Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại



MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
I. Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn 2
1.1 Đối với NHTM 2
1.2 Đối với khách hàng 2
II. Hoạt động huy động vốn của NHTM 3
III. Hoạt động huy động vốn của NHTM 3
3.1 Nghiệp vụ huy động tiền gửi của NHTM 3
3.1.1 Tiền gửi thanh toán 3
3.1.1.1 Đối tượng khách hàng và tình huống sử dụng 3
3.1.1.2 Thủ tục mở tài khoản 4
3.1.1.3 Tính lãi tiền gửi thanh toán 4
3.1.2 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm 5
3.1.2.1 Tiết kiệm không kỳ hạn 5
3.1.2.2 Tiết kiệm định kỳ 5
3.1.2.3 Các loại tiết kiệm khác 6
3.2 Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành các loại giấy tờ có giá 6
3.2.1 Huy động vốn ngắn hạn qua phát hành các loại giấy tờ có giá 6
3.2.1.1 Xác định khách hàng tiềm năng 6
3.2.1.2 Đề nghị phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn 7
3.2.1.3 Thông báo phát hành giấy tờ có giá 7
3.2.1.4 Phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn và huy dộng tiền gửi ngắn hạn 8
3.2.1.5 Huy động vốn ngắn hạn thông qua phát hành kỳ phiếu 9
3.2.1.6 Huy động vốn ngắn hạn thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi. 9
3.2.2 Huy động vốn trung và dài hạn qua phát hành giấy tờ có giá 9
3.2.2.1 Xác định khách hàng tiềm năng 10
3.2.2.2 Huy động vốn dài hạn bằng phát hành trái phiếu 10
3.2.2.3 Huy động vốn dài hạn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi. 10
3.2.2.4 Huy động vốn dài hạn bằng việc phát hành cổ phiếu 11
3.2.2.5 Xác định chi phí huy động vốn dài hạn của NHTM 11
3.2.2.6 Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác và từ NHNN 12
II Thực trạng huy động vốn của các NHTM 13
2.1 Thực trạng huy động vốn của NHTM 13
2.2 Huy động vốn ở các NHTMNN 18
2.3 Đối với NHTM và NHTMNN còn một biện pháp tăng vốn : 19
2.4 Từ thực tế trên cho ta thấy mức độ huy động vốn và hiệu quả kinh doanh của các NHTM được thể hiện qua các điều sau: 20
Kết luận 23
Danh mục tài liệu tham khảo 24
I. Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn
Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho NH nhưng nó là nghiệp vụ rất quan trọng. Không có nghiệp vụ huy động vốn coi như không có hoạt động của NHTM. Khi thành lập, NH phải có một số vốn điều lệ. Nhưng số vốn này chỉ đủ để đầu tư cho các tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bị chứ chưa đủ vốn để NH có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng và cấp các hoạt động NH khác. Để có vốn thực hiện các hoạt động này, NH phải huy động vốn từ khách hàng. Nhiệp vụ huy động vốn do vậy cũng có ý nghĩa rất quan trọng với NH cũng như với khách hàng.
1.1 Đối với NHTM
- Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho NH thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Không có nghiệp vụ huy động vốn, NHTM sẽ không đủ nguồn vốn tuy khtài trợ cho hoạt động của mình. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huy động vốn NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàng đối với NH. Từ đó , NHTM có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng. Như thế nghiệp vụ huy độn vốn đã giải quyết đầu vào cho NH.
1.2 Đối với khách hàng
- Ngiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lời, tạo điều kiện cho việc gia tăng tiêu dùng trong tương lai.
- Mặt khác , nghiệp vụ huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi.
- Nghiệp vụ huy động vốn giúp khách hàng có cơ hội tiệp cận với các dich vụ của NH, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua NH và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cần vốn cho sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng.

II. Hoạt động huy động vốn của NHTM
Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM. Hoạt động này mang lại nguồn vốn để NH có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ NH cho khách hàng. Nhìn vào bảng cân đối tài sản của NHTM chúng ta thấy rằng nghiệp vụ huy động vốn được phản ánh vào tài sản bên nợ. Do đó huy động vốn còn được gọi là nghiệp vụ tài sản nợ.
Theo quy định của pháp luật thì NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau đây:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức gửi tiền không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạ và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi , trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được thống đốc NHNN cho phép.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức tín dụng nước ngoài.
- Vay vốn ngắn hạn của NHNN theo quy định của luật NHNN Viêtn Nam.
III. Hoạt động huy động vốn của NHTM
3.1 Nghiệp vụ huy động tiền gửi của NHTM
Tiền gửi khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của NHTM. Để có thể gia tăng tiền gửi trong môi trường cạnh tranh, và nguồn tiền gửi ngày càng có chất lượng cao, các NHTM đã đưa ra và thực hiện nhiều hình thức huy động vốn khác nhau.
3.1.1 Tiền gửi thanh toán
3.1.1.1 Đối tượng khách hàng và tình huống sử dụng
Tiền gửi thanh toán là hình thức huy động vốn của NHTM bằng cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán. Tài khoản này mở cho các đối tượng khách hàng, cá nhân hay tổ chức, có nhu cầu thực hiện thanh toán qua NH.
Để thực hiện nghiệp vụ thanh toán này, đòi hỏi khách hàng phải mở tài khoản tiền gửi thanh toán ở NH. Số dư có trên tài khoản thanh toán của khách hàng có thể hình thành từ hai nguồn: (1) do khách hàng nộp tiền mặt vào. (2) do khách hàng nhận tiền chuyển khoản từ các đơn vị khác. Số dư này nhằm duy trì khâ năng thanh toán và chi trả của khách hàng ở bất cứ thời điểm nào.
Tuy nhiên không phải lúc nào khách hàng cũng sử dụng số dư này, do vậy số dư này nhàn rỗi tạm thời cho đến khi được huy động vào thanh toán. Những lúc tạm thời nhàn rỗi này, số dư tài khoản thanh toán trở thành nguồn vốn của NH. Do đó NH có thể sử dụng cho hoạt động của mình. Mặt khác, tài khoản tiền gửi là loại tài khoản không kỳ hạn, khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào mà không cần bào trước cho NH nên NH rất khó có kế hoạch việc sử dụng nguồn tiền gửi này. Do đó đối với loại tiền gửi này NH trả lãi suất rất thấp, thậm chi không trả lãi suất cho khách hàng. Do không được trả lãi cao, nên khách hàng không duy trì số dư tài khoản nhiều, chỉ đủ chi trả cho nhu cầu hàng
ngày. Mặc dù số dư không lớn nhưng với số tài khoản lớn nên tổng số vốn huy động qua tiền gửi thanh toán của tất cả các khách hàng trở nên đáng kể.
3.1.1.2 Thủ tục mở tài khoản
Hiện nay các NHTM đều khuyến khích và tào điều kiện thuận lợi cho khách hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại NH. Để mở tài khoản thanh toán tại NH khách hàng cần làm thủ tục như sau :
-Đối với khách hàng cá nhân chỉ cần điền vão mấu giấy đề nghị mở tài khoản tiền gửi cá nhân, đăng ký chữ ký mẫu , xuất trình và nộp bản sao chứng minh nhân dân.
- Đối với khách hàng là tổ chức, chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoản tiền gửi thanh toán, đăng ký chữ ký mẫu và mẫu con dấu của người đại diện. Xuất trình và nộp bản sao giấy chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức, và các giấy tờ chứng minh tư cách thay mặt hợp pháp của chủ tài khoản.
- Đối với khách hàng là đồng chủ tài khoản cần điều kiện và nộp giấy đề nghị mở tài khoản đồng sở hữu, các giấy tờ chứng minh tư cách thay mặt hợp pháp của người thay mặt cho tổ chức tham gia tài khoản đồng sở hữu, văn bản thỏa thuận quản lý và sử dụng tài khoản chung của các đồng chủ tài khoản.
3.1.1.3 Tính lãi tiền gửi thanh toán
Tùy vào điều kiện của từng nước để tính lãi tiền gửi thanh toán.
Thông thường ở các nước phát triển không có lãi tiền gửi thanh toán do mục đích chính của việc gửi tiền là dùng để thanh toán chứ không phải dùng để sinh lời.
Ở Việt Nam lãi suất của tiền gửi thanh toán vẫn có nhưng rất thấp, khoảng từ 0.2 – 0.5%/ 1 tháng.


paV2H76BcOzk4aM
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status