Điều khiển đèn giao thông bằng PLC (sử dụng ngôn ngữ lad) - pdf 18

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI NÓI ĐẦU
Chương 1: VI ĐIỀU KHIỂN 1
1.1. Giới thiệu chung về Vi Điều Khiển 2
1.1.1. Vi Điều Khiển 2
1.1.2. Giới thiệu họ AVR 3
1.2. Tìm hiểu về ATmega8 4
1.3. Truyền thông ATmega8 8
1.3.1 Giao tiếp RS232 8
1.3.2 Sơ đồ mạch 9
1.3.3 Phần mềm lập trình và cách khởi tạo 10
1.3.4 Chương trình 12
1.3.4.1. Phần khai báo. 12
1.3.4.2. Phần chương trình. 15
Chương 2: PLC 19
2.1. Giới thiệu chung về PLC 20
2.1.1. Khái niệm PLC 20
2.1.2. Lịch sử phát triển 21
2.1.3. Phạm vi ứng dụng 21
2.1.4. Vai trò của PLC trong quá trình tự động hóa sản xuất 21
2.1.5. Khả năng của PLC 21
2.1.6. Ưu điểm của PLC 22
2.1.7. Lập trình cho PLC 22
2.2. Cấu trúc phần cứng của bộ PLC S7-300 23
2.2.1. Các tín hiệu kết nối với PLC 23
2.2.2. Các modul của PLC S7-300 23
2.2.3. Kiểu dữ liệu và phân chia bộ nhớ 25
2.2.4. Cấu trúc bộ nhớ của CPU 25
2.2.5. Vòng quét chương trình 26
2.3. Điều khiển Đèn giao thông bằng PLC ( Sử dụng ngôn ngữ LAD) 26
2.3.1. Giới thiệu bộ Đèn giao thông 26
2.3.2. Linh kiện trong mạch điều khiển Đèn giao thông 27
2.3.3. Quét led 7 đoạn 28
2.3.4. Giải thuật điều khiển 29
2.3.5. Chương trình 30
KẾT LUẬN 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
. Giới thiệu chung về Vi Điều Khiển
1.1.1. Vi Điều Khiển
Vi điều khiển là một máy tính được tích hợp trên một chíp, nó thường được sử dụng để điều khiển các thiết bị điện tử. Vi điều khiển thực chất là một hệ thống bao gồm một vi xử lý có hiệu suất đủ dùng và giá thành thấp (khác với các bộ vi xử lý đa năng dùng trong máy tính) kết hợp với các khối ngoại vi như bộ nhớ, các mô đun vào/ra, các mô đun biến đổi số sang tương tự và tương tự sang số,... Ở máy tính thì các mô đun thường được xây dựng bởi các chíp và mạch ngoài. Vi điều khiển thường được dùng để xây dựng các hệ thống nhúng. Nó xuất hiện khá nhiều trong các công cụ điện tử, thiết bị điện, máy giặt, lò vi sóng, điện thoại, đầu đọc DVD, thiết bị đa phương tiện, dây chuyền tự động, v.v.
Hầu hết các vi điều khiển ngày nay được xây dựng dựa trên kiến trúc Harvard, kiến trúc này định nghĩa bốn thành phần cần thiết của một hệ thống nhúng. Những thành phần này là lõi CPU, bộ nhớ chương trình (thông thường là ROM hay bộ nhớ Flash), bộ nhớ dữ liệu (RAM), một hay vài bộ định thời và các cổng vào/ra để giao tiếp với các thiết bị ngoại vi và các môi trường bên ngoài - tất cả các khối này được thiết kế trong một vi mạch tích hợp. Vi điều khiển khác với các bộ vi xử lý đa năng ở chỗ là nó có thể hoạt động chỉ với vài vi mạch hỗ trợ bên ngoài.
Các vi điều khiển thông dụng :
• Họ vi điều khiển AMCC (do tập đoàn "Applied Micro Circuits Corporation" sản xuất). Từ tháng 5 năm 2004, họ vi điều khiển này được phát triển và tung ra thị trường bởi IBM.
 403 PowerPC CPU
 PPC 403GCX
 405 PowerPC CPU
 …
• Họ vi điều khiển Atmel
 Dòng Atmel AT91 (Kiến trúc ARM THUMB)
 Dòng AT90, Tiny & Mega – AVR (Atmel Norway design)
 Dòng Atmel AT89 (Kiến trúc Intel 8051/MCS51)
 Dòng MARC4
• Họ vi điều khiển Cypress MicroSystems
 CY8C2xxxx (PSoC)
• Họ vi điều khiển Freescale Semiconductor. Từ năm 2004, những vi điều khiển này được phát triển và tung ra thị trường bởi Motorola.
 Dòng 8-bit : 68HC05 (CPU05), 68HC08 (CPU08).
 Dòng 16-bit : 68HC12 (CPU12), 68HC16 (CPU16).
 Dòng 32-bit : Freescale 683XX (CPU32), MPC500.
• Họ vi điều khiển Fujitsu
 F²MC Family (8/16 bit)
• Họ vi điều khiển Intel
 Dòng 8-bit : 8XC42, MCS48.
 Dòng 16-bit : 80186/88, MCS96, MXS296
 Dòng 32-bit : 386EX, i960
• Họ vi điều khiển Microchip
 12-bit instruction PIC
 14-bit instruction PIC
 PIC16F84
 16-bit instruction PIC
• Họ vi điều khiển National Semiconductor
 COP8
 CR16
• Họ vi điều khiển STMicroelectronics
 ST 62
 ST 7
• Họ vi điều khiển Philips Semiconductors
 LPC2000
 LPC900
 LPC700


1xV863xfEFs5s1b
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status