Giải pháp hoàn thiện công tác Phân tích tài chính tại Công ty Thương mại và đầu tư phát triển Hà Nội - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp hoàn thiện công tác Phân tích tài chính tại Công ty Thương mại và đầu tư phát triển Hà Nội



Mục tiêu là điều đầu tiên cần xác định khi thực hiện bất kể một công việcgì dù lớn hay nhỏ. ở đây, cũng vậy phân tích tài chính doanh nghiệp tại HAPEXCO nhằm mục đích tự đánh giákết quả sản xuất kinh doanh trong năm qua, những nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả; thông qua đó, hoạt động này còn nhằm vào mục đích cao hơn là xây dựng các báo cáo, các kế hoạch tài chính chiến lược ngắn hạn và dài hạn, định hướng kinh doanh cho doanh nghiệp trong thời gian tới. Đây mới là cái đích quan trọng cần đạt tới của phân tích tài chính doanh nghiệp: nhìn nhận lại quá khứ và hiện tại để hướng tới tương lai.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

xét và đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu tài chính trong bảng cân đối kế toán cuối kỳ so với đầu kỳ. Mỗi sự thay đổi ở nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn (tài sản) nhất thiết phải thân thủ nguyên tắc sau đây:
Sử dụng vốn: tăng tài sản và giảm nguồn vốn.
Nguồn vốn : tăng nguồn vốn và giảm tài sản.
Nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn phải cân đối với nhau.
Công cụ hữu ích nhất để thực hiện nội dung phân tích này là Bảng kê chi tiết nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn:
Chỉ tiêu
31/12/N-1
31/12/N
Sử dụng vốn
Nguồn vốn
Tiền mặt
Phải thu
Tồn kho
Vay
Phải trả
..v...v
Tổng cộng
Nội dung phân tích này cho ta biết tình hình tăng (giảm) nguồn vốn, tình hình sử dụng nguồn vốn biến động như thế nào, tỷ lệ tài trợ là bao nhiêu. Từ đó, tìm những giải pháp khai thác khả năng nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn.
Một công cụ khai thác không kém phần quan trọng trong nội dung này chính là phương pháp phân tích theo luồng tiền mặt đầu kỳ và cuối kỳ. Mỗi sự thay đổi về luồng tiền đều phải dựa theo nguyên tắc:
Tăng tiền mặt: tăng nguồn vốn và giảm tài sản.
Giảm tiền mặt: tăng tài sản và giảm nguồn vốn
Tổng tăng (giảm) tiền mặt đến cuối kỳ phải đúng bằng sự thay đổi tiền mặt cuối kỳ so với đầu kỳ trên Bảng cân đối kế toán.
Các khoản làm tăng tiền: lợi nhuận sau thuế, tăng tiền do tăng khoản vay ngắn hạn, tăng không phải trả phải nộp.
Các khoản làm giảm tiền mặt: tăng khoản phải thu, tăng dự trữ, tăng đầu tư dài hạn, giảm vay ngân hàng, trả lãi cổ phần.
Từ chỗ xác định nguyên nhân của những biến động, khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền mặt sẽ được xác định, khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng sẽ được định lượng
2.5.3 Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh
Người xưa đã có câu "Buôn tài không bằng dài vốn". Thật vậy, một doanh nghiệp muốn theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, khả năng cạnh tranh và an toàn thì phải có thực lực về vốn để thực thi các kế hoạch, chiến lược đã đề ra. Do vậy, phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động là nội dung cần thiết không thể thiếu trong phân tích tài chính doanh nghiệp.
Trong nội dung này, người ta thường quan tâm tới 3 chỉ tiêu sau;
Vốn lưu động thường xuyên (VLĐTX) = Nguồn vốn ngắn hạn - TSCĐ
= TSLĐ - Nguồn vốn ngắn hạn
Nhu cầu VLĐTX = Tồn kho + khoản phải thu - nợ ngắn hạn.
Vốn = tiền = VLĐTX - nhu cầu VLĐ thường xuyên.
Chỉ tiêu vốn lưu động thhương xuyên chỉ ra mức dộ an toàn của cá tài sản ngắn hạn. Dễ dàng thầy rằng: nếu VLĐTX < 0, có nghĩa là
Một phản ứng tất yếu là doanh nghiệp phải sử dụng nguồn ngắn hạn để tài trợ cho TSCĐ. Chính sự không tương ứng về cấu trúc thời hạn của nguồn vốn và đối tượng đầu tư đã dẫn tới rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp do không đủ TSLĐ để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn rất dễ bị đẩy đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Nhờ phân tích VLĐTX, các nhà quản trị tài chính phải tìm kiếm giải pháp đưa VLĐTX về trạng thái ít nhất là không âm; hay giảm quy mô đầu tư dài hạn, tìm kiếm nguồn tài trợ dài hạn (như đã trình bày ở phần 5.1.3) mới. Đối với chỉ tiêu nhu cầu VLĐTX, ta có thể nhận biết phải cần bao nhiêu hàng tồn kho và khoản phải thu để tài trợ đủ bằng nợ ngắn hạn. Nếu nhu cầu VLĐTX > 0, tức là tồn kho và khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn, khi đó nhu cầu chi trả nợ sẽ lớn hơn khả năng chi trả của do doanh nghiệp duy trì quá nhiều hàng tồn kho và một khối lượng khoản phải thu. Doanh nghiệp buộc phải tạm thời sử dụng nguồn dài hạn để thanh toán. Từ kết quả phân tích, áp dụng một chính sách tín dụng thương mại thắt chặt, nhanh chóng thu hồi các khoản nợ từ khách hàng, kích thích tiêu thụ hàng tồn kho là cấp thiết để vực dậy tình trạng tài chính đang tồi tệ của doanh nghiệp
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng phải tuân theo nguyên tắc tương ứng về cấu trúc kỳ hạn của các khoản vốn và sử dụng vốn. Tức doanh nghiệp có thể sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho TSCĐ nếu thị trường tạo nguồn ngắn hạn của nó là khá thuận lợi.
Nhìn chung, muốn đảm bảo nguồn vốn liên tục về chất lượng và số lượng, đảm bảo lành mạnh về tài chính, doanh nghiệp cần thiết phải duy trì đồng thời VLĐTX > 0, nhu cầu VLĐTX 0.
3.Tổng hợp kết quả phân tích và dự báo tình hình tài chính.
Đây là nội dung cuối cùng và có ý nghĩa quyết định hiệu quả hoạt động phân tích tài chính doanh nghiệp. Từ kết quả phân tích trên, chủ yếu từ phân tích các nhóm chỉ tiêu tỷ lệ tài chính, các nhà phân tích tiến hành lập bảng tổng hợp phân tích theo mẫu sau:
Chỉ tiêu
N-1
N
So sánh N/N-1
Chỉ tiêu tb của ngành
Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán
...
Nhóm chỉ tiêu khả năng hoạt động
...
Nhóm chỉ tiêu cân đối vốn

Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lợi
...
Qua bảng này, nhà phân tích tài chính sẽ đưa ra những nhận định chính xác có cơ sở khoa học về những mặt được và những tồn tại yếu kém trong tình hình tài chính của doanh nghiệp. Qua đó, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các quyết định tài chính, lập các kế hoạch và chiến thuật trong ngắn hạn và dài hạn cho doanh nghiệp. Đồng thời giúp cho các đối tượng quan tâm khác trong việc đưa ra các quyết định đầu tư và quyết định quản lý xứng đáng nhất.
CHƯƠNG 2: Thực trạng công tác phân tích tài chính tại Công Ty Thương Mại và Đầu Tư Phát Triển Hà Nội
1. Vài nét về Công Ty Thương Mại và Đầu Tư Phát Triển Hà Nội .
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Thương Mại và Đầu Tư Phát Triển Hà Nội .
Quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế đất nước nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, Công ty Thương mại và Đầu tư Phát triển Hà Nội ra đời từng bước hoà nhập vào nền kinh tế thị trường có sự quản lý điều tiết của nhà nước .
Công ty Thương mại và Đầu tư Phát triển Hà Nội có:
Tên giao dịch: Hanoi trade and investment development company
Tên viết tắt: HAPEXCO
Địa chỉ: Số 46 Thanh Nhàn – Quận Bà Trưng – Hà nội
Tiền thân của công ty Thương mại và Đầu tư phát triển Hà Nội là Xí nghiệp sản xuất dịch vụ thanh niên Hà Nội và Trung Tâm sản xuất dịch vụ Tổng hợp Hà Nội, được thành lập từ năm 1987 trực thuộc Tổng đội Thanh niên Xung Phong-Xây Dựng Kinh tế Thủ đô - Thành Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hà Nội.
Đến năm 1992, theo quyết định số 388/HĐBT của hội đồng bộ trưởng ( nay là chính phủ) và quyết định số 3549/QĐ-UB ngày 29/12/1992 của UBND Thành phố Hà nội cho phép đổi tên Công ty thành : Công ty sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu
Theo quyết định số 6258/QĐ-UB ngày 03/12/1993 được đổi tên thành Công ty Sản xuất và xuất nhập khẩu Thanh niên Hà nội. Để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của mình đến năm 1995 theo quyết định số 4426/QĐ-UB ngày 14/12/1995 lấy tên là Công ty Thương mại và Đầu tư Phát triển Hà Nội
Công ty Thương mại và Đầu tư Phát triển Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước có quy mô vừa , thực hiện theo chế ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status