Nâng cao chất lượng tín dụng trung và dài hạn tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - pdf 19

[h2:18o5yrnt]Download miễn phí Luận văn[/h2:18o5yrnt]
MỤC LỤC
Chương I
Phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại NHTM
I/ Tín dụng và các hình thức tín dụng NH 3
1. Tín dụng – Sự cần thiết của TDNH trong nền kinh tế 3
2. Các hình thức tín dụng ngân hàng 6
II/ Vai trò của tín dụng trung – dài hạn đối với nền kinh tế 5
1. Tín dụng trung và dài hạn 6
2. Đặc điểm của tín dụng trung – dài hạn 7
1.1 Tính rủi ro lớn 7
1.2 Lãi suất cao 7
3. Các vấn đề cơ bản của tín dụng trung – dài hạn 7
3.1 Nguồn cho vay TD trung – dài hạn 7
3.2 Đối tượng cho vay TD trung – dài hạn 7
3.3 Thời hạn cho vay TD trung – dài hạn 8
2.4 Các hình thức tín dụng trung – dài hạn 9
2.5 Điều kiện vay vốn 9
2.6 Quy trình thẩm định dự án đầu tư 9
4. Vai trò của tín dụng trung – dài hạn 10
4.1 Giúp các doanh nghiệp đổi mới công nghệ mở rộng sản xuất 11
4.2 Tác động trực tiếp tới chính bản thân NH 12
4.3 Tác động tới nền kinh tế 12
III/ Phương pháp đánh giá chất lượng tín dụng trung – dài hạn của
NHTM và các nhân tố ảnh hưởng 13
1. Chất lượng tín dụng trung – dàihạn 13
2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng trung – dài hạn 14
2.1 Nhóm chỉ tiêu định tính 14
2.2Nhóm chỉ tiêu định lượng 15
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung – dài hạn 16
3.1 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường kinh tế 17
3.2 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường pháp luật 18
3.3 Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng 19
3.4 Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng 20
3.5 Các yếu tố tự nhiên khác 22
Chương II

Thực trạng tín dụng trung – dài hạn tại SDG NHNo&PTNTVN

I/ Giới thiệu chung về NHNoVN 23
II/ Quá trình hình thành và phát triển của SGD 24
1. Hoàn cảnh ra đời. 24
2. Chức năng, nhiệm vụ của SDG 24
2.1 Chức năng 24
2.2 Nhiệm vụ 24
3. Cơ cấu tổ chức 26
III/ Tình hình hoạt động kinh doanh của SGD 26
1. Tình hình huy động vốn 27
2. Tình hình cho vay 29
3. Công tác kế toán ngân quỹ 32
4. Hoạt động thanh toán quốc tế 32
IV/ Thực trạng chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại SGD
NHNo&PTNTVN 35
1.1 Dư nợ tín dụng trung – dài hạn theo thành phần kinh tế 35
1.2 Tình hình nợ quá hạn 37
1.3 Vòng quay vốn 40
1.4 Hiệu suất sử dụng vốn 42
V/ Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng trung – dài hạn tại SGD 46

1. Những kết quả đạt được 46
2. Những tồn tại và nguyên nhân 49
2.1 Những tồn tại 49
2.2 Nguyên nhân 50
2.2.1 Nguyên nhân khách quan 50
2.2.2. nguyên nhân chủ quan 53[h3:18o5yrnt]Tóm tắt nội dung tài liệu:[/h3:18o5yrnt]điện tử với Kho bạc nhà nước.
- Kết quả công tác ngân quỹ năm 2002 :
+ Tổng thu tiền mặt : 817 tỷ đồng và 122 triệu USD
+ Tổng chi tiền mặt : 811 tỷ đồng và 122 triệu USD
+ Trong năm đã trả tiền thừa cho khách hàng 28 món, số tiền 19 triệu đồng, 6.3 ngàn USD và 50 EUR
Năm 2002 đã được bổ sung lao động, nghiệp vụ kho quỹ thực hiện đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo an toàn kho quỹ và giải phóng khách hàng nhanh chóng.
4.Hoạt động thanh toán quốc tế
Chấp hành tốt các quy định, qui trình nghiệp vụ TTQT không để xảy ra các sai sót, rủi ro trong thanh toán.
- Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu năm 2002 là 99 triệu USD, giảm so năm trước 5,7 triệu USD.
Trong đó : Mở thư tín dụng 394 món, trị giá 52,3 triệu USD, tăng về số lượng giao dịch 60 món nhưng giảm giá trị thanh toán 6,7 triệu USD so với năm trước; Chuyển tiền thanh toán đạt 872 món, trị giá 45 triệu USD, tăng về số lượng giao dịch 202 món, tăng 0,8 triệu USD so với cùng kì năm trước.
-Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu năm 2002 đạt 2,8 triệu USD, tăng 1,8 triệu USD, tốc độ tăng trưởng 70 % so năm trước.
Nhìn chung, hoạt động thanh toán quốc tế trong năm 2002 có sự tăng trưởng tương đối tốt về số lượng khách hàng giao dịch, tăng thêm 13 khách hàng mơí, trong đó có 4 đơn vị thanh toán hàng xuất ( Công ty TNHH vĩnh Hà,Công ty TNHH Quang Minh, công ty TNHH Trà Hoàng Long, công ty Sông Gianh) và 09 đơn vị thanh toán hàng nhập khẩu. Tuy vậy về giá trị thanh toán hàng nhập khẩu giảm so năm 2001 là do một số khách hàgn có doanh số hoạt động lớn giảm như Công ty Hà Anh, Công ty XNK Vật tư đường biển.
IV/ Thực trạng chất lượng tín dụng trung – dài hạn
Trong những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế qua nhanh đòi hỏi nhu cầu vốn cho nền kinh tế rất lớn và bức xúc, đặc biệt là nhu cầu vốn trung – dài hạn cho xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các nhà máy xí nghiệp chế biến, xây dựng khu công nghiệp tập trung, đầu tư đổi mới thiết bị, đổi mới kĩ thuật công nghệ. Nhận biết được nhu cầu của nền kinh tế và góp phần thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế của Đảng và nhà nước ta dành tỷ lệ vốn ngày càng tăng cho hoạt động đầu tư tín dụng trung – dài hạn, góp phần đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Tuy nhiên, ngoài kết quả đạt được do các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, thì SDG gặp nhiều khó khăn tồn tại cần giải quyết.
*Một vài nét tổng quan về thực trạng chất lượng tín dụng trung – dài hạn qua các năm tại SGD ( bảng 4 – trang bên )
Theo bảng bên cho thấy doanh số cho vay trung – dài hạn tăng dần qua các năm, mạnh mẽ nhất là trong 2 năm gần đây 2001; 2002. Năm 1999 doanh số cho vay trung – dài hạn chưa đến 15 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,4%; năm 2000 doanh số có nhích lên một chút nhưng không đáng kể ( tăng 3,706 tỷ đồng) song do với tổng doanh số cho vay thì lại chiếm tỷ lệ nhỏ hơn so với cùng kì năm trước (năm 1999 : 6,4%, năm 2000 : 4,5%). Năm 2001 có sự gia tăng đột biến về doanh số cho vay trung – dài hạn, cao hơn so với năm trước là 344,686 tỷ đồng, đạt tỷ trọngkhá cao so với tổng doanh số cho vay. Tuy nhiên, SDG chưa dừng lại ở con số đó, doanh số vẫn tiếp tục được tăng lên trong năm 2002 (405,637 tỷ đồng tức là tăng hơn 42,966 tỷ đồng).
Sự tăng lên này hoàn toàn phụ thuộc vào doanh số cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước (chiếm 354,626 tỷ đồng, chỉ cho vay duy nhất đối với 1 doanh nghiệp ngoài quốc doanh là công ty cổ phần Hàng Hải Hà Nội 51,011 tỷ đồng). Con số này thấp hơn nhiều so với cùng kì năm trước (SGD đã giải ngân với công ty TNHH CK NHNo&PTNT và công ty xi măng CHIFON Hải Phòng với tổng số là : 259,739 tỷ đồng). Số lượng các DNNQD ngày càng được sử dụng vốn ngân hàng ít hơn..
Tuy nhiên, để có được kết quả đáng khả quan như vậy là sự cố gắng không biết mệt mỏi của ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên trong SGD
+ Ban lãnh đạo Sở luôn bám sát định hướng hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNTVN gắn với tình hình thực tế tại Sở để chỉ đạo cụ thể và có nhiều biện pháp giải quyết, xử lý nghiệp vụ phù hợp, cụ thể, kịp thời.
+ Tập thể cán bộ tín dụng đoàn kết, nhất trí, có nhiều cốgắng trong thực hiện nhiệm vụ được giao, phong cách làm việc ân cần – lịch sự với khách hàng.
+ Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, bám sát diễn biến và nâng cao chất lượng các khoản vay.
+ứng dụng công nghệ tin học vào hoạt động tín dụng.
* Mưc dư nợ cho vay tăng cũng rất mạnh mẽ, đặc biệt là hai năm trở lại đây. Dư nợ trong năm 2002 đã tăng gần gấp đôi so với 2001 (670,766 tỷ đồng so với 373,864 tỷ đồng ). Như vậy sau 4 năm hoạt động, SDG đã có những kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc thị trường để từ đó đưa ra được những biện pháp hợp lý.
* Doanh số thu nợ cũng tăng dần qua từng năm, có sự đột biến rõ nhất từ 2000->2001 (0,702 tỷ đồng -> 102,264 tỷ đồng) .Từ đó cho thấy rằng chất lượng tín dụng tại SDG đang dần được nâng lên.
*NQH giảm mạnh trong 2 năm 2000; 2001 nhưng tăng chút ít vào năm 2002 ( 5,727 tỷ đồng) được tập trung duy nhất vào một DNNN : XN xây lắp đường dây và trạm điện
1.1 Dư nợ tín dụng trung – dài hạn phân theo thành phần kinh tế.
Bảng 5 : Dư nợ tín dụng trung – dài hạn phân theo thành phần kinh tế

Link download cho ah em:
r1e4GR6hDDQK4EE

Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status