Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư có sử dụng đất tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại Cát Lợi (lấy ví dụ thẩm định dự án nhà máy Phôi & cán thép Đắk Ý ) - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư có sử dụng đất tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng và thương mại Cát Lợi (lấy ví dụ thẩm định dự án nhà máy Phôi & cán thép Đắk Ý )



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: 1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2
4. Phương pháp nghiên cứu: 2
5. Kết cấu, nội dung của đề tài: 2
CHƯƠNG I: THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN 3
1.1 DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT 3
1.1.1 KHÁI NIỆM DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT 3
1.1.2 VAI TRÒ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT 4
1.2 THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT 5
1.2.1 Khái niệm thẩm định tài chính dự án đầu tư có sử dụng đất 5
1.2.1.1 .Khái niệm thẩm định dự án đầu tư có sử dụng đất 5
1.2.1.2. Mục đích, ý nghĩa thẩm định dự án đầu tư có sử dụng đất: 5
1.2.1.3. Khái niệm thẩm định tài chính của dự án đầu tư có sử dụng đất 6
1.2.2 Mục tiêu và vai trò của thẩm định tài chính dự án đầu tư có sử dụng đất 6
1.2.2.1 Mục tiêu của thẩm định tài chính dự án đầu tư có sử dụng đất là: 7
1.2.2.2 Vai trò của thẩm định tài chính dự án đầu tư có sử dụng đất 7
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thẩm định tài chính dự án đầu tư có sử dụng đất 8
1.2.3.1 Các nhân tố chủ quan 8
1.2.3.2 Các nhân tố khách quan: 9
1.2.4. Nội dung của thẩm định tài chính dự án đầu tư có sử dụng đất 10
1.2.4.1 Các nội dung thực hiện khi tiến hành thẩm định tài chính dự án đầu tư có sử dụng đất 10
1.2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính dự án đầu tư 16
1.2.4.3 Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư có sử dụng đất 22
1.2.5 Các phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư có sử dụng đất 24
1.2.5.1 Phương pháp phân tích độ nhạy: 24
1.2.5.2 Phương pháp dự báo: 24
1.2.5.3 Phương pháp triệt tiêu rủi ro: 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÓ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI CÔNG TY CÁT LỢI 27
2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng và thương mại Cát Lợi 27
2.1.1. Tên công ty 27
2.1.3. Tổ chức bộ máy công ty, 29
2.2 Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư có sử dụng đất tại công ty Cát Lợi 30
2.2.1 Sự cần thiết phải đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phôi & cán thép Đăk – ý 30
2.2.2 Các điều kiện thuận lợi và khó khăn 31
2.3 Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại công ty Cát Lợi 525255
2.3.1 Những kết quả đạt được 525255
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 545457
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÁT LỢI 555558
3.1 Phương hướng hoạt động của công ty cổ phần Cát Lợi trong những năm tới. 555558
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư của công ty cổ phần Cát Lợi. 565659
3.2.1 Nâng cao trình độ công tác của chuyên viên thẩm định 565659
3.2.2 Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lí điều hành. 585861
3.2.3 Công tác thẩm định, đánh giá khách hàng cần cẩn trọng hơn: 585861
3.2.4 Có sự nghiên cứu thực tế về thị trường đầu ra, đầu vào cho dự án. 585861
3.2.5 Thẩm định tài chính cần chính xác hơn 595961
3.2.6 Coi trọng việc tổng kết công tác thẩm định. 606063
3.3 Kiến nghị 606063
KẾT LUẬN 616164
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

của một năm nếu tính điểm hòa vốn cho một năm của cả đời dự án.
VC : Biến phí hay chi phí khả biến tính cho một sản phẩm.
P : Giá sản phẩm
Từ việc xác định được sản lượng hòa vốn có thể xác định được mức hoạt động hòa vốn và lề an toàn của dự án theo công thức sau:
Mức hoạt động hòa vốn =
Lề an toàn của dự án = 100 -
Nếu công ty sản xuất nhiều sản phẩm thì:
1.2.4.3 Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư có sử dụng đất
Độ an toàn về mặt tài chính của dự án là một nội dung cần xem xét trong quá trình lập và thẩm định tài chính dự án đầu tư. Nó là một căn cứ quan trọng để đánh giá tính khả thi về tài chính của dự án.
Tính khả thi về tài chính của dự án được đánh giá không chỉ qua các chỉ tiêu phản ánh tài chính của dự án như: IRR, NPV…mà còn được thể hiện thông qua việc xem xét độ an toàn về tài chính. Độ an toàn về mặt tài chính của dự án được thể hiện trên các mặt sau:
An toàn về nguồn vốn
An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ.
An toàn cao cho các chỉ tiêu hiệu quả tính toán (tính chắc chắn của các chỉ tiêu hiệu quả dự kiến của dự án). Sự phân tích này được thực hiện thông qua phân tích độ nhạy của dự án.
a, An toàn về nguồn vốn
Để xem xét độ an toàn về nguồn vốn của dự án cần chú ý đến các vấn đề sau:
Các nguồn vốn huy động phải được đảm bảo không chỉ đủ về số lượng mà còn phải phù hợp về tiến độ cần bỏ vốn.
Tính đảm bảo về pháp lý và cơ sở thực hiện các nguồn vốn huy động
Xem xét các điều kiện cho vay vốn, hình thức thanh toán và trả nợ vốn.
Ngoài ra, trong việc huy động vốn cần đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa vốn tự có (bao gồm cả vốn góp cổ phần và liên doanh) và vốn đi vay (tỷ lệ này phải đảm bảo 1)
b, An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ
An toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn được thể hiện thông qua việc xem xét chỉ tiêu: Tỷ lệ giữa tài sản lưu động so với nợ ngắn hạn (còn được gọi là tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành) = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn.
Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn cho doanh nghiệp. Tỷ lệ này phải 1 và được xem xét cụ thể cho từng ngành nghề kinh doanh.
Đối với các dự án vay vốn để đầu tư cần xem xét khả năng trả nợ. Khả năng trả nợ của dự án được đánh giá trên cơ sở nguồn thu và nợ (nợ gốc và lãi) phải trả hàng năm của dự án. Việc xem xét này được thể hiện thông qua bảng cân đối thu chi và tỷ số khả năng trả nợ của dự án.
Tỷ số khả năng trả nợ của dự án = Nguồn trả nợ hàng năm của dự án/ Nợ phải trả hàng năm (gốc và lãi)
Nguồn trả nợ hàng năm của dự án gồm lợi nhuận (sau khi trừ thuế thu nhập), khấu hao cơ bản và lãi phải trả hàng năm.
Tỷ số khả năng trả nợ của dự án được so sánh với mức quy định chuẩn. Mức này được xác định theo từng ngành nghề. Dự án được đánh giá có khả năng trả nợ khi tỷ số khả năng trả nợ của dự án phải đạt được mức quy định chuẩn. Ngoài ra khả năng trả nợ của dự án còn được đánh giá thông qua việc xem xét sản lượng và doanh thu tại điểm hoà vốn trả nợ. Khả năng trả nợ của dự án đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án đồng thời cũng là chỉ tiêu được các nhà cung cấp tín dụng cho dự án đặc biệt quan tâm và coi như là một trong các tiêu chuẩn để chấp nhận cung cấp tín dụng cho dự án hay không.
1.2.5 Các phương pháp thẩm định tài chính dự án đầu tư có sử dụng đất
1.2.5.1 Phương pháp phân tích độ nhạy:
Phương pháp này thường được dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư.
Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án khi các yếu tố có liên quan thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm xem xét khả năng mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố liên quan. Điều này giúp chủ đầu tư có biện pháp ngăn ngừa những yếu tố ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả của dự án đồng thời cho phép lựa chọn những dự án có độ an toàn cao.
Muốn thực hiện phương pháp này, trước hết phải xác định những yếu tố nào gây ảnh hưởng tới các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Sau đó dự kiến một số tình huống có thể xảy ra trong tương lai theo chiều hướng xấu. Đánh giá tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả tài chính dự án. Mức sai lệch so với dự kiến của các yếu tố ảnh hưởng đến dự án thường được chọn từ 10% đến 20% dựa trên phân tích những tình huống đã xảy ra trong quá khứ và hiện tại cũng như các dự báo trong tương lai. Nếu dự án vẫn đạt hiệu quả ngay cả trong trường hợp nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là dự án có độ an toàn cao. Trường hợp ngược lại cần xem xét các biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục các tình huống xấu đó.
1.2.5.2 Phương pháp dự báo:
Đầu tư là hoạt động mang tính lâu dài. Do đó việc vận dụng các phương pháp dự báo để đánh giá chính xác tính khả thi của dự án là vô cùng quan trọng. Nội dung của phương pháp này là sử dụng các số liệu điều tra thống kê để kiểm tra tính chính xác của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án, ví dụ: cung cầu về sản phẩm của dự án, giá cả sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu…
Các phương pháp dự báo thường được thực hiện là: phương pháp ngoại suy, phương pháp sử dụng hệ số co dãn của cầu, phương pháp định mức, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.
1.2.5.3 Phương pháp triệt tiêu rủi ro:
Dự án càng có thời gian dài và vốn thực hiện càng lớn thì càng có nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Để đảm bảo tính vững chắc cho dự án, phải đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp hạn chế thấp nhất tác động của rủi ro hay phân tán rủi ro.
Theo giai đoạn thực hiện, ta có thể phân chia rủi ro như sau sau:
Giai đoạn thưc hiện sự án:
Rủi ro chậm tiến độ thi công. Để hạn chế rui ro này phải kiểm tra toàn bộ kế hoạch đấu thầu, chọn thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, cam kết hỗ trợ giải phóng mặt bằng của chính quyền địa phương.
Rủi ro vượt tổng mức đầu tư. Để hạn chế rủi ro này, phải kiểm tra hợp đồng giá.
Rủi ro về cung cấp dịch vụ kỹ thuật - công nghệ không đúng tiế độ và chất lượng không đảm bảo. Để hạn chế rủi ro này phải kiểm tra chặt chẽ các hợp đồng, các điều khoản hợp đồng và bảo lãnh hợp đồng.
Rủi ro về tài chính (thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ). Để hạn chế rủi ro này, cần kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn của bên góp vốn, bên cho vay hay bên tài trợ vốn.
Rủi ro bất khả kháng. Để hạn chế, cần kiểm tra các hợp đồng bảo hiểm.
Giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động:
Rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào( cung cấp không đầy đủ, không kịp thời). Để hạn chế rủi ro này phải xem xét các hợp đồng c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status