Những giải pháp hoàn thiện công nghệ Marketing bán lẻ tại cửa hàng thực phẩm Hà Đông thuộc Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hà Tây - pdf 18

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời nói đầu 1
Chương1: Những tiền đề lý luận cơ bản về công nghệ marketing bán lẻ hàng hoá ở cửa hàng 3
I. Hoạt động marketing tại các công ty thương mại bán lẻ trong nền kinh tế thị trường 3
1. Khái niệm, vai trò và chức năng của Công ty thương mại 3
1.1. Khái niệm
1.2. Vai trò của Công ty thương mại trong nền kinh tế thị trường 3
1.3. Chức năng 3
2. Khái quát về bán lẻ hàng hoá ở công ty thương mại 3
2.1. Khái niệm về bán lẻ hàng hoá 3
2.2. Các yếu tố cấu thành quá trình bán lẻ 4
2.3. Đặc trưng của quá trình bán lẻ 5
2.4. Các loại hình cơ sở bán lẻ 6
3. Tư duy Marketing hiện đại trong hoạt động bán lẻ hàng hoá 6
3.1. Quá trình hoạt động Marketing của công ty thương mại 6
3.2. Vai trò của Marketing hiện đại trong hoạt động bán lẻ hàng hoá 7
II. Những nội dung cơ bản của công nghệ Marketing bán lẻ hàng hoá ở công ty thương mại 7
1. Các nội dung cơ bản của công nghệ Marketing 7
1.1. Công nghệ thông tin thị trường 7
1.2. Công nghệ Marketing mục tiêu 7
1.2.1. Công nghệ phân đoạn thị trường của Công ty thương mại 7
1.2.2. Công nghệ lựa chọn và định vị mục tiêu thương mại bán lẻ trên đoạn thị trường mục tiêu 8
1.2.3. Công nghệ định vị mặt hàng thương mại của doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường mục tiêu 8
1.3. Công nghệ triển khai các nỗ lực Marketing bán lẻ hỗn hợp 8
1.3.1. Công nghệ Marketing mặt hàng kinh doanh bán lẻ 8
1.3.2. Công nghệ định giá và thực hành giá bán lẻ 8
1.3.3. Công nghệ Marketing phân phối bán lẻ 9
1.3.4. Nỗ lực Marketing xúc tiến thương mại 9
1.3.5. Phát triển bản sắc văn hoá 9
2. Lựa chọn cách bán hàng và dịch vụ khách hàng 9
2.1. cách bán cổ điển 9
2.2. cách bán hàng tự phục vụ ở doanh nghiệp bán lẻ 10
III. Vận dụng chuỗi giá trị trong công nghệ Marketing bán lẻ 10
1. Khái niệm về giá trị của khách hàng và cung ứng giá trị khách hàng 10
2. Các thành phần của cung ứng giá trị khách hàng 10
3. Mục tiêu chéo của Công ty thương mại trong cung ứng giá trị khách hàng 11
Chương 2: Thực trạng công nghệ Marketing bán lẻ tại cửa hàng thực phẩm Hà Đông 12
I. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của cửa hàng 12
1. Khái quát về cửa hàng 12
2. Chức năng - nhiệm vụ 12
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh doanh 13
4. Sơ đồ mặt bằng cửa hàng 13
5. Kết quả tình hình hoạt động kinh doanh 14
6. Thời gian mở cửa hàng 14
7. Khảo sát chất lượng khách tại cửa hàng 14
8. Mặt hàng kinh doanh của cửa hàng 15
II. Phân tích thực trạng công nghệ Marketing bán lẻ tại cửa hàng thực phẩm Hà Đông trực thuộc Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hà Tây 15
1. Phân tích khái quát chung 15
2. Phân tích việc sử dụng các yếu tố của công nghệ về thiết bị lao động và con người 16
2.1. Công nghệ thông tin ở cửa hàng 16
2.2. Thiết bị lao động 17
3. Phân tích về nội dung các nội dung nắm nhu cầu STP và các phối thức 17
3.1. Thực trạng việc triển khai công nghệ STP của cửa hàng 17
3.2. Công nghệ triển khai nỗ lực Marketing hỗn hợp 18
4. Phân tích công nghệ bán lẻ tại cửa hàng 19
III. Đánh giá chung tình hình (thực trạng) ở cửa hàng 20
1. Ưu điểm 20
2. Nhược điểm 21
3. Nguyên nhân 22
3.1. Chủ quan 22
3.2. Khách quan 22
Chương 3: Một số đề xuất hoàn thiện công nghệ marketing bán lẻ cho cửa hàng thực phẩm Hà Đông 23
I. Những nhiệm vụ đổi mới của doanh nghiệp thương mại bán lẻ và hoàn thiện công nghệ marketing bán lẻ ở cửa hàng 23
1. Dự báo khái quát thị trường bán lẻ Hà Tây từ nay đến năm 2020 23
1.1. Dự báo nhu cầu tiêu thụ ở Hà Tây 23
1.2. Một số dự bán và triển vọng thị trường bán lẻ ở Hà Tây trong xu thế hội nhập kinh tế 23
2. Nhiệm vụ - định hướng về chiến lược kinh doanh của cửa hàng trong tương lai 25
2.1. Nhiệm vụ trong những năm tiếp theo 25
2.2. Định hướng chiến lược kinh doanh 25
II. Giải pháp hoàn thiện công nghệ Marketing bán lẻ cho cửa hàng 26
1. Hoàn thiện các yếu tố của công nghệ 26
1.1. Giải pháp hoàn thiện công nghệ thông tin Marketing bán lẻ 26
1.2. Giải pháp hoàn thiện Marketing STP của cửa hàng 26
1.3. Hoàn thiện đội ngũ cán bộ công nhân viên 27
1.4. Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật 27
2. Hoàn thiện qui tắc bán lẻ 27
3. Hoàn thiện qui trình kỹ thuật bán lẻ 27
4. Giải pháp hoàn thiện công nghệ triển khai nỗ lực Marketing - mix 28
4.1. Hoàn thiện sản phẩm 28
4.2. Hoàn thiện giá 28
4.3. Hoàn thiện nỗ lực phân phối 29
4.4. Hoàn thiện nỗ lực xúc tiến thương mại hỗn hợp 29
III. Một số kiến nghị khác 30
1. Đối với Nhà nước 30
1.1. Phát triển đồng bộ các yếu tố 30
1.2. Hoàn thiện các chính sách và cơ chế quản lý đối với sản xuất kinh doanh thương mại - dịch vụ ở các tỉnh và thành phố 30
1.3. Phát triển các tổ chức xúc tiến thương mại 31
1.4. Hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nguồn lực và nhân tài kinh doanh 31
2. Những kiến nghị đối với tỉnh Hà Tây 31
3. Những kiến nghị với Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hà Tây 31
Lời kết 33
Tài liệu tham khảo
Phần Phụ lục.
Marketing đã từ lâu trở thành một ngành không thể thiếu được trong nền
kinh tế quốc dân và rất cần thiết cho các doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Trên thế giới, hầu hết các doanh nghiệp từ quy mô lớn như các
Công ty đa quốc gia đến các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ đều tổ chức bộ
phận Marketing đảm nhiệm các hoạt động nghiên cứu thị trường và chiến lược
thâm nhập thị trường, bảo đảm đầu vào và tiêu thụ ra cho sản phẩm của doanh
nghiệp… Đối với nền kinh tế Việt Nam từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đều đòi hỏi phải thực thi các hoạt
động liên quan đến Marketing và rất cần các chuyên gia Marketing được đào tạo.
Chính vì những lý do đó mà chuyên sâu Marketing đã được Giáo sư - Hiệu trưởng
ra quyết định thành lập tại trường Đại học Quản lý và kinh doanh Hà Nội.
Sau khi học xong các môn học chuyên ngành như: tổ chức nghiên cứu
Marketing, Marketing dịch vụ, Marketing quốc tế, quảng cáo, quản lý bán hàng…
các môn lý thuyết ở trên lớp. Để “lý luận gắn liền với thực tiễn” và thực tiễn
phương châm “học đi đôi với hành” thì sau mỗi khoá học chuyên ngành là phần
sinh viên đến các doanh nghiệp thực tập và tiếp cận với thực tế, giúp sinh viên sau
khi ra trường “vững về chuyên môn, giỏi về nghiệp vụ”. Trong thời gian thực tập
tại Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hà Tây tui được phân về cửa hàng thực
phẩm Hà Đông trực thuộc Công ty. Căn cứ vào mục tiêu hoạt động kinh doanh bán
lẻ của cửa hàng thực phẩm Hà Đông đang có địa điểm kinh doanh ở thị xã Hà
Đông một trung tâm văn hoá lớn nhất của tỉnh Hà Tây là cung ứng nhiều giá trị
cho khách hàng nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của khách. Để làm được việc này
đòi hỏi công nghệ Marketing bán lẻ tại cửa hàng phải được tổ chức hợp lý. Sau
một thời gian thực tập tại cửa hàng với sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của tập
thể cán bộ công nhân viên cửa hàng cùng thầy giáo T.S Trần Thanh Toàn tui nhận
thấy cửa hàng có nhiều hoạt động hợp lý song bên cạnh đó cũng còn có những vấn
đề cần nghiên cứu hoàn thiện. Do vậy tui lựa chọn đề tài: “Những giải pháp
hoàn thiện công nghệ Marketing bán lẻ tại cửa hàng thực phẩm Hà Đông thuộc
Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Hà Tây” nhằm mục đích tập duyệt sự vận dụng lý luận đã học được ở nhà trường những năm qua vào việc xem xét, đánh giá,
phân tích thực tế kinh doanh nhất là những kiến thức chuyên ngành Marketing và
xem xét đánh giá, công nghệ Marketing bán lẻ ở cửa hàng. Thông qua việc sử dụng
những lý luận thực tiễn để có được những giải pháp phát triển những hoạt động
được coi là hợp lý đặc biệt là những giải pháp hoàn thiện công nghệ Marketing bán
qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh phục vụ người tiêu dùng. Ngoài ra
đề tài còn nhằm củng cố và nâng cao một bước những nhận thức về Marketing ở
cơ sở kinh doanh thương mại, rèn luyện và hoàn thiện các phương pháp nghiên cứu
để vận dụng trong quá trình công tác của cá nhân sau khi tốt nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu của đề tài là sử dụng phương pháp duy vật biện
chứng, phân tích thống kê đồng thời kết hợp với các quan điểm Marketing khác
nhau, qua các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cùng những
hiểu biết qua quan sát thực tế.
Giới hạn của đề tài khi nói về công nghệ kinh doanh, công nghệ Marketing
của hàng hoá như công nghệ Marketing mua hàng, bảo quản dự trữ hàng, công
nghệ Marketing bán lẻ nhưng do thời gian cũng như là phạm vi có hạn tui đặc biệt
đi sâu vào công nghệ Marketing bán lẻ. Trong công nghệ Marketing bán lẻ bao
gồm các công nghệ bán lẻ khác nhau như truyền thống cổ điển, hiện đại, những
mặt hàng khác nhau thì công nghệ cũng khác nhau trong luận văn này tui đặc biệt
đi sâu vào công nghệ truyền thống và những nhóm hàng cơ bản. Luận văn được kết
cấu làm 3 chương.
- Chương I: Những tiền đề lý luận cơ bản của công nghệ Marketing bán lẻ.
-Chương II: Thực trạng công nghệ Marketing bán lẻ của cửa hàng thực
phẩm Hà Đông
Chương III: Một số đề xuất công nghệ Marketing bán lẻ tại cửa hàng
thực phẩm Hà Tây.



B8x2P5S8EG3f4Tp
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status