Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Ngân sách Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội - pdf 18

Download miễn phí Luận văn Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Ngân sách Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội



 
Trang
Mở Đầu 1
Chương I Một vài vấn đề lý thuyết về ngân sách Quận - Huyện 3
I Khái quát Ngân sách nhà nước(NSNN) 3
1. Khái niệm NSNN 3
2. Bản chất NSNN 5
3. Vai trò của NSNN 5
3.1. Ngân sách tiêu dùng: Công cụ bảo đảm thực hiện chức năng Nhà nước công quyền và bảo vệ tổ quốc 5
3.2. Ngân sách phát triển: Công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và điều khiển kinh tế vĩ mô của Nhà nước
6
3.3. NSNN: Công cụ bù đắp những khiếm khuyết của thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái 6
4. Chức năng của NSNN 7
4.1. Chức năng phân phối 7
4.2. Chức năng giám đốc 5
5. Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước 5
5.1. Nguyên tắc thống nhất 9
5.2. Nguyên tắc tập trung dân chủ 9
6. Tổ chức hệ thống NSNN ở Việt Nam 9
7. Phân cấp quản lý NSNN 10
7.1. Nguyên tắc phân cấp quản lý NSNN 10
7.2. Nội dung phân cấp quản lý NSNN 10
8. Năm ngân sách và chu trình ngân sách 10
8.1. Năm ngân sách 10
8.2. Chu trình ngân sách 11
II. Cấp ngân sách Quận -Huyện 11
1. Khái niêm và lịch sử hình thành 11
2. Vai trò của Ngân sách Quận –Huyện 13
2.1. Ngân sách Quận -Huyện - bảo đảm thực hiện chức năng Nhà nước, bảo vệ an ninh trật tự cấp Quận Huyện 13
2.2. Ngân sách Quận -Huyện -Công cụ thúc đẩy, phát triển ổn định kinh tế 14
2.3. Ngân sách Quận -Huyện - Phương tiện bù đắp khiếm khuyết thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, gìn giữ môi trường 14
3. Chức năng của Ngân sách Quận -Huyện 15
3.1. Chức năng phân phối của Ngân sách Quận -Huyện 15
3.2. Chức năng giám đốc của Ngân sách Quận -Huyện 15
4. Nội dung Ngân sách Quận – Huyện 16
4.1. Nội dung thu Ngân sách Quận –Huyện 16
4.2. Nội dung chi của Ngân sách Quận –Huyện 19
4.3. Cân đối Ngân sách Quận -Huyện 24
5. Nội dung quản lý Ngân sách Quận –Huyện 25
5.1. Lập dự toán Ngân sách Quận -Huyện 26
5.2 Chấp hành Ngân sách Quận Huyện 29
5.3. Kế toán và quyết toán Ngân sách Quận -Huyện 32
6. Tính tất yếu của công tác quản lý Ngân sách Quận - Huyện 33
7. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý Ngân sách Quận –Huyện 34
7.1. Yếu tố giá cả 35
7.2. Các nhân tố tác động đến sự tăng, giảm của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) 35
7.3. Các yếu tố về văn hoá, chính trị, xã hội
35
 
Chương II. Thực trạng công tác quản lý Ngân sách Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội trong những năm qua (1999-2001 ) 36
I. Một số đặc trưng về kinh tế, văn hoá, xã hội của Quận Hai Bà Trưng 36
1. Về địa lý hành chính 36
2. Về kinh tế 36
3. Về văn hoá -xã hội 37
II. Thực trạng công tác quản lý Ngân sách Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội ( 1999-2001 ) 37
1. Công tác thu Ngân sách 37
2. Công tác chi Ngân sách Quận 39
3. Tình hình cân đối Ngân sách 40
4. Công tác khai thác nguồn thu Ngân sách trên địa bàn 41
III. Một vài đánh giá về công tác quản lý Ngân sách Quận Hai Bà Trưng 41
1. Những thành tựu 41
2. Hạn chế 43
3. Nguyên nhân của hạn chế 45
3.1. Những nguyên nhân chủ quan 45
3.2. Những nguyên nhân khách quan 45
Chương III. Một vài biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Ngân sách Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 46
I. Định hưóng chung 46
II. Một số giải pháp 49
1. Xây dựng, lập dự toán Ngân sách phải chính xác chi tiết, tránh thâm hụt 49
2. Không ngừng tăng cường kiểm tra, kiểm soát lại tất cả các nguồn thu 50
3. Tạo dựng, khai thác, phát triển nguồn thu mới 51
4. Tổ chức quản lý thu một cách khoa học, chính xác, đơn giản, dễ hiểu 52
5. Tăng cường hiệu quả chi Ngân sách Quân, giám sát, giảm thiểu những khoản chi lãng phí, vô ích. Chấp hành đúng dự toán 52
6. Phòng chống, khắc phục triệt để các sai phạm trong các đơn vị hành chính sự nghiệp của Quận 54
7. Nâng cao vai trò kiểm soát chi qua Chi cục Kho bạc 55
8. Hoàn thiện một số vấn đề chủ yếu trong cơ chế quản lý Ngân sách phường 56
9. Nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên, không ngừng đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực 57
III. Kiến nghị 59
1. Hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý Ngân sách Nhà nước tạo thế chủ động tối đa cho chính quyền cơ sở nói chung và chính qưyền Quận nói riêng 59
2. Đổi mới quy trình thu thuế đối với các với các doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức tự khai, tự tính, tự nộp cho doanh nghiệp 65
3. Tăng cưòng thanh tra tài chính 66
4. Công khai Ngân sách 67
5. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách giá cả nhằm góp phần cân đối Ngân sách 68
6. Hoàn thiện cơ chế sổ sách hoá đơn chứng từ 69
Kết luận 70
Tài liệu tham khảo 71
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

và nhiệm vụ phải chi trong quý, các đơn vị sử dụng Ngân sách lập dự toán chi quý (có chia tháng ), chi tiết theo các mục trên của mục lục NSNN gửi cơ quan quản lý cấp trên. Cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp, lập dự toán chi Ngân sách quý (có chia ra tháng ), gửi cơ quan tài chính đồng cấp trước 10 ngày của tháng cuối quý trước .
Cơ quan tài chính căn cứ vào nguồn thu và nhiệm vụ chi trong quý lập dự toán điều hành Ngân sách quý báo cáo UBND. Trong báo cáo, cân đối Ngân sách phải được lập một cách chắc chắn, đồng thời nêu rõ các biện pháp thực hiện và các kiến nghị cần thiết đối với các cấp có thẩm quyền.
5.2.2 Tổ chức thu Ngân sách Quận -Huyện .
Căn cứ và tờ khai thuế và các khoản phải nộp NSNN của các tổ chức cá nhân có nghĩa vụ phải nộp Ngân sách , cơ quan thu kiểm tra, xác định số thuế và các khoản phải nộp Ngân sách và ra thông báo thu Ngân sách gửi đối tượng nộp.
Nếu hết thời hạn nộp tiền trong thông báo thu Ngân sách mà tổ chức, cá nhân vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thì cơ quan thu được quyền yêu cầu Ngân Hàng hay Kho Bạc Nhà nước trích số tiền phải nộp từ tài khoản của tổ chức, cá nhân đó để nộp Ngân sách hay áp dụng các biện pháp tài chính khác để thu Ngân sách.
cách thu NSNN: Toàn bộ các khoản thu của NSNN phải nộp trực tiếp vào Kho bạc Nhà nước trừ các khoản dưới đây do cơ quan thu có thể thu trực tiếp song phải định kỳ nộp vào Kho bạc Nhà nước trong thời hạn quy định:
-Thu phí, lệ phí
-Thu thuế Hộ kinh doanh không cố định
-Các khoản thu ở địa bàn xã, nơi không có điểm thu của Kho bạc Nhà nước .
5.2.3 Hoàn trả các khoản thu Ngân sách Quận -Huyện .
Các trường hợp được trả thu Ngân sách là:
+Thu không đúng chính sách, chế độ.
+Trả lại đối tượng nộp theo chính sách của Nhà nước .
Việc hoàn trả các khoản thu Ngân sách được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Một là, Ngân sách Quận -Huyện được hưởng khoản thu này từ cơ quan tài chính cấp Quận - Huyện ra quyết định hoàn trả. Nếu khoản thu đã phân chia giữa Ngân sách các cấp thì cơ quan tài chính ở cấp cao nhất ra quyết định hoàn trả.
Hai là, khoản thu đã hạch toán vào chương, loại, khoản, mục, tiểu mục nào thì hoàn trả từ chương, loại, mục, tiểu mục đó. Trường hợp hoàn trả cho khoản thu đã quyết toán vào niên độ Ngân sách các năm trước cơ quan tài chính ra lệnh cấp hoàn trả vào chương “ Các quan hệ khác của Ngân sách".
Ba là, khoản thu đã hạch toán và quỹ Ngân sách Quận -Huyện thì được hoàn trả từ quỹ Ngân sách Quận -Huyện .
Bốn là, căn cứ vào chứng từ hoàn trả của cơ quan tài chính, Kho Bạc Nhà nước hạch toán giảm thu hay hạch toán chi NSNN và thanh toán trực tiếp cho đối tượng được hưởng .
5.2.4 Tăng giảm thu, chi Ngân sách
Số tăng thu hay tiết kiệm chi số dự toán được đuyệt được sử dụng để giảm bội chi, tăng trả nợ hay bổ sung quỹ dự chữ tài chính, hay tăng chi một số khoản cần thiết khác, kể cả tăng chi cho Ngân sách cấp dưới nhưng không được tăng chi về quỹ tiền lương, trừ trường hợp Nhà nước thay đổi chính sách về tiền lương hay các khoản trợ cấp, thưởng có tính chất tiền lương.
Nếu giảm thu so với dự toán được duyệt thì phải xắp xếp lại để giảm một số khoản chi tương ứng.
Khi phát sinh các công việc đột xuất như khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và các nhu cầu chi cấp thiết chưa được bố trí hay bố trí chưa đủ trong dự toán được giao mà sau khi xắp xếp lại các khoản chi, cơ quan chủ quản đơn vị sử dụng Ngân sách không xử lý được thì từng cấp phải chủ động sử dụng dự phòng cấp mình để xử lý. Nếu không còn dự phòng Ngân sách thì sắp xếp lại chi để đáp ứmg nhu cầu chi đột xuất.
5.2.5 Xử lý thiếu hụt tạm thời
Khi xảy ra thiếu hụt Ngân sách tạm thời do nguồn thu và các khoản vay trong kế hoạch tập trung chậm hay có nhiều nhu cầu phải chi trong cùng thời điểm dẫn đến mất cân đối tạm thời về quỹ Ngân sách .
Ngân sách Quận -Huyện được vay quỹ dự trữ tài chính của tỉnh theo quyết định của Chủ tịch UBND Tỉnh. Các khoản vay quỹ dự trữ tài chính phải được hoàn trả trong năm Ngân sách. Nếu đến thời hạn mà không trả thì bên cho vay có quyền yêu cầu Kho bạc Nhà nước trích tài khoản của bên vay để trả nợ.
5.2.6 Sử dụng quỹ dự phòng, quỹ dự trữ tài chính.
Dự phòng Ngân sách được sử dụng để khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và trong trừơng hợp phát sinh nhu cầu chi cấp thiết chưa được bố trí.
Quỹ dự trữ tài chính được sử dụng để cho vay hay đầu tư .
5.3 Kế toán và quyết toán Ngân sách Quận -Huyện .
Các cơ quan quản lý Ngân sách Quận -Huyện, các đơn vị dự toán có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác kế toán Ngân sách thuộc phạm vi quản lý, lập quyết toán thu chi Ngân sách, tổng hợp báo cáo quyết toán Ngân sách.
5.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán Ngân sách
Đơn vị dự toán và cấp chính quyền, phải tổ chức bộ máy kế toán Ngân sách. Những cán bộ làm công tác kế toán phải được bố trí theo đúng chức danh tiêu chuẩn quy định của Nhà nước và được bảo đảm quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ.
Khi thay đổi cán bộ kế toán phải thực hiện bàn giao giữa cán bộ kế toán cũ với cán bộ kế toán mới, cán bộ kế toán cũ vẫn phải chịu trách nhiệm về công việc của mình đã làm kể từ ngày bàn giao về trước, cán bộ kế toán mới phải chịu trách nhiệm về công việc của mình kể từ ngày nhận bàn giao.
Khi giải thể, sát nhập hay chia tách đơn vị kế toán, thủ trưởng và kế toán trưởng hay người phụ trách công tác kế toán phải hoàn thành việc quyết toán của đơn vị cũ đến thời điểm đó.
5.3.2 Khoá sổ kế toán Ngân sách
Hết kỳ kế toán ( tháng, quý, năm ) các đơn vị dự toán và Ngân sách các cấp chính quyền phải thực hiện công tác khoá sổ kế toán.
5.3.3 Báo cáo kế toán thu, chi Ngân sách
Các đơn vị dự toán các cấp phải báo cáo kế toán theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Cơ quan kho bạc Nhà nước tổ chức hạch toán và kế toán xuất, nhập quỹ NSNN theo chế độ kế toán Kho bạc Nhà nước.
Cơ quan tài chính phải tổ chức hạch toán kế toán và báo cáo kế toán thu, chi NSNN theo chế độ kế toán NSNN hiện hành. Hàng tháng, lập báo cáo thu NSNN, chi Ngân sách địa phương gửi UBND và cơ quan tài chính cấp trên.
5.3.4 Quyết toán Ngân sách
Nguyên tắc lập báo cáo quyết toán Ngân sách:
- Số liệu trong báo cáo quyết toán phải chính xác trung thực. Nội dung báo cáo quyết toán Ngân sách phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và phải báo cáo quyết toán chi tiết theo Mục lục NSNN.
- Báo cáo quyết toán năm của đơn vị dự toán gửi cơ quan tài chính phải gửi kèm các báo cáo sau đây:
+ Bảng cân đối tài khoản cuối ngày 31/12.
+ Báo cáo thuyết minh quyết toán năm.
( Báo cáo quyết toán năm phải có xác nhận của Kho bạc Nhà nước)
- Báo cáo quyết toán Ngân sách của các đơn vị dự toán và của các cấp chính quyền không được quyết toán chi lớn hơn thu.
- Cấp dưới không được quyết toán các kho...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status