Kế hoạch hoá vốn đầu tư, các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010 - pdf 19

Download miễn phí Đề tài Kế hoạch hoá vốn đầu tư, các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 2
TỔNG QUAN CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƯ 2
I . KHÁI NIỆM VỀ VỐN ĐẦU TƯ VÀ PHÂN LOẠI 2
1. Khái niệm vốn đầu tư 2
2. Phân loại vốn đầu tư 2
II. NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN ĐẦU TƯ 2
1.Vốn trong nước: 2
2. Vốn đầu tư ngoài nước 2
III. VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PTKT 3
1. Vai trò của vốn đầu tư trong nước 3
2. Vai trò vốn đầu tư trực tiếp nước 3
3. Vai trò nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA 4
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2001-2005 5
I . CÁC NỘI DUNG KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2001-2005 5
II. KẾT QUẢ HUY ĐỘNG VÀ KHAI THÁC VỐN GIAI ĐOẠN 2001-2005 6
1. VỀ NGUỒN VỐN ODA 6
2. FDI 7
3.VỐN TRONG NƯỚC 11
III .Nguyên nhân của những tồn tại 15
1.ODA 15
2 .FDI 16
3.Vốn trong nước 17
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ 18
I.Kế hoạch vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010 18
II .Ma trận swot về huy động vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010 20
1.Ma trận SWOT nguồn vốn trong n ước 20
2.Ma trận SWOT ODA 20
3.Ma trận swot FDI 21
III.Quan điểm thu hútvốn đầu tư 21
1. Quan điểm thu hút vốn trong nước 21
2. Quan điểm thu hút nguồn vốn ODA 22
3 Quan điểm thu hút nguồn vốn đầu tư FDI 23
IV. Các giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư 24
1.Các giải pháp về huy động vốn đầu tư 24
2 Một số biện pháp để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư xã hội 27
KẾT LUẬN 31
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ứng với nhu cầu huy động vốn đáp ứng cho tốc độ tăng trưởng đồng thời chưa tương xứng với tiềm năng đất nước. Vốn đầu tư thực hiện tăng qua các năm nhưng tỷ trọng vốn ĐTNN toàn xã hội lại có xu hướng giảm dần do mức độ tăng trưởng thấp hơn mức tăng vốn đầu tư trong nước. Vốn đăng ký tăng không ổn định qua các năm và nhìn chung theo số tương đối có xu hướng giảm.
Thứ hai, vốn FDI phân bổ chưa hợp lý giữa các ngành và khu vực được đầu tư. Đối với các vùng kinh tế ĐTNN vẫn còn tập trung chủ yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm là nơi có những lợi thế về KCHT và tiêu thụ khá hấp dẫn còn các vùng thứ yếu thì chưa được chú trọng đúng mức (tp HCM, Hà Nội chiếm 75% tổng FDI, còn các nơi khác chỉ nhận được nguồn vốn FDI nhỏ bé như: duyên hải Nam trung bộ 7,64%, Đông Bắc 4,46%, đồng bằng sông Cửu Long 2,46%...). Đối với các ngành kinh tế, tập trung chủ yếu vào công nghiệp, dịch vụ, du lịch khách sạn chiếm 72% tổng FDI trong khi đầu tư vào khu vực nông lâm ngư nghiệp có xu hướng giảm sút nên chưa tương xứng với tầm quan trọng và tiềm năng của vùng. FDI được thực hiện trong các ngành sử dụng nhiều vốn và được bảo hộ như ôtô, xe máy, xi măng…trong khi những ngành sử dụng nhiều lao động không được bảo hộ (nông lâm ngư nghiệp) lại có ít dự án nên chưa tạo được nhiều việc làm như mong đợi. Việt Nam cũng chưa thu hút được đáng kể lượng vốn FDI để nâng cấp đường xá, cầu cảng và các cơ sở hạ tầng khác.
Thứ ba, đầu tư FDI Việt Nam chưa tạo ra sự chuyển biến mạnh về chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước. Công nghệ du nhập thông qua FDI chủ yếu theo hình thức chuyển giao nội bộ doanh nghiệp còn chuyển giao ngang và dọc giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa còn yếu. Theo điều tra của viện quản lý trung ương, 56% doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ qua con đường nhập khẩu công nghệ nước ngoài chỉ có 23% thông qua liên kết với các doanh nghiệp FDI. Tốc độ thu hút VĐT từ các nước có công nghệ cao còn chậm: đầu tư từ các nước Châu Mỹ và vùng Caribe chiếm 13%, Châu Âu chiêm 21%, còn lại tập trung chủ yếu ở các nước Châu Á - 64%.
Thứ tư, sự liên kết giữa khu vực FDI và kinh tế trong nước còn hạn chế: công nghiệp phụ trợ cho các ngành vẫn chưa phát triển, chưa đáp ứng được nguyên phụ liệu cho đầu tư chiến lược, điều này hạn chế hiệu ứng của ĐTNN đối với nền kinh tế làm khả năng hấp dẫn của môi trường đầu tư thấp hơn, hạn chế tác động lan toả của nền kinh tế của ĐTNN đối với nền kinh tế. Sự liên kết giữa khu vực kinh tế nước ngoài với khu vực kinh tế nhà nước thiếu đồng bộ trong cơ chế hợp tác khi có nhu cầu. Ngoài khu vực kinh tế nhà nước, khả năng góp vốn của các nhà đầu tư Việt Nam còn hạn chế.
Thứ năm, bên cạnh đó còn tình trạng một số dự án kém hiệu quả thua lỗ dẫn đến phá sản, trong một số liên doanh còn hiện tượng nhà ĐTNN tự ý thao túng điều hành nhập khẩu những công nghệ quá lạc hậu gây ô nhiễm môi trường và làm những việc không có lợi cho Việt Nam do trình độ quản lý của Việt Nam còn yếu kém.
3.VỐN TRONG NƯỚC
3.1. Những thành tựu
- Không ngừng tăng lên cả về quy mô và tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển.
Theo giá so sánh năm 2000, vốn đầu tư trong nước tăng dần theo các năm như sau:
Năm
tỷ đồng
tỷ trọng trong tổng VĐT (%)
2001
111.3
69.3
2002
122.6
70.8
2003
135.9
71.8
--> Đây là kết quả tích cực của những điều chỉnh về cơ chế và chính sách khuyến khích đầu tư trong nước.
Vốn đầu tư trong nước giai đoạn 2001-2005
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2001-2005
Tổng VĐT
160.4
173.2
189.3
216.0
237.0
975.9
VĐT trong nước
112.3
122.6
135.9
155.9
170.8
696.5
Tốc độ tăng
10
10.2
10.8
14.7
9.6
10.5
Tỷ trọng VĐT trong nước trong tổng VĐT
69.3
70.8
71.8
72.1
72.1
71.4
- Các nguồn lực được khai thác tốt hơn, tỷ trọng GDP được chuyển vào tiết kiệm và đầu tư tăng nhanh hơn, các nguồn tiết kiệm trong dân cư được huy động đáng kể cho đầu tư.
Cơ cấu vốn đầu tư trong nước phân theo nguồn vốn giai đoạn 2001-2005 (%):
chỉ tiêu
2001
2002
2003
2004
2005
2001-2005
VĐT thuộc NSNN
25.3
25.0
24.0
27.6
26.4
26.0
Vốn tín dụng đầu tư
18.9
10.0
13.2
11.1
9.3
13.8
VĐT của DNNN
25.6
23.8
24.7
25.3
24.0
24.8
VĐT của tư nhân và dân cư
30.2
32.2
32.2
32.2
32.7
32.2
Vốn khác
0.0
0.0
6.0
3.8
4.7
3.2
Tổng
100
100
100
100
100
100
- Nguồn vốn Nhà nước đóng góp lớn nhất vào tổng VĐT phát triển, làm tăng đáng kể lượng VĐT hàng năm.Giai đoạn 2001-2005 nó chiếm 46% tổng VĐT phát triển và chiếm 64.5% tổng VĐT trong nước.
Nguồn vốn Nhà nước bao gồm VĐT thuộc NSNN, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và VĐT của DNNN. Trong đó VĐT thuộc NSNN chiếm tỷ trọng lớn nhất, chiếm 18.5% tổng VĐT phát triển, còn VĐT của DNNN chiếm 17.7 %, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển chiếm 9.8 %
Vốn NSNN: Nguồn vốn này tăng liên tục do quy mô NSNN không ngừng tăng nhờ mở rộng những nguồn thu khác chủ yếu là qua huy động thuế và phí ( chiếm tới 90%, trung bình tăng 17 % /năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng giá ).Tổng thu NSNN trong thời kỳ 2001-2005 là 745710 tỷ đồng, tăng 125700 tỷ đồng so với mục tiêu kế hoạch đề ra.Tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển (đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật và ĐTPT nông nghiệp nông thôn ) không ngừng tăng lên và giữ ổn định trong năm năm qua với bình quân 29.7%/ năm.
Nguồn vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước : Có những chuyển biến tích cực, mang tính chất quá độ, chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Nó ngày càng giữ vai trò quan trọng. Tuy nhiên sau những năm gia tăng mạnh đến giai đoạn 2001-2005 nguồn vốn này lại giảm dần qua các năm. Trong cả giai đoạn 2001-2005, quy mô của nó đạt khoảng 130.2 nghìn tỷ đồng chiếm 9.8% tổng VĐTPT và 13.7% tổng VĐT trong nước. So với hai nguồn vốn còn lại, tỷ trọng nguồn vốn này còn thấp trong khi đây lại là nguồn vốn có vai trò quan trọng nên mức huy động thời gian qua chưa được như mong muốn.
VĐT của DNNN: Với những điều chỉnh hợp lý, nguồn vốn này đã tăng khá và hiệu quả hoạt động của nguồn vốn này đã được cải thiện đáng kể. Tính trong cả giai đoạn 2001-2005, VĐTPT của DNNN đạt 172.8 nghìn tỷ đồng tương ứng chiếm 24.8% trong tổng VĐT trong nước.Mặc dù quy mô vốn không ngừng gia tăng cùng với sự gia tăng chung của các nguồn vốn, tỷ trọng của nó tương đối ổn định ở mức khá, đảm bảo cho sự thực hiện nhiệm vụ định hướng phát triển kinh tế của khu vực này.Phần lớn vốn của các DNNN là từ khấu hao cơ bản, từ lợi nhuận sau thuế và một phần là vốn vay từ các tổ chức tín dụng.
- Điểm nổi bật về đầu tư trong nước giai đoạn 2001-2005 là sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư từ khu vực tư nhân và dân cư. Do hoạt động tích cực của luật doanh nghiệp, sự phát triển của các DN tư nhân diễn ra rất mạnh mẽ. Tỷ trọng đầu tư của DN dân doanh trong nước liên tục tăng thậm chí vượt cao hơn DNNN. Theo giá năm 2000, VĐT của DNNN là 51.8 nghìn tỷ đồng tương ứng chiếm 23% tổng VĐTPT và 32.2% tổn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status