Đề án Đổii mới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong quá trình hội nhập - pdf 19

Download miễn phí Đề án Đổii mới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong quá trình hội nhập



MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
I. Khái quát về hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp thương mại
1. Một số khái niệm 3
2. Chức năng của doanh nghiệp thương mại 4
3. Nội dung của hoạt động kinh doanh thương mại 5
II. Những mặt cần đổi mới trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp thương mại trong bối cảnh hội nhập hiện nay
1. Hội nhập kinh tế quá trình - điều tất yếu 11
2. Những nguy cơ, cơ hội và thách thức chủ yếu đối với các
doanh nghiệp thương mại Việt Nam 13
3. Những mặt cần đổi mới trong hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp thương mại 16
III. Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp thương mại trong quá trình hội nhập
1. Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý 24
2. Hoàn thiện bộ máy tổ chức để nâng cao hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp thương mại 26
3. Xây dựng đội ngũ kinh doanh tốt 26
4. Đẩy mạnh các hoạt động marketing trong các doanh nghiệp thương mại
nhằm thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường 27
5. Thực hiện các biện pháp giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh 28
Kết luận 30
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tác động liên hoàn với nhau, chỉ có phát triển hoạt động kinh doanh mới đánh giá được sâu sắc và đầy đủ những hoạt động này trong trạng thái thực của nó. Từ đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu, biểu hiện bằng hệ thống các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật – tài chính của doanh nghiệp.
Phát triển hoạt động kinh doanh cũng cho phép đánh giá mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoàn thiện công tác quản lý doanh nghiệp, huy động khả năng tiềm tàng về vốn, lao động và đất đai của doanh nghiệp.
Qua phát triển hoạt động kinh doanh doanh nghiệp thương mại còn có thể đoán xu thế phát triển kinh doanh thương mại của doanh nghiệp.
Chúng ta có thể thây đây là hoạt động có ý nghĩa chiến lược trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại và ta có thể khái quát nội dung của phát triển hoạt động kinh doanh như sau:
+ Phân tích chỉ tiêu về kinh doanh như: số lượng, doanh thu bán hàng, giá cả hàng hoá…
+ Các chỉ tiêu đó được phát triển trong mối quan hệ với các chỉ tiêu về điều kiện của quá trình sản xuất kinh doanh như: lao động, vốn, đất đai.
+ Xác định đặc trưng về lượng trong các giai đoạn, các quá trình kinh doanh.
+ Xác định xu hướng, nhịp độ phát triển, phát hiện nguyên nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi của quá trình kinh doanh, tính chất và mức độ chặt chẽ của mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh với các điều kiện sản xuất kinh doanh.
iI. Những mặt cần đổi mới trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại trong bối cảnh hội nhập hiện nay
Hội nhập kinh tế quốc tế - điều tất yếu
Thế kỷ XX qua đi để lại nhiều dấu ấn khó phai mờ và một trong số những điều đó, điều mà chúng ta không thể phủ nhận – thế kỷ XX là thế kỷ của cách mạng khoa học – kỹ thuật – công nghệ. Vào những năm 30 của thế kỷ XVIII, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ nhất đã đưa lao động thủ công trở thành lao động cơ khí. Cách mạng khoa học – kỹ thuật lần thứ hai vào đầu thế kỷ XX đã phát triển lao động cơ khí trở thành lao động một nửa tự động hoá. Không dừng lại ở đây, cuộc cách mạng lần thứ ba với sự phát triển vượt bậc của khoa học – công nghệ đã biến khoa học – công nghệ trở thành lực lượng sản xuất. Từ đây có thể nói rằng, thế kỷ XXI sẽ có nhiều biến đổi sâu sắc hơn, đây là thế kỷ mà khoa học và công nghệ sẽ có những bước nhảy vọt chưa từng thấy. Chính điều này là một trong những nguyên nhân tạo nên xu quốc tế hoá nền kinh tế.
Khi khoa học – công nghệ trở thành lực lượng sản xuất thì hội nhập kinh tế quốc tế là nhu cầu cần thiết thoả mãn sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất phát triển làm cho thị trường nội địa trở nên nhỏ hẹp, buộc các quốc gia ngồi lại với nhau để tìm cách khơi dòng chảy của hàng hoá, dịch vụ, đồng vốn và sức lao động. Nó đã mở ra thị trường thế giới, làm cho sản xuất và tiêu thụ của tất cả các nước đều mang tính thế giới, tình trạng tự cung tự cấp, bế quan toả cảng của các địa phương, các dân tộc trước đây đã bị thay thế bởi trao đổi và hợp tác, liên kết giữa các dân tộc.
Quốc tế hoá kinh tế cũng là quá trình phát triển mới của phân công lao động và hợp tác sản xuất vượt ra khỏi biên giới quốc gia vươn tới quy mô toàn thế giới, đạt trình độ và chất lượng mới. Thực tế đã chứng minh không một nước nào, dù lớn và giàu có đến đâu, cũng không thể tự mình sản xuất được tất cả những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu của mình. Quốc tế hoá kinh tế, đến nay mặc dù còn tồn tại những quan điểm trái ngược nhau, những rõ ràng đây là một xu thế phát triển của thời đại không thể khác được.
Quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu trên 2 cấp độ toàn cầu hoá và khu vực hoá, đặc trưng nổi bật của toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế là nền kinh tế thế giới tồn tại và phát triển như một chỉnh thể, trong đó mỗi quốc gia là một bộ phận, có quan hệ tương tác lẫn nhau, phát triển với nhiều hình thức phong phú. Tham gia quốc tế hoá kinh tế, các quốc gia vẫn hoàn toàn độc lập về chính trị, xã hội, vẫn là các chủ thể tự quyết định ý thức hệ, vận mệnh và con đường phát triển của mình. Nó đem đến sự chuyển biến nhanh chóng của thể chế kinh tế thế giới, đưa nền kinh tế thế giới bước vào cạnh tranh toàn cầu bên cạnh việc đẩy mạnh tìm kiếm sự hợp tác trong cạnh tranh.
Toàn cầu hoá kinh tế, một mặt tạo ra những cơ hội phát triển kinh tế cho từng quốc gia cũng như cho toàn thế giới nhưng nó cũng đưa đến những thách thức lớn ở nhiều góc độ khác nhau như: Sự gia tăng của các rủi ro kinh tế (khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực, sự sụt giảm của thương mại toàn cầu, việc hình thành các “bong bóng” tài chính tiền tệ…), gây nên mâu thuẫn giữa kinh tế với chính trị và xã hội (làm suy giảm tính độc lập và chủ quyền quốc gia, gây nên sự phụ thuộc quá mức và các trung tâm kinh tế lớn, phươn hại đến sự phát triển văn hoá dân tộc…). Trong quá trình toàn cầu hoá kẻ mạnh thường thu nhiều lợi ích hơn còn người yếu dễ bị thua thiệt. Những quốc gia có tiềm lực lớn có điều kiện thuận lợi trong cạnh tranh quốc tế sẽ tìm cách khai thác quá trình toàn cầu hoá và cài đặt các lợi ích của họ. Nhưng các quốc gia phát triển chậm cũng không để bị động theo sau.
Toàn cầu hoá mặc dù có tồn tại những mâu thuẫn, những thách thức to lớn nhưng việc hội nhập kinh tế thế giới là một tất yếu khách quan, thách thức của việc không hội nhập còn lớn hơn rất nhiều. Chỉ quốc gia nào bắt kịp xu thế này, biết tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức mới đứng vững và phát triển. Cự tuyệt hay khước từ toàn cầu hoá kinh tế tức là tự gạt mình ra ngoài lề của sự phát triển. Để không bị tụt hậu, không bị đẩy lùi xa hơn về phía sau, Việt Nam đã chủ động vào cuộc. Hiện nay, nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với gần 170 nước, phát triển quan hệ thương mại với 130 nước và lãnh thổ; khai thông được quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ lớn trên thế giới, gia nhập ASEAN, APEC, ký hiệp định thương mại Việt – Mỹ… với WTO, nước ta trở thành quan sát viên từ năm 1995 và đang trong quá trình đàm phán đề gia nhập tổ chức này. Đây chính là bước đi quan trọng của quá trình hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, đưa nền kinh tế Việt Nam từng bước phát triển, rút ngắn khoảng cách với nền kinh tế khu vực và thế giới.
2. Những nguy cơ, cơ hội và thách thức chủ yếu đối với các doanh nghiệp thương mại Việt Nam
Hội nhập kinh tế quá trình không chỉ đơn thuần giới hạn trong phạm vi cắt giảm thuế quan, mà được hiểu là việc một quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia các định chế kinh tế, tài chính quá trình, thực hiện các cam kết, điều ước quá trình tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status