Giải pháp về marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bảo hiểm AAA - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp về marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bảo hiểm AAA



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 3
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẢO HIỂM. 3
1.1.1 Khái niệm bảo hiểm về bảo hiểm: 3
1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm 4
1.1.2.1 Đối tượng kinh doanh đa dạng 5
1.1.2.2 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm có vốn pháp định lớn 5
1.1.2.3 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn luôn phải có dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm 6
1.1.2.4 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm luôn luôn gắn kết với hoạt động đầu tư 6
1.1.2.5 Các doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm phải tuân thủ quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, các quy định khác của pháp luật có liên quan và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hay tham gia. 7
1.1.3 Nguyên tắc chung của hoạt động kinh doanh bảo hiểm 7
1.1.3.1 Nguyên tắc lựa chọn rủi ro 7
1.1.3.2 Nguyên tắc phân tán rủi ro 8
1.1.3.3 Nguyên tắc trung thực tuyệt đối 9
1.1.3.4 Nguyên tắc số đông bù số it 10
1.1.3.5 Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm 10
1.1.4 Các loại hình kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ 11
1.1.4.1 Bảo hiểm tài sản 11
1.1.4.2 Bảo hiểm trách nhiệm 13
1.1.4.3 Bảo hiểm con người 15
1.1.5 Đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm 16
1.1.5.1 Đặc điểm chung của sản phẩm dịch vụ 16
1.1.5.2 Đặc điểm riêng của sản phẩm bảo hiểm 18
1.2 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 20
1.2.1 Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 20
1.2.1.1 Cạnh tranh 20
1.2.1.2 Năng lực cạnh tranh 20
1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 21
1.2.2.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 21
1.2.2.2 Các yếu tố bên trong của doanh nghiệp 24
1.2.3.1 Thị phần của doanh nghiệp 25
1.2.3.2 Chỉ tiêu phản ánh năng lực tài chính 27
1.2.3.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh 28
1.2.3.4 Chỉ tiêu phản ánh sự thoả mãn của khách hàng 29
1.2.3.5 Chỉ tiêu phản ánh sự đổi mới trong hoạt động kinh doanh BH 30
1.3 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 30
1.3.1 Cạnh tranh là quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường 30
1.3.2 Nâng cao năng lực cạnh tranh là tất yếu khách quan trong quá trình phát triển của DNBH: 31
1.4 HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM 33
1.4.1 Vai trò của hoạt động Marketing trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh 33
1.4.2 Nội dung cơ bản của hoạt động marketing trong doanh nghiệp BH 35
1.4.2.1 Nghiên cứu thị trường 35
1.4.2.2 Chiến lược sản phẩm 40
1.4.2.3 Chính sách giá cả 42
1.4.2.4 Chính sách phân phối 46
1.4.2.5 Chính sách truyền thông 47
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA 50
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA 50
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 50
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 54
2.1.3 Sản phẩm bảo hiểm chính của doanh nghiệp 55
2.1.3 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2005- 2008 57
2.2 THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM 60
2.3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA 65
2.3.1 Năng lực tài chính 65
2.3.2 Thị phần của công ty 68
2.3.2 Hiệu quả kinh doanh 71
2.4 ĐÁNH GIÁ VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY 78
2.4.1 Chiến lược sản phẩm 78
2.4.2 Chiến lược phí. 81
2.4.3 Chiến lược phân phối 84
2.4.4 Chiến lược truyền thông 87
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ MARKETING NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM AAA 90
3.1 KHÓ KHĂN THUẬN LỢI CỦA CÔNG TY TRONG QUÁ TRÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH 90
3.1.1. Những khó khăn trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần bảo hiểm AAA 90
3.1.2 Những thuận lợi của công ty trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh 92
3.2 MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚ 93
3.3 GIẢI PHÁP VỀ MARKETING NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 95
3.3.1 Nhóm giải pháp về Marketing 95
3.3.1.1 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 95
3.3.1.1 Giải pháp hoàn thiện sản phẩm bảo hiểm 96
3.3.1.2 Giải pháp về giá cả 98
3.3.1.3 Giải pháp thúc đẩy phân phối 99
3.3.1.4 Giải pháp truyền thông 102
3.3.2 Các giải pháp hỗ trợ khác 105
3.3.2.1 Nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp 105
3.3.2.2 Nâng cao năng lực quản lý và điều hành 105
3.3.2.3 Giải pháp về nhân lực 106
3.2.2.4 Giải pháp nâng cao khoa học công nghệ 107
KẾT LUẬN 110
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g được đa số các DNBH bán các SPBH nhóm áp dụng.
- Chiến lược định giá hướng theo khách hàng: Là chiến lược định phí mà DNBH sẽ tập trung vào việc đưa ra các mức giá mà những người phân phối hay khách hàng có thể chấp nhận được. Các chiến lược định giá hướng theo khách hàng thường thấy:
+ "Định giá tâm lý": là chiến lược định giá dựa trên quan niệm cho rằng khách hàng nhận thấy một số loại giá hay khoảng giá nhất định là hấp dẫn hơn các khoảng giá khác. Các DNBH áp dụng chiến lược định giá tâm lý tin rằng nếu giá cả được ấn định ở mức thấp hơn một chút so với mức dự kiến thù lượng sản phẩm bán ra sẽ được nhiều hơn. Ngoài ra đối với các sản phẩm nộp phí định kỳ thì định giá tâm lý cũng thường giả định khách hàng muốn mua sản phẩm hơn nếu phí được định trên cơ sở trả theo tháng chứ không phải theo năm hay trả một lần. Chiến lược này phù hợp với thị trường mà ở đó khách hàng cực kỳ nhạy cảm với giá cả sản phẩm hay khi khách hàng có nhận thức cao về giá sản phẩm và những sản phẩm được phân phối qua kênh phản hồi trực tiếp.
+ "Định giá hớt váng": Với chiến lược này, doanh nghiệp sẽ đưa ra mức giá cao nhất có thể cho bộ phận khách hàng có nhiều mong muốn nhất được sử dụng sản phẩm nhằm thu được doanh thu lớn trong thời gian đầu. Doanh thu này không những đủ trang trải tất cả các chi phí mà còn mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các SPBH cũng như các sản phẩm dịch vụ thì chiến lược này hầu như không được sử dụng.
+ "Định giá khuyếch trương": doanh nghiệp sẽ đưa ra mức giá thấp hơn mức giá thông thường cho một số sản phẩm nhất định nhằm thúc đẩy việc bán sản phẩm của tất cả các sản phẩm khác của doanh nghiệp.
1.4.2.4 Chính sách phân phối
Phân phối là quá trình đưa SPBH của doanh nghiệp đến với khách hàng. Các kênh phân phối mà các DNBH thường sử dụng:
- Hệ thống đại lý chuyên nghiệp: đây là kênh phân phối truyền thống, trong đó đại lý là các tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền nhằm thực hiện việc giới thiệu, chào bán sản phẩm. Đây là kênh phân phối khá tốn kém chi phí cho DNBH do doanh nghiệp phải mất chi phí đào tạo, chi phí trả hoa hồng cho đại lý cao,...
+ Các mạng lưới phân phối kết hợp (hệ thống phân phối bán hàng tại điểm): Đây là hệ thống phân phối dựa trên kênh phân phối của các lĩnh vực kinh doanh khác như: ngân hàng, bưu điện, cơ quan thuế, hệ thống các cửa hàng bán lẻ,.... Kênh phân phối này có thể tận dụng dược cơ sở vật chất, con người, nguồn khách hàng của các lĩnh vực kinh doanh khác nên khá tiết kiệm chi phí cho DNBH.
+ Văn phòng bán bảo hiểm: Nhân viên doanh nghiệp bảo hiểm được trả lương sẽ trực tiếp thực hiện việc bán sản phẩm tại trụ sở chính của DNBH hay tại các phòng bảo hiểm khu vực, các chi nhánh,....
+ Môi giới bảo hiểm: MGBH là tổ chức trung gian thay mặt cho khách hàng tìm kiếm các DNBH phù hợp. Phân phối qua môi giới sẽ làm tăng uy tín của DNBH và DNBH sẽ chi trả hoa hồng cho môi giới. Tuy nhiên, DNBH sẽ không được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nếu không được MG đồng ý.
+ Các kênh phân phối khác: DNBH còn có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng thông qua các hình thức như: gửi thư trực tiếp, qua điện thoại, thương mại điện tử (qua mạng máy tính), qua quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng,...
Nội dung cơ bản của chính sách phân phối
Hệ thống phân phối mà DNBH sử dụng sẽ tác động đến loại hình sản phẩm, mức giá của sản phẩm cũng như cách qua đó sản phẩm được truyền thông. Khi lựa chọn hệ thống phân phối DNBH cần xét các nhân tố:
- Đặc tính người mua trên thị trường mục tiêu:
Mục đích của phân phối là chuyển giao sản phẩm từ doanh nghiệp đến tay người mua, vì vậy khi lựa chọn hệ thống phân phối phải đáp ứng nhu cầu khách hàng, tức là phải chú trọng đến đặc tính của khách hàng trên thị trường đó. Đặc tính của người mua ở đây đề cập đến các yếu tố như: Số lượng người mua, loại người mua trên thị trường mục tiêu (cá nhân hay doanh nghiệp), đặc tính mua (mua sản phẩm gì, mua bao nhiêu, ở đâu, khi nào, thói quen mua qua đại lý quen thuộc hay chọn sản phẩm rẻ nhất,...)
- Đặc tính của sản phẩm: Tính đơn giản hay phức tạp của sản phẩm sẽ tác động đến hệ thống phân phối sử dụng. Chỉ có những SPBH khá đơn giản mới có thể được phân phối qua kênh phân phối trực tiếp, còn các sản phẩm phức tạp hơn thì chỉ có thể phân phối qua lực lượng bán cá nhân.
- Đặc tính của doanh nghiệp: Nguồn nhân lực của doanh nghiệp, khả năng tài chính, cơ sở kỹ thuật, mục tiêu kinh doanh, triết lý quản trị mà doanh nghiệp theo đuổi.... cũng sẽ tác động đến hệ thống phân phối sử dụng.
Ngoài ra, môi trường marketing, mức độ kiểm soát, ... cũng là các yếu tố tác động đến việc lựa chọn hệ thống phân phối.
1.4.2.5 Chính sách truyền thông
Quảng cáo:
Quảng cáo là công cụ truyền thông không trực tiếp, phi cá nhân, được thực hiện thông qua các phương tiện truyền tin phải trả tiền và các chủ thể quảng cáo phải chịu chi phí. Truyền thông đó có thể là về doanh nghiệp hay về sản phẩm và do một nhà tài trợ xác định tạo ra và được truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo quan điểm quản lý, quảng cáo là phương sách có tính chất chiến lược để đạt được hay duy trì một lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Trong nhiều trường hợp, đầu tư cho quảng cáo là đầu tư dài hạn.
Các phương tiện thông tin đại chúng được sử dụng để quảng cáo bao gồm: vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, gửi thư trực tiếp, tạp chí hay các phương tiện ngoài trời như bảng hiệu, áp phích, mạng internet,... Các chủ thể quảng cáo có thể quảng cáo có thể truyền tin quảng cáo cho hàng hoá, dịch vụ hay chính uy tín, hình ảnh của công ty thông qua các phương tiện truyền tin quảng cáo tới đối tượng người nhận tin là khách hàng tương lai.
Quảng cáo là công cụ truyền thông mang tính kinh tế hơn so với bán hàng cá nhân vì nó có thể tiếp cận số lượng lớn khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên người làm marketing cần xem xét kỹ những quy định của pháp luật liên quan đến quảng cáo cũng như các phương tiện thông tin đại chúng sử dụng để tiếp cận thị trường mục tiêu. Lý do là vì chi phí gắn với từng loại phương tiện thông tin sử dụng sẽ rất khác nhau.
Xúc tiến bán hàng:
Là các nỗ lực nhằm khuyến khích các thành viên trong kênh phân phối bán được nhiều sản phẩm hay khuyến khích khách hàng mua sản phẩm. Hoạt động xúc tiến nhằm vào các thành viên của kênh phân phối (ví dụ như đại lý hay môi giới bảo hiểm) được gọi là "xúc tiến thương mại"; còn các hoạt động xúc tiến bán nhằm vào người mua cá nhân hay người mua là các tổ chức được gọi là "xúc tiến tiêu dùng". Hầu hết các nỗ lực xúc tiến bán hàng thường được thực hiện trong ngắn hạn nhằm tăng doanh số bán trong một khoảng thời gian nhất định
Quan hệ với công chúng
Quan hệ với công chúng là một hình thức truyền thông phi cá nhân cung cấp thông tin về...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status