Biện pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm ở nhà máy diêm Thống Nhất - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Biện pháp cơ bản nhằm đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm ở nhà máy diêm Thống Nhất



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN THỨ 1: LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 3
I. Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm là nhân tố quyết định khả năng phát triển của 1 doanh nghiệp 3
1. Bản chất của tiêu thụ 3
2. Vai trò mục đích và nguyên tắc của tiêu thụ sản phẩm 4
3. Nhân tố ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm 6
4. Những nội dung cơ bản của tiêu thụ sản phẩm 10
5. Đẩy nhanh tiêu thụ là nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp công nghiệp trong cơ chế thị trường 20
II. Những phương hướng nhằm đẩy nhanh tiêu thụ sản phẩm
ở các doanh nghiệp công nghiệp 24
PHẦN THỨ 2: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, KỸ THUẬT CỦA NHÀ MÁY CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM Ở CÔNG TY "DIÊM THỐNG NHẤT" MỘT SỐ NĂM GẦN ĐÂY 27
I. Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của nhà máy có ảnh hưởng tới tiêu thụ sản phẩm 27
1. Quá trình hình thành 27
2. Đặc điểm về công nghệ chế tạo diêm 31
3. Đặc điểm về lao động 33
4. Đặc điểm về tổ chức quản lý 33
II. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở Nhà máy diêm thống nhất
một số năm gần đây 36
1. Phân tích tình hình doanh thu 36
2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ 38
3. Phân tíchtình hình thị trường tiêu thụ 39
4. Phân tích thị trường tiêu thụ của nhà máy diêm
và các đối thủ cạnh tranh 41
5. Phân tích thị trường qua các kênh phân phối 42
6. Phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
kinh doanh của nhà máy Diêm Thống nhất 44
III. Thực trạng của Nhà máy 47
1. Những thành tựu đạt được trong công tác tiêu thụ sản phẩm 47
2. Những tồn tại 48
PHẦN THỨ 3: BIỆN PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẨY NHANH TIÊU THỤ
SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY DIÊM THỐNG NHẤT 50
I. Phương hướng sản xuất kinh doanh về diêm ở Nhà máy
Diêm Thống nhất 50
1. Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của nghiên cứu thị trường 50
2. Giảm giá thành sản phẩm trên cơ sở giảm chi phí
nguyên vật liệu 52
3. Tăng cường quản lý kỹ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm 52
4. Hoàn thiện cách tiêu thụ và các chính sách
hỗ trợ tiêu thụ 54
5. Một số kiến nghị với Nhà nước 55
KẾT LUẬN 56
NHẬN XÉT
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ồ Q + Oi x POi
trong đó:
Q (Qt) là tỉ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ.
Q+Oi là khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở kỳ kế hoạch.
POi giá bán kế hoạch đơn vị sản phẩm hàng hoá,
Doanh thu bán hàng.
= x
5. Đẩy nhanh tiêu thụ là nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Đặt trưng cơ bản của cơ chế thị trường.
Thị trường là gì?
Theo Mác “Thị trường là nơi thể hiện giá trị hàng hoá của mình”.
Theo kinh tế học “thị trường là nơi chứa đựng một tổng số cung và một tổng số cầu (hay là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu”.
Các định nghĩa khác:
Thị trường là nơi gặp nhau của người bán và người mua các hàng hoá và dịch vụ.
+ thị trường là nơi tập hợp sự thoả thuận thông qua đó người bán và người mua trực tiếp, tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Thị trường là nơi chứa đựng các yếu tố không gian và thời gian của các hoạt động mua bán hàng hoá, tiền tệ.
Cơ chế thị trường.
Là cơ chế hoạt động phù hợp của các quy luật khách quan của thị trường.
Là cơ chế quản lý nền kinh tế hàng hoá, là tổng thể các nhân tố quan hệ môi trường, là động lực và quản lý chi phối sự vận động của thị trường.
Là thiết kế kinh tế chi phối hợplý ý chí và hành động của người và người tiêu dùng, người bán và người mua thông qua thị trường và giá cả.
Là hình thức tổ chức kinh tế trong đó cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động qua lại với nhau trên thị trường để xác định vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế là: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai?
Như vậy có thể hiểu cơ chế thị trường là cơ chế của nền sản xuất hàng hoá hay cơ chế thị trường là cơ chế tạo môi trường cho các quy luật của nền sản xuất hàng hoá hoạt động như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh và còn rất nhiều các quy luật khách quan khác...
Những đặc trưng cơ bản của cơ chế thị trường.
Cơ chế thị trường được thể hiện qua sự vận động của 3 quy luật kinh tế cơ bản, đó là: Quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy lụt cạnh tranh. Sự vận động của 3 quy luật kinh tế này tạo ra cơ chế hoạt động của thị trường trong 3 quy luật này thì quy luật giá trị là quy luật cơ bản của nền sản xuất hàng hoá, quy luật cung cầu được thể hiện thành quan hệ kinh tế lớn nhất của thị trường còn quy luật cạnh tranh là cơ chế vận động của thị trường.
Tính quy luật của sự vận động trên thị trường thường là: hàng hoá từ ít đến nhiều, từ đơn điệu đên phong phú và chủng loại, từ chất lượng thấp đến chất lượng cao, từ nơi có giá thấp đến nơi có giá cao...chính những vận động này đã kích thích hàng hoá phát triển.
Trên thị trường 3 quy luật kinh tế trên luôn có quan hệ mật thiết với nhau:
quy luật giá trị được biểu hiện qua giá cả thị trường giá cả là cơ chế vận động của quy luật giá trị và giá cả là phạm trù kinh tế trung tâm của thị trường.
quy luật cung – cầu được biểu hiện qua quan hệ cung – cầu. Quan hệ cung – cầu là cơ chế vận động của quy luật cung cầu, quan hệ cung cầu là quan hệ kinh tế lớn nhất thị trường .
Quy luật giá trị và quy luật cung – cầu có quan hệ mật thiết với nhau. Tuy vẫn giữ sự độc lập. Quy luật giá trị biểu hiện yêu cầu của mình bằng giá cả trên thị trường thông qua sự vận động cuả cơ chế hoạt động trong quy luật cung – cầu (quan hệ cung – cầu). Quy luật cung cầu biểu hiện yêu cầu của mình trên thị trường bằng quan hệ cung cầu thông qua cơ chế vận động của quy luật giá trị là giá cả.
Quy luật cạnh tranh là sự tồn tại tất yếu trong nền kinh tế hàng hoá. Cạnh tranh là con đẻ của cơ chế thị trường và quy luật cạnh tranh quan hệ mật thiết với quy luật giá trị. Quy luật giá trị là quy luật gắn với lợi ích kinh tế, tạo ra động lực để thực hiện lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh tế , tạo ra động lực để thực hiện lợi ích kinh tế. Lợi ích kinh tế chỉ được tạo ra qua mua và bán.
+ Do đó, quy luật giá trị thống nhất với quy luật cạnh tranh và là cơ sở của quy luật cạnh tranh . Sự tách rời giữa giá cả thị trường và giá trị thị trường, sự không nhất trí giữa cung và cầu là cạnh tranh, đây là cơ sở.
+ Do có sự hoạt động của 3 quy luật kinh tế trên là sự hoạt động bao trùm cả chúng trên thị trường nên mỗi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đều chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế đó.
+ Công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp không tách rời thị trường và do đó cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ của 3 quy luật kinh tế trên. Doanh nghiệp muốn đạt hiệu quả cao trong kinh doanh phải nắm vững 3 quy luật kinh tế đó, hiểu biết đúng và vận dụng chúng một cách sáng tạo, chủ động và hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Vai trò của tiêu thụ đối với doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.
Tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng nhất của tái sản xuất hàng hoá và cũng là khâu quan trọng nhất của kinh doanh.
Trong cơ chế thị trường khâu tiêu thụ sản phẩm có một số đặc trưng như thể hiện mâu thuẫn của người mua và ngươì bán, thể hiện những mặt mạnh của doanh nghiệp và của sản phẩm, đồng thời cũng thể hiện những thế yếu và những khuyết tật của doanh nghiệp và sản phẩm.
Trong cơ chế thị trường, khách hàng là thượng đế, mâu thuẫn của người mua và người bán thể hện ở chỗ: người mua thì muốn mua được sản phẩm với giá rẻ, chất lượng cao, mẫu mã đẹp, hình thức thanh toán thuận tiện, đơn giản. Họ được quyền lựa chọn, mặc cả về chất lượng và giá cả, được quyền bảo hành những sản phẩm hàng hoá mà mình mua...còn người bán thì muốn bán được nhiều hàng hoá với giá càng cao càng tốt để tăng lợi nhuận, tuy nhiên, trong cơ chế thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt thì người bán tất nhiên không dễ dàng thực hiện ý muốn của mình.
+ Cho nên vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm được thể hiện trên những mặt sau:
Trước hết, tiêu thụ sản phẩm được coi là sự kết thúc của một quá trình sản xuất kinh doanh, là cơ sở để hạch toán lỗ lãi, thông qua công tác tiêu thụ sản phẩn doanh nghiệp đánh giá lại các chính sách của mình (chính sách sản phẩm, chính sách phân phối, giá cả, chính sách khuếch trương...) qua đó điều chỉnh cho hợp lý đạt hiệu quả cao hơn. Kết quả của công tácd một mặt tạo điều kiện thu hồi vốn, thanh toán các khoản chi nợ, tăng tích luỹ và từ đó có kế hoạch và có khả năng mở rộng quy mô, tăng đầu tư cho đổi mới kỹ thuật, công nghệ tạo tiền đề cho thắng lợi ở giai đoạn tiếp theo của quá trình kinh doanh. Như vậy , tiêu thụ sản phẩm vừa là sự cần thiết để đánh giá kết quả của một quá trình kinh doanh vừa là sự tiếp tục của quá trình tái sản xuất. Nó là kết quả, là sự kiểm tra đồng thời đó cũng là cơ sở tạo nền móng cho chu kỳ tiếp theo của sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận bao giờ cũng là mục tiêu quan trọng của kinh doanh. Lợi nhuận sẽ thu được càng lớn nếu như mục tiêu sản xuất sản phẩm đi đúng hướng, đáp ứng đúng nhu cầu thị trường, k...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status