Đẩy mạnh Quảng bá - Khuyếch trương thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế - pdf 19

Download miễn phí Tiểu luận Đẩy mạnh Quảng bá - Khuyếch trương thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế



Xây dựng một thương hiệu nổi tiếng là mục tiêu mong ước của biết bao doanh nghiệp nhưng con đường đi tới của một doanh nghiệp với những sản phẩm mang thương hiệu của riêng mình không phỉ là con đường nhung lụa. Quyết định gắn lên một sản phẩm thương hiệu riêng là quyết định mang tính được thua đối với doanh nghiệp. Nếu sản phẩm không đáp ứng được mong muốn của người tiêu dùng thì khi thương hiệu càng nổi bật càng làm cho người tiêu dùng dễ dàng hơn trong việc tẩy chay nó. Còn nếu sản phẩm tốt doanh nghiệp sẽ phải ra sức bảo vệ thương hiệu của mình tránh khỏi sự cạnh tranh của các thương hiệu khác cũng như tránh các hành vi đánh cắp thương hiệu của đối thủ cạnh tranh. Thêm vào đó khách hàng ngày một hiểu biết hơn, có nhiều cơ hội lựa chọn hơn nên lòng trung thành của họ dành cho một thương hiệu nào đó cũng trở nên mong manh hơn họ sẵn sàng chuyển từ thương hiệu này sang thương hiệu khác có uy tín hơn. Vì thế việc xây dựng, quảng bá, khuyếch trương bảo vệ thương hiệu là một quá trình liên tục lâu dài trong đó doanh nghiệp phải luôn biết vượt lên chính mình. Quá trình đó có thể chia thành các phân đoạn nhỏ với các giải pháp cụ thể như sau:
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

m trụ lâu dài trên thị trường.
Dễ dàng nhận thấy rằng từng doanh nghiệp Việt Nam đang phải lao vào một cuộc cạnh tranh nhiều chiều (cạnh tranh cả trên thị trường nội địa và thị trường quốc tế, cạnh tranh cả với hàng giả và hàng thật). Để có thể đứng vững trong cuộc cạnh tranh khắc nghiệt đó thì doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ quản lý... để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành như lời kêu gọi bấy lâu nay của thị trường. Song ngay từ đầu những nỗ lực ấy phải được tích tụ trên một thương hiệu riêng được bảo hộ rõ ràng. Có như vậy thì sau những khó khăn ban đầu doanh nghiệp mới có thể gặt hái quả ngọt trên chính nỗ lực của mình.
Mặt khác, ngày nay khi sản phẩm tràn ngập thị trường, khẩu hiệu "khách hàng là ân nhân" được các doanh nghiệp ưa dùng thì khách hàng lại trở nên khó tính hơn, họ có xu hướng muốn mua những sản phẩm có uy tín với giá chấp nhận được. Trong đó mức độ uy tín của sản phẩm hay của thương hiệu được định giá bằng mức độ thoả mãn của khách hàng về chất lượng sản phẩm, mẫu mãm dịch vụ hậu mãi, cách thanh toán... Vì vậy, xây dựng một thương hiệu uy tín cho sản phẩm là cách níu giữ khách hàng tốt nhất. Đồng thời cũng là giải pháp lâu dài để thanh toán tận gốc nạn sản xuất hàng giả.
Thương hiệu là một sản phẩm trí tuệ nên trong nền kinh tế tri thức, giá trị của thương hiệu ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản phẩm (Thậm chí cái mà nhà sản xuất bán cho người tiêu dùng là một thương hiệu nổi tiếng chứ không phải giá trị sử dụng của sản phẩm).
Hãy so sánh một đôi giầy da của Vina Giầy và một đôi giầy của hàng Gucci. Chữ Gucci nhỏ nhắn đầy kiêu hãnh trên đôi giầy làm cho giá trị của nó lớn hơn nhiều lần giá trị sử dụng mà nó đem lại cho người tiêu dùng. Còn nếu một đôi giầy mang nhãn hiệu Vina Giầy thì dù nó có đẹp, có tốt như đôi giầy Gucci thì nhà sản xuất cũng chỉ bán nó ở mức giá của một đôi giầy đẹp. Một ví dụ khác cũng trong ngành may mặc, khi hãng Nike đặt gia công một cái áo ở công ty may Nhà Bè họ trả 3 USD bởi thương hiệu Nhà Bè đã có uy tín còn nếu đặt gia công ở một công ty khác họ chỉ trả 2 USD. Phải chăng đã đến lúc doanh nghiệp được xếp hạng theo đẳng cấp thương hiệu?
II. những bất cập trong việc tạo lập và bảo vệ thương hiệu việt nam.
Để chứng thực câu nói của một vị giám đốc thành đạt khi ông nói về vai trò của thương hiệu "có thương hiệu là có tất cả", phần tiếp theo của bài viết xin được dẫn ra các thực tế sau:
1. Trên thị trường quốc tế:
Thực tế thứ nhất: ở đâu cũng có hàng Việt Nam do người Việt Nam làm, tốt hẳn hoi mà không ai công nhận đó là hàng Việt Nam.
Chúng ta xuất khẩu nhiều chủng loại hàng hoá. Nông sản có gạo, cà phê, điều, tiêu, chè ..., lâm sản có gỗ, bột giấy, đồ gỗ gia dụng... thậm chí chúng ta đã xuất khẩu linh kiện điện tử, phần mềm tin học nhưng điều đáng nói ở đây là gần như chỉ có một số mặt hàng mang thương hiệu Việt Nam. Lí giải cho vấn đề này ông chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty dệt may Việt Nam cho rằng: thương hiệu sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam chỉ để khai thác trong nước là chính, xuất khẩu thì không hiệu quả vì chưa có tiếng tăm gì, chưa ai biết đến. Riêng với mặt hàng may mặc xuất khẩu thì không thể sử dụng thương hiệu Việt Nam vì chẳng ai mua, nếu có mua thì mua với giá rất thấp không tương xứng với chất lượng chúng ta làm.
Ngay tại thị trường Campuchia, một thị trường được đánh giá là rất dễ xâm nhập, thì hàng Việt Nam lại tốt đến mức bị nhầm với hàng Thái Lan! ở đây, hàng hoá Việt Nam, đặc biệt là nguyên vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng chiếm tới 40-50% thị phần nhưng phần lớn người tiêu dùng Campuchia không có ý niệm gì về hàng Việt Nam, họ không ý thức được rằng họ đang dùng hàng Việt Nam. Theo ông Prak Nork - Cục trưởng trưởng Cục xúc tiến xuất khẩu Campuchia thì có những hàng hoá Việt Nam quá tốt làm cho người Campuchia nghĩ rằng chỉ có Thái Lan mới có khả năng sản xuất những những mặt hàng như vậy. Không biết doanh nghiệp Việt Nam nên buồn hay vui trước lời nhận xét của ông PrakNork đây? Thực tế này không chỉ đặt ra yêu cầu đối với việc khuyếch trương thương hiệu của từng ngành hàng, từng doanh nghiệp mà còn động chạm tới với đề thương hiệu quốc gia.
Thực tế thứ hai: trong khi số các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu bằng thương hiệu Việt Nam còn dừng ở những con số khiêm tốn vì chúng ta chưa còn nhiều thương hiệu uy tín thì lại xảy ra tình trạng thương hiệu Việt Nam bị "đánh cắp hợp pháp" ở một số nơi.
Cà phê Trung Nguyên sau khi vượt qua rất nhiều khó khăn để bước đầu chen chân được vào thị trường Mỹ thì gần như ngay lập tức một thương hiệu cà phê Trung Nguyên cũng với màu nâu ấy, logo ấy được đăng ký bảo hộ tại văn phòng sáng chế và bảo hộ Mỹ (USPTO) và tiếc thay người đăng ký thương hiệu này lại không phải là thay mặt của cà phê Trung Nguyên Việt Nam mà là công ty Lifefil Cooperation của bang Carlifornia. ít lâu sau Tổng công ty dầu khí Việt Nam cũng đã bị đẩy vào nguy cơ mất thương hiệu tại thị trường Mỹ khi thương hiệu Petro Việt Nam được một công ty tại Mỹ là Nguyên Lai đang ký bảo hộ tại USPTO. Văn phòng sáng chế vào bảo hộ Mỹ đang chờ những phản ứng từ phía Việt Nam trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Thậm chí ngay tại thị trường Trung Quốc láng giềng, công ty sản xuất giầy dép Bình Tiên đã phải rất vất vả mới đòi lại được thương hiệu Biti’s bị một công ty ở Côn Minh chiếm dụng. Rõ ràng thương hiệu của chúng ta bị đánh cắp nhưng theo lí luận của những người đánh cắp thì lỗi là ở chúng ta. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm tới việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu quốc tế cho sản phẩm của mình trước khi mang chuông đi đánh xứ người. Vì thế việc đòi lại các thương hiệu đã gặp rất nhiều khó khăn.
2. Tại thị trường nội địa
Thực tế thứ nhất, các thương hiệu nước ngoài đang lấn sân trên thị trường nội địa, đẩy thương hiệu Việt Nam vào những đoạn thị trường chật hẹp ngay trên "sân nhà".
Các Pano, apphich quảng cáo cho thương hiệu nước ngoài mọc lên như nấm, khắp các siêu thị, các đại lý từ thành thị đến nông thôn đâu đâu cũng tràn ngập các thương hiệu của Uniliver, P&G, Colgate Palmorlive... Theo số liệu của thời báo Sài Gòn tiếp thị số ra gần đây thì các sản phẩm mang thương hiệu nước ngoài đang chiếm trên 80% sản phẩm được bày bán trong các siêu thị. Cũng theo số liệu từ tờ báo kinh tế Sài Gòn số 31/2002 thì máy tính được lắp ráp trong nước chiếm 85% tổng số máy tính được tiêu thụ trên thị trường Việt Nam và trong số đó chỉ có khoảng 10% máy tính mang thương hiệu Mekong Green, T&H, CMS (các thương hiệu của Việt Nam).
Thông thường, các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn FDI vào Việt Nam dưới hình thức liên doanh liên kết hay thành lập các công ty 100% vốn nước ngoài thì cũng đồng thời đem thương hiệu của họ gắn lên sản phẩm của liên doanh. Mặc dù luật đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status