trạng chính sách về các nguồn kinh phí để tổ chức thực hiện quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 13
2.2 Số lượng các trường đại học và cao đẳng và sự mất cân đối về cơ cấu ngành nghề đào tạo. 14
2.3 Thực trạng về đội ngũ cán bộ giảng viên các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam. 15
2.3.1 Số lượng cán bộ giảng viên đại học và cao đẳng ở Việt Nam. 15
2.3.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ giảng viên đại học và cao đẳng của nước ta. 16
2.4 Nội dung và phương pháp dạy học ở bậc đại học. 18
2.4.1 Nội dung chương trình đào tạo và tình trạng thiếu giáo trình ở nhiều môn học 18
2.4.2 Phương pháp dạy và học ở bậc đại học. 18
3. Thực trạng chính sách sau đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam 19
3.1 Thiếu sự hợp tác giữa các cơ sở đào tạo với các đơn vị sử dụng. 19
3.2 Chính sách trọng dụng đãi ngộ cán bộ chuyên môn kỹ thuật có trình độ cao. 19
IV. Một số giải pháp nhằm hòan thiện chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 20
1. Xây dựng mức học phí hợp lý, giao quyền tự chủ về tài chính cho các trường đại học. 21
2. Nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên 21
3. Đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học 22
KẾT LUẬN 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

gồm các xã, thị trấn thuộc miền núi, vùng cao, vùng sâu, hải đảo, trong đó có các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ. Các thí sinh thuộc KV 1 được cộng 1,5 điểm xét tuyển.
- Những thí sinh thuộc khu vực 2 (KV2) gồm các thành phố trực thuộc tỉnh (không trực thuộc Trung ương); các thị xã; các huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương sẽ được ưu tiên cộng 0,5 điểm xét tuyển
- Các thí sinh thuộc khu vực 2 - nông thôn (KV2-NT) gồm các xã, thị trấn không thuộc KV1, KV2, KV3 sẽ được cộng 1 điểm xét tuyển
- Khu vực 3 (KV3) gồm: Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực”.[11.8]
Dân số nước ta chủ yếu tập trung ở nông thôn, theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 2005 thì dân số ở khu vực nông thôn chiếm 73,03% tổng dân số cả nước, do đó phần lớn dân số vẫn đang phải sống trong điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn và thiếu thốn. Hàng năm về số lượng thí sinh dự thi đai học, cao đẳng thì số thí sinh thuộc các khu vực được cộng điểm ưu tiên theo khu vực chiếm 82%[10.9] trong tổng số thí sinh dự thi. Như vậy, nếu không còn chế độ ưu tiên khu vực đối với các đối tượng nêu trên thì sẽ làm cho đa số thí sinh dự thi đại học, cao đẳng phải chịu thiệt thòi, cánh cửa vào học các trường đại học và cao đẳng sẽ trở nên hẹp lại. Từ đó không có cơ hội để nâng cao trình độ, kiến thức kỹ năng cho người lao động ở các khu vực kinh tế khó khăn. Ví dụ như đợt tuyển sinh 2005, khoảng cách điểm chênh lệch giữa đối tượng được ưu tiên cao nhất với đối tượng thuộc KV 3 là 3,5 điểm, nhờ vậy nhiều thí sinh ở KV1, KV2, KV2-NT đã vượt qua được các thí sinh ở KV 3 để vào học các trường đại học và cao đẳng.
Chính sách ưu tiên về cộng điểm khi tuyển sinh đại học cho các thí sinh ở các khu vực khó khăn là một trong những chính sách cần thiết nhằm tạo điều kiện cho những thí sinh ở các khu vực mà cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn có thể thi đỗ và theo học ở các trường đại học, cao đẳng. Do vậy, qui chế tuyển sinh không thể bỏ đi đối tượng ưu tiên này mà cần mở rộng đối tượng ưu tiên không chỉ có thí sinh thuộc vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn mà cần có cả số thí sinh thuộc vùng kinh tế khó khăn.
1.2 Chính sách về miễn giảm học phí cho sinh viên thuộc đối tượng chính sách, gia đình khó khăn.
Để nhằm giảm bớt khó khăn về mặt kinh tế, cũng như thể hiện sự biết biết ơn của nhà nước đối với những người có công với cách mạng, hiện nay nhà nước ta có chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên thuộc đối tượng chính sách, gia đình có công với cách mạng, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có để họ điều kiện theo học ở các trường đại học và cao đẳng.
Chính sách miễn học phí là chính sách mà đối tượng của chính sách sẽ được miễn phí tòan phần về học phí. Ở nước ta hiện nay chế độ miễn học phí toàn phần được áp dụng anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang và thương binh khi theo học đại học và cao đẳng. Con thương binh, bệnh binh, con người được hưởng diện chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 61% đến 80% [9]. Các đối tượng này được áp dụng mức miễn học phí toàn phần nhằm thế hiện sự quan tâm của nhà nước đến những người có công với cách mạng. đồng thời cũng giảm bớt gánh nặng về vấn đề học phí cho các đối tượng này khi phần lớn là có hoàn cảnh khó khăn.
Chế độ miễn học phí còn được áp dụng đối với các sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không có nơi nương tựa, những người bản thân bị thương tật, có khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 21% trở lên và có xác nhận của hội đồng y khoa. Những đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, hàng ngày họ phải làm việc để có thể kiếm tiền nuôi sống bản thân, tiền để trang trải cho các sinh hoạt hàng ngày như nơi ở, tiền ăn, tiền sách vở…Đối với các đối tượng này thì chính sách miễn học phí thể hiện sự quan tâm của xã hội đối với những hoàn cảnh khó khăn, nhằm góp phần đảm bảo công bằng xã hội.
Đối tượng được hưởng chính sách miễn học phí còn gồm những sinh viên có cả cha mẹ thường trú tại hải đảo hay vùng sâu, vùng cao từ 3 năm trở lên theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. và gia đình thuộc diện cùng kiệt đói có thu nhập bình quân đầu người thường dưới 13 kg gạo. Đây là những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, sinh sống ở những nơi điều kiện kinh tế xã hội chưa phát triển, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, đặc biệt là cơ sở hạ tầng về giáo dục còn rất thấp. Rất ít người ở đây được học tập và có thể theo học đến các bậc học cao như đại học cao đẳng. Chính vì vậy khi có thể thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng đã là một sự cố gắng rất lớn từ phía các sinh viên này. Nếu như không có chế độ miễn học phí đối với các đối tượng này với mức tiền học phí là 180000 đồng/sinh viên/ tháng như hiện nay và có thể tăng lên trong tương lai thì chắc chắn những sinh viên này sẽ phải thôi học. Nhờ có chính sách này mà đã khuyến khích được các đối tượng này cố gắng học tập, nâng cao trình độ để sau này có thể cải thiện tình trạng khó khăn của gia đình.
Nhà nước còn có chế độ miễn học phí cho sinh viên hệ chính quy tập trung ngành sư phạm khi vào học có cam kết sau khi tốt nghiệp phục vụ trong ngành Giáo dục đào tạo nhằm thu hút, tạo điều kiện cho sinh viên sư phạm sau khi ra trường sẽ phục vụ cho ngành giáo dục, từng bước tăng số lượng giáo viên.
Bên cạnh chính sách miễn học phí, Nhà nước còn có chính sách giảm 50% học phí cho các đối tượng sinh viên là con của thương binh; con của bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 21 đến 60 %. Con cán bộ công nhân viên chức mà cha hay mẹ bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên. Có gia đình (gia đình, cha, mẹ hay người nuôi dưỡng) thuộc diện hộ cùng kiệt theo qui định hiện hành của nhà nước. Hộ cùng kiệt là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người hàng tháng quy đổi ra gạo: Dưới 25kg gạo ở thành thị; Dưới 20kg gạo ở nông thôn vùng đồng bằng và trung du; Dưới 15kg gạo ở nông thôn miền núi.
Một thực trạng hiện nay đang gặp phải đối với việc thực hiện chế độ miễn giảm học phí cho đối tượng chính sách, gia đình khó khăn đó là hiện này không có qui định bắt buộc các trường ngoài công lập thực hiện miễn giảm như các trường công lập. Các trường ngoài công lập không được nhà nước cấp ngân sách nên việc miễn giảm học phí tùy thuộc vào khả năng của từng trường. Trong khi đó hàng năm có rất nhiều thí sinh thuộc diện đối tượng chính sách dự thi đại học và cao đẳng nhưng không đỗ vào các trường công lập mà theo học ở các trường ngoài công lập với mức học phí cao hơn rất nhiều so với các trường công lập ( ví dụ như đại học dân lập Văn Lang mức cao nhất là 4.400.000 đ) dẫn đến tình trạng không ít sinh viên họ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status