Một số giải pháp để hoàn thiện và phát triển công tác thanh toán không dùng tiền mặt thông qua Sở Giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp để hoàn thiện và phát triển công tác thanh toán không dùng tiền mặt thông qua Sở Giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
 
1.1 Sự cần thiết và vai trò của công tác thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường
1.1.1 Sự cần thiết của thanh toán không dùng tiền mặt .
1.1.2 Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường .
1.2 Khái niệm và nguyên tắc chung về thanh toán không daùng tiền mặt .
1.2.1 Kháiniệm .
1.2.2 Nguyên tắc thực hiện
1.3 Một số thể thức thanh toán không dùng tiền mặt hiện đang dùng ở Việt nam .
1.3.1 Thể thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu .
1.3.2 Thể thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi – Séc chuyển tiền .
1.3.3 Thể thức thanh toán bằng Séc
1.3.4 Thể thức thanh toán bằng Thư tín dụng .
1.3.5 Thể thức thanh toán Ngân phiếu thanh toán .
1.3.6 Thể thức thanh toán bằng Ngân phiếu thanh toán .
1.4 Sơ lược về quá trình phát triển công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt nam
1.4.1 Thời kỳ hoạt động theo cách Kế hoạch hoá tập trung bao cấp .
1.4.2 Thời kỳ Ngân hàng hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà nước
 
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA SỞ GIAO DỊCH NHNO & PTNT VN .
 
2.1 Tình hình Kinh tế – Xã hội và các chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước có tác động tới hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt qua Sở giao dịch NHNo & PTNT VN .
2.2 Khái quá tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch NHNo & PTNT VN
2.2.1 Một số nét về Sở giao dịch . .
2.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch trong thời gian qua
2.2.2.1 Công tác nguồn vốn .
2.2.2.2 Công tác cho vay .
2.2.2.3 Công tác Kế toán – Ngân quỹ
2.2.2.5 Công tác Kinh doanh ngoại tệ .
2.2.2.5 Kết quả hoạt động tàI chính . .
 
2.3 Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Sở giao dịch .
2.4 Tình hình thực hiện các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt qua Sở giao dịch
2.4.1 Thể thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm thu – Séc chuyển tiền .
2.4.2 Thể thức thanh toán bằng Séc . .
2.4.3 Thể thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi . .
2.4.4 Thể thức thanh toán bằng Ngân phiếu thanh toán .
2.5 Nhận xét về công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua Sở giao dịch .
2.5.1 Những mặt làm được
2.5.2 Những mặt hạn chế .
 
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT QUA SỞ GIAO DỊCH NHNO & PTNT VN . .
 
3.1 Định hướng chung phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt
3.2 Một số giảI pháp nhằm hoàn thiện công tác thanh toán không dùng tiền mặt
3.2.1 Từng bước cải thiện môi trường pháp lý .
3.2.2 Tiếp tục triển khai mở rộng tàI khoản tiền gửi cá nhân và thanh toán chuyển khoản qua tàI khoản tiền gửi cá nhân .
3.2.3 Hiện đại hoá công nghệ thanh toán ngân hàng .
3.2.4 Nâng cao trình độ năng lực của cán bộ làm công tác thanh toán .
3.3 Một số kiến nghị cụ thể dối với các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt qua Sở giao dịch .
3.3.1 Kiến nghị đối với thanh toán Uỷ nhiệm chi .
3.3.2 Kiến nghị đối với thanh toán Séc
3.3.3 Kiến nghị đối với thanh toán Thẻ
KẾT LUẬN . . .
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

theo quyết định số 232/QĐ/HĐQT – 02 ngày 13/05/1995 của Chủ tịch HĐQT NHNo & PTNT VN trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại Sở kinh doanh hối đoái NHNo & PTNT VN .
Sở giao dịch là đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc thay mặt uỷ quyền của NHNo & PTNT VN, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi đối với NHNo & PTNT VN, chịu trách nhiệm cuối cùng về các nghĩa vụ do sự cam kết của Sở giao dịch trong phạm vi uỷ quyền. Sở giao dịch có tên giao dịch quốc tế là vietnam bank for aggriculture và có trụ sở chính tại số 2 – Láng hạ - Ba đình - Hà nội.
Sở giao dịch có chức năng trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ theo lệnh của Tổng giám đốc, là đầu mối thực hiện các nghiệp vụ theo uỷ quyền, trực tiếp kinh doanh đa năng trên địa bàn Hà nội.
Nhiệm vụ chủ yếu của Sở giao dịch là quản lý vốn nội và ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của NHNo & PTNT VN, cân đối điều hoà vốn ngoại tệ trong hệ thống, chấp hành quy chế dự trữ bắt buộc, làm đầu mối thanh toán quốc tế, quản lý Tài khoản tiền gửi ngoại tệ của các đơn vị thành viên và của Ngân hàng Nông nghiệp tại các Ngân hàng khác. Sở giao dịch là đầu mối kinh doanh trên thị trường liên Ngân hàng trong và ngoài nước, phát triển và quản lý hệ thống Ngân hàng đại lý khai thác các nguồn vốn và nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán bằng đồng nội tệ và ngoại tệ. Phát hành tiền chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định tiếp nhận các nguồn vốn Tài trợ uỷ thác của chính phủ, của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
Sở giao dịch thực hiện quan hệ đại lý thanh toán và dịch vụ Ngân hàng đối với các Ngân hàng nước ngoài, đầu tư hùn vốn liên doanh mua cổ phần và các hình thức đầu tư khác, trực tiếp thử nghiệm thử nghiệm các dịch vụ sản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh, thực hiện kiểm tra kiểm soát nội bộ.
Sở giao dịch thực hiện huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đồng thời cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng nội và ngoại tệ. Thực hiện các nghiệp vụ dịch vụ Ngân hàng như, dịch vụ ngân quỹ thẻ thanh toán, dịch vụ Ngân hàng, cất giữ các loại giấy tờ có giá trị bằng tiền, két sắt, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu.Sau đây là mô hình tổ chức bộ máy của Sở giao dịch NHNo & PTNT VN .
cơ cấu tổ chức bộ máy của sở giao dịch:
Theo quy chế tổ chức và hoạt động của Sở, Giám đốc là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Sở giao dịch
+Giám đốc được sự giúp đỡ của 3 Phó giám đốc (1 Phó giám đốc thường trực)
+Dưới ban giám đốc có 7 phòng chức năng: Phòng Kinh Doanh ngoại tệ, Phòng Kinh Doanh, Phòng Thanh Toán quốc tế, Phòng SWIFT, Phòng Kiểm tra-Kiểm toán, Phòng Hành Chính- Nhân sự, Phòng Kế toán - Ngân quỹ.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức sở giao dịch
giám đốc
Phạm văn quyến
Phó giám đốc
Vũ thanh phương
PHó GIáM Đốc
Hà đan huấn
Phó giám đốc
Lê thanh hằng
Phòng
Kiểm tra
Kiểm
Toán
Nội bộ
Phòng
Hành
Chính
Nhân sự
Phòng
Kế toán
Ngân
quỹ
Phòng
Thanh
Toán
Quốc
Tế
Phòng
Kinh
Doanh
NgoạI
Tệ
Phòng
Swift
Phòng
Kinh
doanh
2.2.2.Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch NHNo & PTNT VN trong thời gian qua:
Tình hình kinh tế đất nước năm 2000 đã có những chuyển biến tích cực so với năm 1999, tỷ lệ tăng trưởng GDP đạt 6.7%, sản lượng lương thực đạt 35.7 vạn tấn, thuỷ sản tăng 7.6%, sản xuất công ngiệp tăng 15.7%, đạt tỷ lệ tăng trưởng cao nhất từ năm 1996 tới nay. Hoạt động thương mại dịch vụ có nhiều khởi sắc, trong lĩnh vực ngân hàng, tình trạng ứ đọng vốn đã được giải toả, dư nợ tăng trưởng 25%, gấp 2 lần so với mức tăng trưởng của năm 1999. Huy động vốn tăng 29%. Nhiều chính sách mới được ban hành đã tạo khung pháp lý thuận lợi cho hoạt động ngân hàng.
Hoạt động của NHNo tăng trưởng ổn định vững chắc, nguồn vốn tăng trưởng 41%, dư nợ tăng 36%, chất lượng tín dụng được nâng cao, lợi nhuận tăng so với năm 1999.Thuận lợi đối với Sở giao dịch là thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Hội Đồng Quản Trị, Ban điều hành và các ban ngiệp vụ tại Trung Tâm điều hành. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế hiện nay. Năm 2000 thiên tai dồn dập diễn ra ở nhiều nơi trong cả nước, đã gây nhiều thiệt hại về người và Tài sản, gây khó khăn đối với sản xuất nông ngiệp. Gía một số mặt hàng nông sản như: gạo, càphê, cao su, trên thị trường vẫn tiếp tục giảm và ở mức thấp so với năm trước, đã ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt nam. Sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng trên địa bàn Hà nội ngày càng gia tăng nên gặp nhiều khó khăn trong công tác tiếp thị, mở rộng hoạt động, tuy nhiên hoạt động Thanh toán không dùng tiền mặt của Sở giao dịch vẫn đạt chỉ tiêu > 90 %. Sau đây là những kết quả cụ thể hoạt động kinh doanh năm 2000.
2.2.2.1.Công tác nguồn vốn:
- Năm 2000 hoạt động huy dộng vốn đạt được bước phát triển khá tốt, tốc độ tăng 82%, cơ cấu nguồn vốn thay đổi theo hướng có lợi cho hoạt động SXKD. Theo bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn chúng ta có thể thấy được như sau:
- Nguồn vốn không kỳ hạn đạt tốc độ tăng cao nhất 197%, nâng tỷ trọng từ 14% năm 99 đến 23% năm 2000 . Nguồn vốn không kỳ hạn tăng nhanh chủ yếu từ các tổ chức tín dụng, các dự án trường học. Nguồn vốn từ dân cư chậm chủ yếu từ nguồn vốn thanh toán của khách hàng mở Tài khoản ATM.
Nguồn vốn có kỳ hạn > 12 tháng, tốc độ tăng 143% và chiếm 37 % trong tổng nguỳn vốn. Nguồn vốn này luôn giữ một vị trí quan trọng trong tổng nguồn vốn bởi sự tăng trưởng nhanh và ổn định. Năm 2000 lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng bằng USD luôn ở mức cao, trong khi lãi suất nội tệ giảm xuống, thêm vào đó tỷ giá có xu hướng tăng thường xuyên do vậy mà tiền gửi tiết kiệm 12 tháng bằng USD tăng rất nhanh trong khi các nguồn tiền gửi tiết kiệm khác chỉ tăng ở mức 30 %, còn nguồn tiền gửi 12 tháng tăng 68 %
Điều này đặt ra một định hướng cho việc phát triển nguồn vốn năm 2001.Tóm lại qua bảng 2 có thể đánh giá khái quát hoạt động nguồn vốn năm 2000 đã có bước đi vững chắc. Các loại nguồn vốn đều tăng về số tuyệt đối, tỷ trọng về nguồn không kỳ hạn và nguồn tiền gửi > 12 tháng tăng, tỷ trọng nguồn không kỳ hạn và nguồn có kỳ hạn giảm nhưng ở mức hợp lý. Riêng tiền gửi dưới 12 tháng giảm về tỷ trọng là một yếu tố cần xem xét, nhất là trong giai đoạn hiện nay lãi suất luôn thay đổi, nếu huy động tiền gửi ngắn hạn sẽ hạn chế được rủi ro.
Tổng nguồn vốn được sử dụng cuối năm 2000 đạt khoảng 1500 tỷ, sử dụng vào đầu tư tín dụng là 230 tỷ, phần còn lại điều về trung tâm điều hành. Đây là một lợi thế rất lớn về mặt Tài chính bởi đầu tư tín dụng lãi suất thấp, rủi ro, còn gửi vốn TTĐH, phí cao không rủi ro.
Sau đây là bảng phân tích tình hình huy động vốn tại Sở giao dịch:
2.2.2.2.Công tác cho vay:
Tổng dư nợ đến 31/12/2000 ở mức 236 tỷ, tăng so với 1/1/2000 là 14%, dư nợ cho vay thông thường là 228 tỷ chiếm 97% t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status