Hiện tượng bong bóng và sụp đổ trên thị trường chứng khoán - pdf 19

Download miễn phí Tiểu luận Hiện tượng bong bóng và sụp đổ trên thị trường chứng khoán



NỘI DUNG
I. Khái quát:
1. Thị trường chứng khoán
a. Thị trường chứng khoán là gì?
b. Các loại TTCK
c. Chức năng của TTCK
2. Hiện tượng bong bóng
a. Hiện tượng bong bóng là gì?
b. Nguyên nhân hình thành bong bóng kinh tế
c. Hiện tượng bong bóng xảy ra như thế nào?
d. Ảnh hưởng
e. Biện pháp nhằm hạn chế bong bóng kinh tế
3. Sụp đổ trên thị trường chứng khoán
a. Diễn biến
b. Hậu quả của bong bóng chứng khoán
c. Nguyên nhân gây ra bong bóng chứng khoán
II. Vụ sụp đổ chứng khoán năm 1987
1. Tình hình chung
2. Bong bóng hình thành & vỡ như thế nào?
3. Ảnh hưởng
4. Bài học kinh nghiệm
III. Liên hệ Việt Nam
1. Bong bóng chứng khoán lần đầu tiên bị nổ năm 2008
2. Một số điều đáng lưu ý đối với thị trường chứng khoán Việt Nam
3. Bài học kinh nghiệm dành cho Việt Nam sau các vụ nổ bong bóng
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ành tiền mặt hay các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao.
Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp:
Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô:
Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế
Hiện tượng bong bóng
Hiện tượng bong bóng là gì?
Hiện tượng bong bóng kinh tế (đôi khi còn gọi là "bong bóng đầu cơ", "bong bóng thị trường", "bong bóng tài chính"…) là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường trong đó giá hàng hóa hay tài sản giao dịch tăng đột biến, vượt quá giá trị thực đến một mức giá vô lý hay không bền vững.
Hiện tượng bong bóng gắn liền với thị trường tiền tệ, chứng khoán, bất động sản
Nguyên nhân hình thành bong bóng kinh tế
Xét trên khía cạnh tâm lý đầu tư, bong bóng là một sự mất cân bằng trong cách mỗi người nhìn nhận cơ hội đầu tư . Họ cố gắng theo đuổi giá của tài sản thay vì dựa trên giá trị thực của tài sản đó. Điều này cũng có thể được gọi là tâm lý đầu cơ.
Hiện tượng bong bóng hình thành khi nhu cầu của nhà đầu tư với một loại tài sản lên quá cao, từ đó làm cho giá giao dịch vượt xa mọi mức được coi là chính xác và hợp lý. Giống như một bong bóng xà phòng , bong bóng hình thành và tạo cho người ta cảm giác nó sẽ tồn tại mãi mãi. Nhưng bản chất những bong bóng xà phòng không được cấu tạo từ một vật liệu có thực, vỡ là kết quả tất yếu. Khi sự "vỡ" xảy ra, tiền đầu tư theo ảo giác bong bóng đó cũng sẽ mất đi.
Một số chuyên gia nghĩ rằng bong bóng có liên quan đến lạm phát và do đó tin rằng những yếu tố gây lạm phát cũng có thể là yếu tố gây ra “bong bóng”. Điểm chung chính là sự tăng lên của giá cả trong khi sức mua của đồng tiền giảm
Hiện tượng bong bóng xảy ra như thế nào?
Bong bóng kinh tế xuất hiện khi có hiện tượng đầu cơ đối với các tài sản cơ sở. Thị trường tài chính là nơi bất ổn nhất. Tại đó, các mức giá cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ phụ thuộc vào người mua và người bán mà đa số họ thường hành động theo cảm tính chứ không bằng những tính toán lôgic. Các nhà đầu tư luôn chịu tác động lẫn nhau và có xu hướng dịch chuyển theo số đông. Do vậy càng khuyến khích hoạt động đầu cơ hơn nữa.
Những sự đầu cơ này làm cho giá bị đẩy lên cao.
Theo sau việc giá bị đẩy lên cao là một cú giảm giá đột ngột,
được gọi là sự sụp đổ của thị trường hay "bong bóng vỡ".
Ảnh hưởng:
Đối với giá cả: Giá cả trong giai đoạn bong bóng kinh tế bao giờ cũng biến động vô cùng thất thường, hỗn loạn và gần như không thể đoán được nếu chỉ căn cứ vào cung, cầu trên thị trường.
Đối với thói quen tiêu dùng: Một đặc trưng quan trọng của bong bóng kinh tế là ảnh hưởng của nó đến thói quen tiêu dùng. Những người tham gia vào thị trường trong đó các tài sản được định giá quá cao có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, vì họ có cảm giác là họ giàu hơn. Đến lúc bong bóng vỡ, những người nắm giữ những tài sản bị định giá quá cao này lại bắt đầu có cảm giác cùng kiệt đi, đồng thời từ bỏ thói quen tiêu dùng tùy tiện của mình, gây cản trở đến tăng trưởng kinh tế, và tệ hơn, làm trầm trọng thêm suy thoái kinh tế.
Đối với toàn bộ nền kinh tế: Các nhà kinh tế học nhìn nhận bong bóng kinh tế như một hiện tượng gây tác động tiêu cực lên nền kinh tế, bởi vì các nguồn lực được phân bổ vào những mục đích không tối ưu.
Thêm vào đó, khi bong bóng nổ, nó có thể gây thiệt hại một khối lượng của cải lớn đồng thời kèm theo một giai đoạn bất ổn kinh tế kéo dài.
Hậu quả của bong bóng kinh tế không chỉ tàn phá nền kinh tế của một quốc gia, mà ảnh hưởng của nó có thể còn lan ra ngoài biên giới.
Gây nên tình trạng lạm phát cao, tình trạng tăng giá hàng hóa, tình trạng thiếu hụt vốn đầu tư.
Điểm lại lịch sử kinh tế thế giới có thể kể ra rất nhiều bong bóng kinh điển như:
Vụ đầu cơ hoa Tulip (1637)
Vụ công ty South Sea Company (1720)
Cuộc Đại Suy Thoái (1929-1933)
Bong bóng kinh tế Nhật (thập niên 1980)
Bong bóng dotcom (1995 - 2000)
Bong bóng Poseidon (1970)
Và đặc biệt là vào “Ngày thứ hai đen tối” năm 1987 tại Mỹ - đã xảy ra một "cuộc di cư tập thể" ra khỏi thị trường cổ phiếu sau khi “bong bóng vỡ”. khủng hoảng lan truyền và thị trường các quốc gia khác trên thế giới cũng sụp đổ theo cùng một kịch bản
Biện pháp nhằm hạn chế bong bóng kinh tế:
Một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của Ngân hàng Trung ương là phải để mắt đến sự tăng giá bất thường để nhanh chóng tiến hành những biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ quá mạnh đối với các tài sản tài chính:
Tăng cung là biện pháp giảm nóng thị trường một cách hữu hiệu.
Nâng cao nhận thức của những người tham gia, thông báo họ về những nguy cơ tiềm ẩn.
Hạn chế cho vay tín dụng đối với thị trường bất động sản.
Sửa đổi, bổ sung pháp lệnh về thuế nhà đất, xem xét thêm về thuế chuyển quyền sử dụng đất cùng lệ phí trước bạ, xác định hạn mức đất ở tính thuế
Đôn đốc các dự án phát triển bất động sản, thực hiện tốt pháp luật về bất động sản...
Kiểm soát về đất ở để kìm hãm giá nhà nhằm ngăn chặn bong bóng bất động sản.
Nâng mức dự trữ tối thiểu bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại  nhằm kiềm chế việc gia tăng hoạt động cho vay.
Giám sát việc dùng đòn bẩy tài chính (dùng vốn vay) một cách chặt chẽ... Nâng lãi suất tiền gửi tiết kiệm.
Sử dụng ngân sách cứu thị trường chứng khoán...
Đòi hỏi các công ty được niêm yết và các nhà môi giới chứng khoán phải cung cấp thông tin trung thực, tránh xung đột lợi ích hay biểu hiện của xung đột lợi ích.
Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin của các sở giao dịch chứng khoán vững chắc
là những lựa chọn khả dĩ để hạn chế bong bóng kinh tế.
3. Sự sụp đổ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status