Báo cáo Nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tuyến đường qua 2 điểm A-B - pdf 19

Download miễn phí Báo cáo Nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tuyến đường qua 2 điểm A-B



CHƯƠNG VIII
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU
I -Tổng quan về các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường khu vực.
I.1- Nguồn gây tác động từ các hoạt động của dự án bao gồm:
- Chiếm dụng đất canh tác.
- Làm thay đổi phân bố tự nhiên của các phức hệ vật chất trong thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển, khí quyển của môi trường tự nhiên và làm ảnh hưởng đến môi trường xã hội nhân văn.
- Xả bụi bặm, khí thải và tiếng ồn phát sinh tư các phương tiện vận tải cơ giớ trong quá trìng thi công cũng như vận hành vào môi trường.
- Xả nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân trong quá trình thực hiện dự án và của nhân dân định cư ở hai bên đường sau khi tuyến đường đưa vào khai thác.
- Xả thải của các phương tiện giao thông trên đường khi tuyến đường đưa vao khai thác
I.2 - Lựa chọn các yếu tố ảnh hưởng chính
Theo cách phân tích nhận dạng tổng quan, việc phân tích, đánh giá tác động sẽ tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng chính như sau.
- Chiếm dụng đất, làm mất đất canh tác, thổ cư, tái định cư không tự nguyện.
- Tạo nguy cơ ách tắc giao thông, rủi ro, thay đổi tập quán đi lại, thay đổi bức tranh phân bố dân cư.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

bố dân cư.
II - Phân tích, đánh giá các tác động.
- Khi tuyến đường được xây dựng sẽ chiếm dụng đất thổ cư và đất canh tác gây ra những tác động xã hội nghiêm trọng. Mức độ này sẽ tăng nhanh khi số người bị ảnh hưởng càng nhiều. Chiếm dụng là nguồn gây ảnh hưởng đến mối trường nhiều nhất và mức độ ảnh hưởng lớn nhất so với các nguồn gây tác động khác.
- Khi giải phóng mặt bằng cho dự án cũng có nghĩa là hộ buộc di cư được cấp đất ở mới và quỹ đất dự phòng sẽ bị giảm (thông thường là đất phát triển giành cho việc lập gia đình mới) hay đất canh tác. Đây không phải là trường hợp hồi cư mà sức hút mặt đường lôi kéo họ, và một lần nữa bức tranh phân bố di cư bị thay đổi, kể cả việc gia tăng dân số cơ học.
- Nếu ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên, cảnh quan tự nhiên và hệ sinh thái tự nhiên sẽ là thải các khí độc vào môi trường (CO2, SO2.) phá vỡ cân bằng sinh thái môi trường. thì ảnh hưởng của dự án tới cảnh quan nhân văn và hệ sinh thái nhân văn còn lớn hơn, dưới dạng:
+Phá vỡ sự bình yên cư trú của dân bản địa. Phá vỡ những cảnh vật mà dân địa phương tạo dựng từ nhiều thế hệ kế tiếp nhau, gắn liền với phong tục, tập quán.
+ Thay đổi đột ngột điều kiện sinh sống của dân địa phương.
+ Thay đổi điều kiện giao lưu giữa họ với cộng đồng.
+ Mất một thời gian quá độ để quen với cuộc sống ở nơi ở mới.
+ Toàn cảnh bức tranh phân bố dân cư thay đổi cùng với chiếm dụng đất tạm thời của công trường, lán trại, nhà xưởng.
- Chất lượng nước ngầm tầng nông suy giảm do ngập úng dài ngày. Ngập úng một mặt gây chua đất nhưng mặt khác tích tụ chất hữu cơ do rửa trôi có thể ô nhiễm nước giếng khơi ở nhiều nơi sẵn có mùi hôi tanh. Mặt khác khi đường dự án hình thành, khả năng tù đọng gia tăng, không những phá hủy vi sinh vật tạo đất và cân bằng sinh hóa-thổ nhưỡng mà còn tiếp tục ảnh hưởng tới nước ngầm.
- Trong quá trình thi công, ảnh hưởng của gây đục nước đồng ruộng và sông không lớn nhưng ảnh hưởng của dầu mỡ thải ra do vệ sinh cơ khí và bảo dưỡng thiết bị lại rất đáng kể bởi vì khu vực dự án ít nguồn phát thải dầu cặn và nhiều đối tượng sinh vật nhạy cảm với tác động của dầu.
III -Các giải pháp giảm thiểu môi trường của dự án.
Việc đề xuất các biện pháp giảm thiểu và đánh giá tính khả thi của các biện pháp này dựa trên:
- Tính chất, quy mô và mức độ của các yếu tố ảnh hưởng.
- Cơ chế gây ảnh hưởng.
- Tiến bộ kỹ thuật hiện có.
- Đặc trưng cơ bản về môi trường khu vực dự án, cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn.
Các biện pháp cụ thể, cả trực tiếp và gián tiếp.
III.1-Biện pháp khắc phục hậu quả ngập úng cục bộ
Dự án đường tạo ra các vùng ngập úng cục bộ là không thể tránh khỏi nhưng biện pháp cân bằng áp lực thuỷ tĩnh hoàn toàn cho phép trả lại điều kiện ban đầu hay gần như ban đầu (điều kiện tiền dự án) vốn có bằng cách thiết kế hệ thống cống phù hợp. Cụ thể:
+ Tần suất thiết kế của cống phải tương thích với tần suất thiết kế của đường.
+ Vị trí cống phải được bố trí thích hợp, đảm bảo giữ nguyên hướng chảy của dòng nước trong từng ô riêng biệt (không cho chảy tràn giữa các ô trước khi thoát ra trạm bơm).
+ Tổng tiết diện cống trong từng trường hợp được lựa chọn thích hợp với công suất bơm tiêu sao cho tốc độ dòng chảy qua cống dưới 10cm/s (tránh khả năng xâm thực của dòng chảy đối với đất canh tác). Chẳng hạn, tổng công suất bơm tiêu đạt 3.000m3/h thì hệ thống cống cũng đảm bảo lưu lượng 3.000m3`/h.
Để tránh bồi lấp do dòng nước lũ, cao độ đáy cống sẽ thiết kế thấp hơn cao độ thiên nhiên ít nhất 25cm nếu bố trí cống tròn và 20cm nếu bố trí cống hộp.
III.2 - Biện pháp khắc phục ảnh hưởng của tái định cư
a) Tuyên truyền và giáo dục cộng đồng
Cần thiết thông báo tới tất cả các cấp chính quyền địa phương, phối hợp với chính quyền địa phương để họ kịp bổ sung và điều chỉnh quy hoạch phát triển không gian trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tới năm 2010. Tuyên truyền lợi ích quốc gia, lợi ích địa phương mà dự án sẽ mang lại cho họ. Giáo dục cộng đồng vì lợi ích lâu dài của toàn thể xã hội, ý thức công dân.
b) Đền bù
Về mặt tâm lý, không bao giờ có đền bù thoả đáng, chỉ có thể có việc chấp nhận được hay không chấp nhận được khi họ phải đối mặt với nhu cầu xã hôị và ý thức công dân. Để có thể chấp nhận được, cần thiết đến các điều kiện sau:
+ Đánh giá đúng giá trị các sản vật hiện có mà không thể di chuyển được.
+ Diện tích và vị thế của nơi ở mới.
+ Tôn trọng những giá trị văn hoá - lịch sử của nơi bị chiếm dụng như đền chùa và điều kiện hành lễ, cổ thụ, đại thụ và độc thụ.
+ Phí vận chuyển và phí xây dựng công trình dân sinh.
+ Tạo điều kiện thuận lợi (hành chính, kinh tế v.v...) để họ sớm ổn định đời sống ở nơi ở mới.
c) Hỗ trợ sản xuất
+ Ngay trong quá trình hoạt động của dự án, nên thu hút một phần lao động địa phương.
+ Có chính sách,dự án ưu tiên phát triển, như cho vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, thương mại hoá nông phẩm và hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, dạy nghề, cải thiện điều kiện sản xuất hiện có của vùng trũng thấp v.v...
III.3- Biện pháp khắc phục ảnh hưởng ách tắc giao thông và rủi ro
+ Kiểm soát chặt chẽ hiện tượng phân bố lại dân cư theo sức hút của mặt đường. Đất ven đường (ngoài hành lang bảo vệ) cố gắng sử dụng vào nhóm đất canh tác hay đất chuyên dùng.
Có thể sắp xếp lại quỹ đất canh tác dọc đoạn tuyến tránh để giảm tối đa số lần vượt đường trong cuộc sống thường nhật của nông dân.
+ Hệ thống biển báo và chỉ giới an toàn được thiết lập hoàn chỉnh trên toàn tuyến.
III.4 - Biện pháp khắc phục ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước
Để hạn chế tối đa lượng dầu cặn phát thải vào môi trường đất và nước, cần thiết kiểm soát chặt chẽ các công việc sau:
- Hệ thống tiêu thoát nước trong khu vực được thiết kế và xây dựng đảm bảo khả năng thoát nước không gây úng lụt cho dân cư và cây trồng.
- Lượng nước sau khi qua công trình đảm bảo trả về tự nhiên không gây xói lở và làm mất chế độ chảy tự nhiên.
- Nước thải trước khi xả ra tự nhiên phải được xử lý đảm bảo không gây ô nhiễm nguồn nước.
- Kiểm soát chặt chẽ chất lượng phương tiện thi công trong đó có các phương tiện nổi phục vụ đóng cọc xây mố cầu.
- Chọn vị trí hợp lý đặt lán trại, bãi tập kết phương tiện thi công, nhà xưởng, và quản lý chặt chẽ xử lý tại chỗ chất thải do vệ sinh cơ khí tạo ra.
- Kiểm soát chặt chẽ việc thực hành an toàn môi trường của nơi cung ứng nhiên liệu.
III.5 - Biện pháp khắc phục ảnh hưởng của bụi và ồn.
Nguồn tác động tới dân cư do phát sinh bụi và ồn chủ yếu tập trung ở giai đoạn thi công. Những đề xuất sau sẽ được áp dụng với mục đích ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status