Tốt nghiệp tổng quan về Edm - pdf 19

Download miễn phí Đồ án Tốt nghiệp tổng quan về Edm



Mục lục
Chương 2 Thiết bị điều khiển logic khả trình (PLC) 45
2.1 PLC và khả năng của PLC 45
2.1.1 PLC là gì ? 45
2.1.2 Khả năng và ưu điểm của PLC so với các loại điều khiển khác 46
2.2 Lí do sử dụng PLC & giá trị kinh tế 49
2.2.1 Lí do sử dụng PLC 49
2.2.2 Giá trị kinh tế 50
2.3 Cấu hình cứng 52
2.4 Cấu trúc bộ nhớ 57
2.4.1 Phân chia bộ nhớ 57
2.4.2 Vùng chứa chương trình ứng dụng 58
2.4.3 Vùng chứa tham số của hệ điều hành và chương trình ứng dụng 58
2.4.4 Vùng dữ liệu 59
2.4.5 Vùng đối tượng 62
2.5 Thực hiện chương trình 63
2.6 Hoạt động của cpu và quá trình điều khiển 65
2.6.1 Hoạt động của CPU 65
2.6.2 Quá trình điều khiển 66
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ược nhưng chỉ trong một giới hạn rất hạn hẹp.
Tiếp xúc vật lí
Quy trình cứng
Không thay đổi
Thay đổi
Liên kết cứng
Liên kết phích cắm
Rơle, linh kiện điện tử Mạch ĐT, cơ thuỷ khí
Bộ nhớ khả LT
Quy trình mềm
Khả LT tự do
Bộ nhớ Thay đổi
RAM EEPROM
ROM EPROM
PLC xử lí một bit
PLC xử lí từ ngữ
Chức năng lưu trữ
ĐIỀU KHIỂN
Các hệ điều khiển linh hoạt được chia làm hai loại:
Điều khiển linh hoạt có thể lập trình trực tiếp, hay còn gọi là “có thể lập trình tự do”. Loại điều khiển này chứa bộ nhứ tiếp cận ngẫu nhiên (Random Access Memories), cho phép nhập dữ liệu hay phát lệnh thay đổi, hay thêm vào mà không cần thao tác cơ học.
Điều khiển linh hoạt có bộ nhớ thay đổi được. Loại này dùng bộ nhớ chỉ ghi một lần và sau đó chỉ có thể đọc ra mà thôi (ROM) và có thể lập trình lại được bằng cách thay bộ nhớ. Một số thành phần của nó có thể được thay khi một chương trình được soạn thảo hay biến đổi.
Vì cấu trúc các bộ điều khiển khả lập trình được dựa trên cùng một nguyên lí với kiến trúc của máy tính cho nên nó không chỉ thi hành các nhiệm vụ chuyển đổi mà có thể thực thi các ứng dụng khác như đếm, so sánh, tính toán hay xử lí các tín hiệu tương tự cho những mục đích riêng chẳng hạn như trong các quy trình kĩ thuật cơ khí...
Như vậy, sự khác nhau chính giữa bộ điều khiển Logic khả trình và công nghệ Rơle hay bán dẫn là ở chỗ kĩ thuật nhập chương trình vào như thế nào. trong điều khiển Rơle, bộ điều khiển chuyển đổi bao gồm một cách cơ học những modun cá thể phù hợp với chương trình mạch và dãy điều khiển được kiểm soát bằng tay thông qua việc nối dây do đó được gọi là “điều khiển cứng”. Trái lại, việc nhập một dãy điều khiển vào một PLC được thực hiện thông qua một panel lập trình và một ngoại vi chương trình, có thể chỉ ra mọi phương pháp và quy trình có thể nhập Logic vào các bộ phận lưu trữ điện tử. Thế mạnh của bộ điều khiển Logic khả trình so với các phương pháp điều khiển mạch cứng là ở chỗ nó có thể dễ dàng thay đổi được chương trình cũ và nạp chương trình mới trong một thời gian ngắn và ít tốn kém.
LÍ DO SỬ DỤNG PLC & GIÁ TRỊ KINH TẾ
Lí do sử dụng PLC
Trước kia bộ PLC rất đắt, khả năng hoạt động bị hạn chế và quy trình lập trình rất phức tạp. Vì những lí do đó mà nó chỉ được dùng cho những thiết bị đặc biệt có sự thay đổi thiết kế cần tiến hành ngay cả trong giai đoạn lập bảng nhiệm vụ và lập luận chứng. Do giảm giá liên tục kèm theo tăng khả năng của PLC dẫn đến kết quả là sự phát triển rộng rãi của việc áp dụng kĩ thuật PLC. Bây giờ nó thích hợp cho một phạm vi rông các loại thiết bị máy móc. Sự hấp dẫn của PLC trên thị trường được khẳng định cho những áp dụng rộng rãi nói trên bởi vì nó có độ tin cậy cao, chiếm ít chỗ và loại bỏ được nhu cầu nối dây, ghép các Rơle và các bộ đếm thời gian.
Những ưu điểm chính của việc ứng dụng kĩ thuật PLC:
Chuẩn bị vào hoạt động nhanh: Thiết kế modun cho phép với bất kì mọi chức năng điều khiển. Khi bộ điều khiển và các phụ kiện đã được lắp ghép thì bộ PLC vào tư thế sẵn sàng làm việc ngay.
Độ tin cậy cao và ngày càng tăng: các thành phần điện tử có tuổi thọ cao hơn các thiết bị cơ điện tử. Không phải bảo dưỡng định kì như các thiết bị Rơle.
Sự đánh giá các nhu cầu là đơn giản: Nừu như các con số đung của đầu vào và đầu ra cần thiết thì có thể đánh giá kích cỡ yêu cầu của bộ nhớ tối đa là bao nhiêu. Do đó cũng có thể dễ dàng và nhanh chóng lựa chọn PLC phù hợp.
Xử lí tư liệu tự động: Trong nhiều bộ PLC, việc xử lí tư liệu được tiến hành tự động làm cho việc thiết kế điện tử trở nên đơn giản hơn.
Tiết kiệm không gian: PLC đòi hỏi ít không gian hơn so với bộ điều khiển Rơle tương đương, trong nhiều trường hợp không gian được thu hẹp vì có nhiều bộ phận được giảm bớt.
Khả năng tái tạo: Nếu dùng nhiều máy PLC với những quy cách kĩ thuật của bộ điều khiển giống hệt nhau thì làm chi phí lao động sẽ rất thấp so với bộ điều khiển Rơle. Điều đó là do giảm phần lớn lao động lắp ráp. Hơn nữa người ta ưa dùng PLC hơn các loại khác không chỉ vì nó có thể sử dụng thuận lợi cho các máy mà vì nó còn có thể đáp ứng nhu cầu của các thiết bị mẫu đầu tiên mà người ta có thể thay đổi, cải tiến trong quá trình vận hành.
Sự cải biến thuận tiện: Những bộ điều khiển nếu chỉ muốn cải biến một phần nhỏ trong dãy chức năng có thể tái tạo một cách dơn giãn bằng sao chép, cải biến và/hay thêm vào những phần mới. Những phần trong chương trình vẫn sẵn sàng sử dụng được thì vẫn được dùng lại mà không cần thay đổi gì. So với kĩ thuật rơle, ở đây có thể giảm phần lớn thời gian lắp ráp bởi vì có thể lập trình các chức năng điều khiển trước hay trong khi lắp ráp bằng điều khiển.
Nhiều chức năng: Người ta thường hay dùng PLC cho tự động linh hoạt bởi vì nó có thể dễ dàng thuận tiện trong tính toán, so sánh các giá trị tương quan, thay đổi chương trình và thay đổi các thông số. Một lí do nữa là nó đã được nối sẵn với một máy tính mạnh.
Giá trị kinh tế
Lắp đặt bộ PLC đơn giản hơn rất nhiều so với lắp đặt hệ Rơle. Sử dụng bộ điều khiển PLC rất kinh tế do sự phát triển của các bản thiết kế ngày càng rẻ hơn và tăng số lượng của PLC ứng dụng trong mọi lĩnh vực. Hơn nữa khi so sánh giá cả thì phải tính đến cả bán của các bộ phận phụ không thể thiếu được như panen lập trình, máy in, băng ghi ...và cả việc đào tạo nhân viên kĩ thuật .
Một điều quan trọng là phải dùng đội ngũ nhân viên kĩ thuật lành nghề có kinh nghiệm, có hiểu biết tốt về phần mềm để thiết kế lập trình và thao tác bộ điều khiển PLC và phần mềm dùng cho những mục đích đặc biệt là cực kì đắt giá. Tuy nhiên nhiều cái đã trở nên khả thi nhờ phần mềm rẻ đi. Nhiều nhà chế tạo PLC cung cấp trọn gói bộ phần mềm đã được thử nghiệm. Nhưng việc thay thế và/hay thêm các phần mềm cho các nhu cầu riêng là không thể tránh khỏi và khi đó đòi hỏi kĩ năng phần mềm. Chẳng hạn do một công ty phần mềm sản xuất thì điều tối quan trọng là mọi yêu cầu phải được xác định chính xác, tỉ mỉ và dễ dàng từ lúc bắt đầu.
Việc lắp đặt một bộ PLC tiếp theo chỉ giá trị bằng một nửa giá trị cho bộ mẫu đầu tiên, nghĩa là chỉ còn phải chi cho phần cứng mà thôi. Bộ thứ hai trở đi có giá thành rẻ đi rất nhiều so với bộ điều khiển bằng Rơle.
CẤU HÌNH CỨNG
Thông thường để tăng tính mềm dẻo trong ứng dụng thực tế mà ở đó phần lớn các đối tượng điều khiển có số tín hiệu đầu vào, đầu ra cũng như loại tín hiệu vào/ra khác nhau mà các bộ điều khiển PLC được thiết kế không bị cứng hoá về cấu hình. Chúng được chia thành các modun được sử dụng nhiều hay ít tuỳ theo từng bài toán song tối thiểu bao giờ cũng phải có một modun chính là modun CPU. Các modun còn lại là những modun nhận/truyền tín hiệu với đối tượng điều khiển, các modun chức năng chuyên dụng n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status