Dịch vụ thương mại - pdf 19

Download miễn phí Tiểu luận Dịch vụ thương mại



 
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
I- Sự ra đời và phát triển của dịch vụ 2
1- Sự ra đời và phát triển của dịch vụ 2
2- Khái niệm dịch vụ 2
3- Đặc điểm cơ bản của dịch vụ 5
II- Bản chất, vai trò và phân loại dịch vụ thương mại 6
1- Khái niệm và vai trò dịch vụ thương mại 6
2- Đặc điểm của dịch vụ thương mại 8
3- Phân loại dịch vụ thương mại 9
4- Một số loại dịch vụ thương mại chủ yếu ở Việt Nam 12
Kết luận 15
Tài liệu tham khảo 15
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ích trong cuộc sống, đặc biệt từ sau khi thay đổi cơ chế cũ và áp dụng cơ chế mới.
I- Sự ra đời và phát triển của dịch vụ
Khái niệm đặc điểm của dịch vụ
1- Sự ra đời và phát triển của dịch vụ:
Dịch vụ ra đời và phát triển là một tất yếu khách quan, do sự phát triển của phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hoá quyết định. Thuật ngữ dịch vụ lúc đầu xuất hiện trong các hoạt động hậu cần của quân đội trong thời kỳ chiến tranh (như chăm sóc sức khoẻ cho binh sỹ nuôi quân, các dịch vụ may mặc quân trang, vận chuyển lương thực, thực phẩm, vũ khí...). Sau này chúng được hình thành đưa vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội đặc biệt phát triển trong nền kinh tế thị trường. Dịch vụ xuất hiện ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Sự ra đời và phát triển của dịch vụ trong lịch sử kinh tế thế giới gắn liền với các giai đoạn của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Dịch vụ ra đời sau nông nghiệp, công nghiệp là một bộ phận vị trí ngày càng quan trọng trong cơ cấu kinh tế. Dịch vụ ra đời sau nông nghiệp công nghiệp là bộ phận có vị trí ngày càng quan trọng trong cơ cấu kinh tế của mỗi quốc gia, cũng như cơ cấu kinh tế toàn cầu.
Dịch vụ phát triển ngày càng đa dạng, phong phú một mặt do chính là bản thân nhu cầu cuộc sống con người quyết định. Mặt khác nó còn phụ thuộc và chiến lược và chính sách kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và nhiều yếu tố khác. Ngày nay trước xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá diễn ra một cách mạnh mẽ, sức ép của cạnh tranh ngày càng quyết liệt đòi hỏi chính phủ của doanh nghiệp phải có sự lựa chọn các lĩnh vực, các ngành các sản phẩm với hình thức và lộ trình hội nhập thích hợp. Hội nhập về kinh tế, trong đó có hội nhập về thương mại và dịch vụ sẽ mở ra triển vọng phát triển rất lớn cho các ngành dịch vụ Việt Nam.
2- Khái niệm dịch vụ:
Có nhiều góc độ tiếp cận khác nhau về khái niệm dịch vụ. Dưới đây một số cách tiếp cận cơ bản
a- Dịch vụ là một hoạt động kinh tế
Trong trường hợp này, dịch vụ được hiểu là toàn bộ các hoạt động cung
cấp sản phẩm dưới hình thái phi vật chẩ nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và xã hội.
Nhu cầu con người, của xã hội về sản phẩm dịch vụ trong nền kinh tế thị trường ngày càng tăng lên về quy mô, đa dạng về cơ cấu, đòi hỏi cao về chất lượng và phần lớn được thoả mãn thông qua hoạt động trao đổi mua bán bằng tiền trên thị trường.
Các nhà cung cấp dục vụ trong nền kinh tế bao gồm cả chính phủ và cá nhân tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Hoạt động dịch vụ diễn ra trong nền kinh tế thị trường tới mục tiêu khác nhau, nhưng mục đích bao trùm là lợi nhuận hoăc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội. Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, phần lớn hoạt động dịch vụ của họ là nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nuận trong khi chính phủ các doanh nghiệp công ích, các tổ chức xã hội chủ yếu thực hiện các dịch vụ lợi nhuận.
Dịch vụ còn được hiểu là hoạt động hỗ trợ cho hoạt động chính hay là lợi ích cung ứng do khách hàng mong đợi hay nhận được ngoài bản thân của hàng hoá đó. Trong trường hợp này, dịch vụ không phải là hoạt động chính nhưng rất cần thiết và quan trọng đối với cả chủ thể người bán và người mua, người cung cấp và người sử dụng dịch vụ.
Đối với nhà cung cấp, trong trường hợp này dịch vụ là hoạt động bổ trợ hay thúc đẩy hoạt động chính nhằm mục tiêu một cách tốt nhất.
Đối với người tiêu dùng, dịch vụ được coi là lợi ích mà họ nhân được và thụ hưởng ngoài hàng hoá (đã mua hay được cung cấp).
Về mặt cách hiểu theo nghĩa rộng bao trùm lên cả các hoạt động kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp.
b- Dịch vụ là một nhành, một lĩnh vực trong cơ cấu kinh tế quốc dân
Phân công lao động xã hội và sản xuất hàng hoá là cơ sở quyết định sự ra đời của ngành kinh tế dich vụ. Khác với nông nghiệp và công nghiệp là ngành trực tiếp sản xuất của cải vật chất, ngành dịch vụ không trực tiếp sản xuất ta của cải vật chất với tư cách là hàng hoá hữu hình, nhưng trực tiếp tạo ra thu nhập quốc dân. Dịch vụ là ngành kinh tế có ảnh hưởng lớn, góp phần thúc đẩy làm tăng thu nhập quốc dân do ngành sản xuất tạo ra, thông qua việc gia tăng giá trị hàng hoá trong các ngành đơn vị sản xuất.
Ngành dịch vụ có chức năng cung ứng các sản phẩm vô hình nhằm đáp ứng nhu cầu của sản xuất, của lưu thông của hàng hoá, của tiêu dùng xã hội. Chức năng cung ứng của dịch vụ được thực hiện thông qua phương tiện trao đổi mua bán bằng tiền (tức là thông qua thị trường và thương mại).
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội nhiều ngành dịch vụ ra đời (như thương mại, du lịch, vận tải, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, văn hoá, giáo dục...) phát triển thành lĩnh vực hay khu vực dịch vụ rộng lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Ngày nay dịch vụ có vị trí ngành càng lớn trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, tỷ trọng của các dịch vụ trong cơ cấu GDP ngày càng tăng ở mỗi quốc gia phát triển và chậm phát triển (các nước phát triển tỷ trọng dịch vụ chiếm tới 66 - 68%, có nước trên 70%, các nước chậm phát triển, trong đó có Việt Nam tỷ lệ từ 36 - 42% trong GDP).
Dịch vụ là lĩnh vực bao gồm rất nhiều lĩnh vực, nhiều đơn vị kinh tế tổ chức xã hội, đoàn thể tham gia. Do vậy tổ chức này là một bộ phận hữu cơ, hợp thành tổ chức kinh tế - xã hội trong mỗi quốc gia cũng như tổ chức hợp tác về thương mại và dịch vụ của từng khu vực trên thế giới.
c- Dịch vụ là một loại sản phẩm (vô hình)
Các ngành dịch vụ tạo ra và cung cấp các sản phẩm dưới hình thái phi vật thể cho khách hàng. Trong trường hợp này dịch vụ như là được xem như là đối tượng của hoạt động kinh tế hay kinh tế. Các dịch vụ không tồn tại ở các dạng vật thể hay hàng hoá (hữu hình), những người tiêu dùng hoàn toàn cảm nhận được lợi ích và thoả mãn khi tiêu dùng chúng. Dịch vụ là một loịa sản phẩm của lao động khi được cung ứng trên thị trường, chúng cũng có thuộc tính về giá trị và giá trị sử dụng như các hàng hoá khác.
Sản phẩm và hoạt động của dịch vụ, có tính đặc thù khác với sản phẩm hàng hoá (hữu hình) và hoạt động cung ứng các hàng hoá này cho người tiêu dùng. Tóm lại dịch vụ là một ngành, mội lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân mà hoạt động của chúng tạo ra các sản phẩm tồn tại dưới hình thái phi vật thể nhằm thoả mãn nhu cầu của sản xuất và đời sống xã hội. Dịch vụ còn là mọt hoạt động trợ giúp và thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, bổ trợ cho các hoạt động chính của cơ quan chính phủ và các tổ chức kinh tế xã hội khác.
2- Đặc điểm cơ bản của dịch vụ
a- Là sản phẩm vô hình:
Dịch vụ tồn tại dưới hình thái phi vật thể. Khách hàng, người sử dụng các dịch vụ không thể nhìn thấy, sờ mó, thử mùi vị... trước khi tiêu dùng chúng. Họ chỉ có thể cảm nhận kết quả, chất lượng hoạt động cung ứng chúng. Họ chỉ có thể cảm nhận k
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status