Thực trạng của hệ thống thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam - pdf 19

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Chương I: Các cách thanh toán quốc tế

I. Các cách thanh toán quốc tế.
1.Khái niệm và các đặc trưng về thanh toán quốc tế.
1.2Tính bức xứcvà cần thiết của hệ thống thanh toán quốc tế trong ngoại thương.
1.3Các nhân tố ảnh hưởng đến cách thanh toán quốc tế trong ngoại thương.
2. Các phương tiện thanh toán quốc tế thông dụng trong ngoại thương:
2.1 Hối phiếu.
2.2 Séc.
2.3Kỳ phiếu.
3. Các điều kiện thanh toán quốc tế quy định trong hợp đồng mua bán ngoại thương:
3.1 Điều kiện tiền tệ:
3.2 Điều kiện địa điểm thanh toán
3.3 Điều kiện thời gian thanh toán
3.4 Điều kiện cách thanh toán
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán quốc tế.
4.1Tỷ giá hối đoái
4.2 Các chính sách và biện pháp tài chính
4.3 Vai trò của Ngân hàng trong thanh toán quốc tế.
II. Ảnh hưởng của một số đồng tiền tới hệ thống thanh toán quốc tế .
1. Ảnh hưởng của đồng USA
1.1 Đối với sự đầu tư của nước ngoài về vấn đề đôla hoá nền kinh tế.
1.2 Thanh toán quốc tế bị ảnh hưởng như thế nào?
2. Tác động của đồng EURO tới hệ thống thanh toán quốc tế trên thế giới và tại Việt Nam.


Chương II:
THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM .

I . Hiện trạng chung về hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại.
1. Hoạt động kinh doanh đối ngoại của các ngân hàng thương mại- Việt Nam.
2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại -Việt Nam.
2.1 Vài nét về tình hình XNK của Việt Nam trong những năm gần đây.
2.2 Cơ cấu thị phần và một số tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế ở các Ngân hàng thương mại.
2.3 Một số kiến nghị.
3. Sự phát triển thể thức thư tín dụng trong thanh toán quốc tế (L/C) .
3.1 Một số vấn đề cần quan tâm khi sử dụng cách thanh toán L/C.
3.2 Nghiệp vụ thanh toán chứng từ tín dụng.
II. Xu hướng phát triển hệ thống thanh toán quốc tế và các giải pháp để hoàn thiện các phương tiện thanh toán quốc tế trong thế giới hiện đại.
1.Xu hướng phát triển của phương tiện thanh toán quốc tế trong thế giới hiện đại.
1.1 Tiền mặt.
1.2 Thanh toán không dùng tiền mặt.
1.3 Các chính sách cần thiết để phát triển các phương tiện thanh toán quốc tế.
2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống thanh toán quốc tế để hội nhập và phát triển
3. Một số ý kiến cần quan tâm trong thanh toán quốc tế.
3.1 Thành lập Ngân hàng chuyên doanh phục vụ xuất nhập khẩu.
3.2 Thực hiện ưu đãi tín dụng cho ngoại thương.
III. Tình hình hoạt động các nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại NHTMCP Phương Nam.
1. Chính sách tín dụng cho vay xuất nhập khẩu của Ngân hàng.
2. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTMCP- Phương Nam.

Chương III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ DỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ HIỆN NAY.

I. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của NHTMCP- Phương Nam.
II. Giải pháp và kiến nghị.

KẾT LUẬN

đây thường là khi nhận nợ bằng nội tệ rồi chuyển sang ngoại tệ, nhưng đến khi khách hàng hoàn trả bằng nội tệ, vì giá ngoại tệ tăng đối với nội tệ nên với số tiền đó không thể chuyển sang lượng ngoại tệ như trước đây, như vậy là ngân hàng đã bị lỗ. Mặc dù biến động tỷ giá thường nhỏ trên mối đơn vị tiền tệ, nhưng vì xuất nhập khẩu thường với giá trị lớn nên khi xẩy ra rủi ro thì cũng rất lớn, do đó cần một quỹ để xử lý riêng cho loại rủi ro này. Điều này càng cần thiết đối với các ngân hàng của Việt Nam vì VNĐ là một đồng tiền yếu, chịu tác động của các ngoại tệ mạnh khác, đặc biệt là USD, và gần đây là ECU .
Nói tóm lại, trong các biện pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với xuất nhập khẩu thì việc tập trung vào nâng cao tổng dư nợ là một biện pháp trực tiếp nhưng không hiệu quả bằng các biện pháp gián tiếp dưới đây.
2.1.2. Chủ động tìm bạn hàng
Như chúng ta thấy, khách hàng của TMCP Phương Nam Hà nội rất ít và kém đa dạng, chủ yếu là các đơn vị quốc doanh. Do đó việc đa dạng hoá khách hàng là rất cần thiết nhằm giảm bớt rủi ro.
Thực tế, hiện nay đối với quốc doanh không có rủi ro là vì các đơn vị đang còn được Nhà Nước đỡ đầu, trợ giá... thực tế cũng có những đơn vị kinh doanh không có hiệu quả bằng một số đơn vị ngoài quốc doanh khác, cho nên đến khi cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà Nước sẽ có những khó khăn phát sinh và tình hình trả nợ sẽ không thể như trước được.
Mở rộng khách hàng, vươn tới các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài. Đây chính là khu vực có tiềm năng nhất đối với lĩnh vực cho vay xuất nhập khẩu. Hiện nay khu vực này thường tập trung vào các ngân hàng nước ngoài do họ áp dụng một cơ chế thoáng hơn, và thực tế là khả năng về ngoại tệ của họ là cao hơn.
Khi đến với các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu cán bộ tín dụng phải chứng tỏ được ngân hàng có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu của khách hàng từ cho vay theo nhiều hình thức khác nhau, thanh toán với tất cả các đối tác của khách hàng ở mọi nước, lập hợp đồng, tư vấn về hình thức vay nợ thanh toán, trợ giúp tính toán hiệu quả của dự án......
Mở rộng hơn nữa địa bàn hoạt động của ngân hàng, nghĩa là có thêm nhiều khách hàng ở các địa bàn khác nhau, có thêm nhiều khách hàng ở các lĩnh vực ngành nghề kinh doanh. Đối với đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu thì mở rộng cho vay đối với các đơn vị sản xuất các mặt hàng khác ngoài các mặt hàng thế mạnh từ trước đến nay.
Nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng bằng việc cải tiến kỹ thuật công nghệ, chế độ lãi suất, thái độ phục vụ.... Trong lĩnh vực cho vay xuất nhập khẩu, yêu cầu về tốc độ là rất cao, ngoài ra còn cần độ chính xác để tránh những tranh chấp về hợp đồng do hiểu lầm giữa các đối tác ở hai quốc gia khác nhau.
Thực hiện chiến lược khách hàng, quan tâm cả đến thái độ của cán bộ tín dụng, lời nói cử chỉ thái độ hành động. Tạo cho khách hàng một sự thoải mải trong vay nợ, tránh tình trạng là khách hàng đi vay nhưng lại có cảm giác như chịu ơn từ ngân hàng, từ cán bộ tín dụng trực tiếp làm việc. Ngược lại ngân hàng cần khách hàng, thêm một khách hàng là thêm thu nhập cho ngân hàng cho từng cá nhân trong ngân hàng.
Chủ động tìm bạn hàng là một biện pháp có tính bước ngoặt vì từ trước đến nay ngân hàng vẫn nghĩ rằng người có tiền trong tay là người có quyền thế, cho vay được hay không thì tiền vẫn còn đấy. Nhưng ngày nay không cho vay được là ngân hàng sẽ bị lỗ, lâm vào tình trạng khó khăn. Đây thuộc về vấn đề quan điểm nhận thức nên rất khó thay đổi trong thời gian ngắn. Thực tế hiện nay không phải không còn những cán bộ tín dụng còn tư tưởng này, hay là có nghĩ được nhưng đến lúc làm vẫn chưa hoàn toàn theo đúng quan điểm này.
2.2.3. Hoạt động Marketing một cách có hiệu quả
Nói một cách chính xác là ngân hàng vẫn chưa có một chiến lược marketing cụ thể, mọi việc làm hiện nay của ngân hàng vẫn chỉ là nhất thời, lẻ tẻ, không hợp nhất
giữa các bộ phận với nhau.
Marketing đã thực sự cấp bách đối với ngân hàng. Phải có một bộ phận tách riêng để thực hiện công việc này.
Tuy nhiên chúng ta cũng nên đặt vấn đề về thực trạng nền kinh tế thị trường bây giờ, thực tế là chưa đủ tính cạnh tranh, chưa phải một thị trường cạnh tranh hoàn hảo ít ra là trên thị trường tài chính tiền tệ ... Hay nói dúng hơn là giữa các ngân hàng chưa đặt tính cạnh tranh lên quá cao, chưa thực sự kinh doanh. Để mở rộng được số lượng khách hàng hay nâng cao dư nợ vẫn còn phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ kinh tế được thiết lập từ chế độ cũ, hay do quan hệ của cán bộ tín dụng với đơn vị đó. Các doanh nghiệp tìm đến ngân hàng vẫn dựa nhiều trên cơ sở thuận tiện, nghĩa là gần đơn vị mình, hay do đã có quan hệ từ lầu rồi. Chứ chưa thực sự do lãi suất ngân hàng đưa ra, hay những ưu đãi mà các ngân hàng cung cấp cho khách hàng..... Do đó những nỗ lực Marketing đôi khi là chưa cần thiết. Tuy nhiên chúng ta phải có những biện pháp đón đầu hơn là để nước đến chân mới nhảy.
Do đó Marketing phải được lập thành chiến lược cụ thể. Ví dụ khi có thêm sản phẩm mới, ví dụ là một hình thức thanh toán mới, cũng cần qua các bước của Marketing cơ bản đó là thu thập thông tin thị trường, phân tích xử lý để từ đó có những nhận thức về mức cầu đối với loại hình nay, tính toán chi phí lợi nhuận cân đối để tránh tình trạng có thêm sản phẩm mới nhưng làm lợi nhuận giảm (thời gian đầu thì có thể chấp nhận được nhưng trong lâu dài thì chắc chắn phải có lãi). Tung ra thị trường cũng cần có chiến dịch quảng cáo để khách hàng hiểu về nó. Ngân hàng kinh doanh dịch vụ là những vật vô hình, vì vậy việc quảng cáo càng quan trọng, càng hiện thực hoá, cụ thể hoá hàng hoá đó khiến khách hàng có thể cầm nắm được thì sản phẩm càng đi vào đời sống và có sức sống lâu dài.
Hoạt động Marketing cần một khoản chi phí lớn, không thể tiếc tiền mà làm qua quýt công tác này. Do đó cần dự phòng một khoản phí lớn cho hoạt động này. Hiện này chúng ta chưa thấy một hình thức khuyến mại nào đối với lĩnh vực ngân hàng. Đã đến lúc phải nghĩ tới vấn đề đó. Người trong cuộc sẽ nói khuyến mại chính là hình thức giảm lãi, hay giảm phí... nhưng những khoản đó đều được tính gộp vào khoản vay và người vay không được thấy khoản đó, việc tách nó ra sẽ đánh vào tâm lý của khách hàng hơn là có lợi cho khách hàng. Chúng ta có thể khuyến mại bằng hình thức vay nợ chịu lãi suất giảm dần (nhưng phải là nợ tốt), tặng quà đối với khách hàng thứ bao nhiêu đó, tặng quà đối với những dư nợ lớn đến giới hạn nào đó...
Tuy nhiên chúng ta cũng cần xem xét lại cho vay nhiều nhưng không có nghĩa là càng nhiều càng tốt như trong bán hàng thông thường mà càng nhiều càng tốt trong một quy chế nhất định về chất lượng món vay, về tài sản đảm bảo, về rủi ro có thể gặp của khách hàng....
Do đó thực chất việc cụ thể hoá, đồng bộ hoá hoạt động marketing vào một mối thực ra rất khó, cần có thời gian, công sức và chi phí hợp lý.




JC5Zql1FZ6a21Zt
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status