Rủi ro cho vay trong hoạt động của Ngân hàng thương mại - pdf 18

Download miễn phí Đề tài Rủi ro cho vay trong hoạt động của Ngân hàng thương mại



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .1
LỜI MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I. Tổng quan về hoạt động cho vay của NHTM: 5
1.1.Hoạt động cho vay của NHTM: 5
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho vay: 5
1.1.1.1. Khái niệm: 5
1.1.1.2. Đặc điểm: 5
1.1.2. Các loại hình cho vay: 6
1.1.3. Vai trò của hoạt động cho vay: 8
1.2 Rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng: 9
1.2.1.Quan niệm về rủi ro và các loại rủi ro trong cho vay của NHTM: 9
1.2.2. Nguyên nhân : 10
1.2.2.1. Nguyên nhân khách quan : 10
1.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan: 12
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro cho vay : 13
1.2.3.1 Nợ quá hạn: 13
1.2.3.2.Các chỉ tiêu khác : 15
1.2.4.Tác hại của rủi ro cho vay đối với hoạt động của ngân hàng : 16
CHƯƠNG II. Thực trạng rủi ro cho vay của các NHTM Việt Nam và giải pháp phòng ngừa: 17
2.1. Thống kê về tỷ lệ nợ quá hạn ở một số ngân hàng: 17
2.1.1.Thực trạng tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam: 17
2.1.1.1.Chi tiết các khoản mục nợ có vấn đề: 17
2.1.1.2.Nợ quá hạn phân theo thời gian: 19
2.1.1.3. Nợ quá hạn phân theo loại tiền: 19
2.1.2. Tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình: 20
2.1.3. Thực tế về nợ quá hạn tại chi nhánh Hà Thành – Ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam được thể hiện qua bảng sau: 21
2.1.5.Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế tại Phòng giao dịch 1 - Sở Giao dịch Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam qua các năm 2002-2004: 22
2.2. Tỷ lệ gia hạn nợ: 23
2.3. Giải pháp phòng ngừa: 24
2.3.1. Chú trọng công tác thẩm định khách hàng và phương án vay vốn: 24
2.3.2. Xem xét tính khả thi của phương án kinh doanh trước khi quyết định cho vay: 25
2.3.3. Giám sát chặt chẽ các khoản cho vay: 26
2.3.4. Thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay: 26
2.3.5. Thực hiện phân tán rủi ro: 26
2.3.6. Thường xuyên đào tạo cán bộ và nâng cao chất lượng nghiệp vụ: 27
2.3.7. Áp dụng thành quả của khoa học công nghệ vào hoạt động, đưa vào các dịch vụ hiện đại: 27
2.3.8. Chỉ mở rộng khối lượng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng: 28
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ắt được các cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận.
Để có nguồn vốn kinh doanh, khách hàng có thể có nhiều cách như đi vay người thân, đi vay các nhân tổ chức khác, hùn vốn, góp vón với cá nhân tổ chức khác… Nhưng khách hàng thường tìm đến ngân hàng để vay vốn vì ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh, khoản cho vay có tính ổn định cao, chi phí phù hợp và khách hàng có thể chủ động trong việc trả nợ.
Đối với nền kinh tế:
Ngân hàng đóng vai trò như cầu nối giữa người có vốn nhàn rỗi và người thiếu vốn, do vậy ngân hàng giúp sinh lời đối với nguồn vốn nhàn rỗi, đáp ứng nhu cầu về vốn của những người có phương án sản xuất kinh doanh tốt.
Việc ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời, tạo điêù kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển.
Hoạt động tín dụng (cho vay và đi vay) còn là công cụ vĩ mô của Nhà nước để tài trợ cho một số ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm và hỗ trợ cho các thành phần kinh tế phát triển.
Cho vay nói riêng và tín dụng ngân hàng nói chung còn tạo điều kiện phát triển kinh tế đối ngoại. Ngày nay, xu hướng doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam tìm đối tác nước ngoài là rất mạnh, đặc biệt là hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO, thì quan hệ kinh tế đối ngoại sẽ càng phát triển. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ đứng trước thách thức lớn là phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực kinh tế mạnh, công nghệ, kĩ thuật hiện đại… Khi đó, các doanh nghiệp nước ta phải không ngừng đổi mới về mọi mặt để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Nhưng để làm được điều đó, doanh nghiệp cần có đủ tiềm lực tài chính. Khi đó, tín dụng ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay là sự hỗ trợ đặc biệt cần thiết đối với các doanh nghiệp.
1.2 Rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng:
1.2.1.Quan niệm về rủi ro và các loại rủi ro trong cho vay của NHTM:
Hoạt động tín dụng thiết lập mối quan giữa hai chủ thể là Ngân hàng và khách hàng. Khi quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng không được thực hiện đúng theo hợp đồng thì rủi ro xuất hiện, với hoạt động cho vay thì đó là rủi ro cho vay.
Đối với ngân hàng, rủi ro cho vay là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chụi do khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết, chậm trả hay không trả cả gốc và lãi khi đến hạn.
Và nhìn chung ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi thấy an toàn. Tuy nhiên không một nhà kinh doanh ngân hàng tài ba nào có thể đoán chính xác các vấn đề sẽ xảy ra, khả năng hoàn trả tiền vay của khách hàng có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân. Hơn nữa nhiều cán bộ tín dụng không có khả năng thực hiện phân tích tín dụng thích đáng. Do vậy trong quan điểm quản lý ngân hàng nhất trí rằng, rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro cho vay nói riêng là không thể tránh khỏi, là khách quan. Nhiều quan điểm cho rằng rủi ro là bạn đường trong kinh doanh, có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ.
1.2.2. Nguyên nhân :
Ngân hàng cho vay với nhiều đối tượng với các cách cho vay khác nhau, dẫn đến mục đích vay, thời hạn vay, cách hoàn trả và khả năng hoàn trả là khác nhau. Do vậy nguyên nhân gây ra rủi ro cho vay cũng rất đa dạng.
1.2.2.1. Nguyên nhân khách quan :
Đó là những nguyên nhân bất khả kháng tác động đến người vay khiến họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.
Ví dụ :Thiên tai, Chiến tranh, hay những thay đổi ở tầm vĩ mô (thay đổi Chính phủ, chính sách kinh tế, hàng rào thuế quan...) vượt quá tầm kiểm soát của người vay lẫn người cho vay.
Những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục tới người vay, tạo thuận lợi hay khó khăn cho người vay. Nhưng nhiều người vay với bản lĩnh của mình có khả năng dự báo, thích ứng, hay khắc phục những khó khăn. Trong những trường hợp khác, người vay có thể bị tổn thất song vẫn có khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, đủ gốc và lãi. Tuy nhiên khi tác động của những nguyên nhân bất khả kháng xảy ra đối với người vay là nặng nề, khả năng trả nợ của họ bị suy giảm.
* Môi trường tự nhiên :
Sự thay đổi của môi trường tự nhiên như thay đổi thời tiết dẫn đến hạn hán, lũ lụt... làm cho hoạt động kinh doanh của khách hàng bị đình trệ, giảm sút,... dấn đến thua lỗ, phá sản, (đặc biệt là các khách hàng hoạt động trong kĩnh vực : Nông nghiêp, Lâm nghiệp, Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản...), khách hàng mất khả năng thanh toán.
* Môi trường pháp lý :
Môi trường pháp lý tốt là điều kiện tốt để phát triển hoạt động kinh doanh, tuy nhiên nếu môi trường pháp lý thay đổi sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho hoạt động kinh doanh và là nguyên nhân dẫn đến việc phá sản, kinh doanh thua lỗ. Những văn bản pháp luật mới có thể gây hạn chế cho một số lĩnh vực, việc tăng thuế, giảm thuế, tăng hạn ngạch, tăng giảm bảo hộ đối với một số ngành sẽ gây cho chủ thể kinh doanh ngành đó có những biến đổi nhất định. Làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng: thanh toán chậm, không trả được hết gốc và lãi khi đến hạn thanh toán.
* Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, kinh tế càng phát triển doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh và nhu cầu vay vốn càng cao. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế thường theo chu kỳ, những biến động trong nền kinh tế không phải nhà kinh doanh nào cũng có khả năng dự báo trước và đưa ra được những biện pháp phòng ngừa hợp lý để đối phó được những thay đổi đó, khiến họ không có khả năng hoàn trả đúng hạn cho ngân hàng hay cố tình hoàn trả chậm gây nhiều tổn thất cho ngân hàng.
* Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay:
Đây là nguyên nhân chính gây ra rủi ro. Những rủi ro này ngân hàng có thể phần nào kiểm soát được nếu ngân hàng thực hiện tốt việc sàng lọc khách hàng và quản lý, giám sát tốt các món vay trong kì hạn vay. Khả năng không trả được nợ đúng hạn của khách hàng có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau :
- Do hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng bị thua lỗ, khách hàng không có khả nằng thanh toán nợ theo đúng thời hạn đã định :
+ Trình độ quản lý yếu kém của doanh nghiệp cả về quá trình sản xuất và sử dụng con người. Quản lý kém gây giảm sút tài sản của doanh nghiệp và dẫn đến khả năng phá sản , không trả đựoc nợ vay.
+Do yếu kém trong khâu định hướng sản xuất của doanh nghiệp: Điều đó làm cho doanh nghiệp có những nhân định sai về xu hướng thị trường trong tương lai, doanh nghiệp không có sự thay đổi kịp thời về nhân lực và sản phẩm cho phù hợp… Sản phẩm làm ra không được thị trường chấp nhận do mẫu mã, giá cả chưa hợp lý, không được sự chấp nhận rộng rãi của người tiêu dùng gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
+Do lừa đảo của đối tác làm ăn trong quá trình kinh doanh làm doanh nghiệp thua lỗ trong kinh doanh làm giảm khả năng trả nợ của doanh ng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status