Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (Nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải – Chi nhánh Hà nội) - pdf 19

Download miễn phí Luận văn Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (Nghiên cứu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải – Chi nhánh Hà nội)



Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở nước ta đang được khôi phục và phát triển. Nhìn chung "các ông chủ" của khu vực kinh tế này vừa thiếu kinh nghiệm, kiến thức trình độ quản lý sản xuất kinh doanh yếu kém không đáp ứng được yêu cầu cạnh trnah trong cơ chế thị trường. Trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc, công nghệ thì nghèo nàn lạc hậu, chất lượng sản phẩm kém giá thành sản phẩm cao nên không thể nào cạnh tranh được với hàng ngoại đang tràn ngập thị trường nước ta, từ mặt hàng đồ chơi đến mặt hàng cao cấp khác. Với thực trạng khách thể yếu kém, sản xuất kinh doanh rất rễ thua lỗ, phá sản. Điều đó đã làm cho các nhà kinh doanh ngân hàng phải đắn đo, suy nghĩ khi quyết định đầu tư đối với khu vực kinh tế này.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

; năm 2001 là 51,5% và năm 2002 là 53,7%. Như vậy Ngân hàng Hàng hải-Hà nội luôn thừa vốn bình quân lớn hơn 40%. Nhìn chung, phần vốn huy động thừa này không hề làm ảnh hưởng đến lợi nhuận chung của Ngân hàng Hàng hải-Hà nội(qua bảng sau) song nó chứng tỏ một điều là : khả năng mở rộng thị trưởng tín dụng của Ngân hàng Hàng hải-Hà nội còn lớn.
Bảng 6: Hiệu suất sử dụng vốn của Ngân hàng Hàng hải-Hà nội qua các năm
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Nguồn huy động
430,488
553,576
627,817
Dư nợ bình quân
220,926
285,091
337,141
Hiệu suất sử dụng vốn %
51,32
51,5
53,7
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng Hàng hải-Hà nội)
Ngân hàng đã thực hiện phương châm “đi vay để cho vay” đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế. Nhờ có phương pháp quản lý điều hành vững mạnh, thực hiện các phương án kinh doanh có hiệu quả nên trong những năm gần đây Ngân hàng Hàng hải –Hà nội đã đạt được những thành quả đáng kể, lãi trong hoạt động Ngân hàng liên tục tăng qua các năm:
Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Hàng hải-Hà nội
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
SThu nhập
57,04
66,70
75,12
SChi phí
32,5
35,88
39,40
Lợi nhuận ròng trước thuế
2,996
3,051
3,572
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh tại Ngân hàng Hàng hải Hà nội)
Tóm lại, sử dụng vốn huy động sao cho có hiệu quả nhất luôn là mục tiêu vươn tới của Ngân hàng Hàng hải-Hà nội. Tính “hiệu quả” ở đây đã bao hàm ý nghĩa vốn cho vay ra phải được thu hồi về cả gốc lẫn lãi đúng hạn, lãi cho vay phải bù đắp được lãi huy động cùng các chi phí khác và tạo ra thu nhập cho nhà Ngân hàng. Qua phân tích những nhóm chỉ tiêu chủ yếu là doanh số cho vay dư nợ theo các góc độ khác nhau. Doanh số cho vay tăng lên hàng năm hứa hẹn thu lãi từ lãi cho vay tăng tạo ra thu nhập ngày càng cao cho Ngân hàng, đặc biệt hứa hẹn từ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Nhưng chỉ nhìn vào mức tăng này mà cho rằng tình hình tín dụng tốt thì rất không đúng và không trọn vẹn. Để đánh giá được chính xác công tác kinh doanh tín dụng của Ngân hàng Hàng hải-Hà nôi đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trước hết phải xem xét khả năng thu hồi vốn vay. Tương tự như vậy, dư nợ cho vay đối với khu vực ngoài quôc doanh tăng đều qua các năm liệu có phải là một dấu hiệu tốt khi phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng không? Điều này còn phụ thuộc vào việc dư nợ đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh này có bao gồm cả dư nợ của các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi…hay không? Để trả lời những câu hỏi trên chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu tình hình rủi ro tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của Ngân hàng Hàng hải-Hà nội.
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Hàng hải-Hà nội:
Trên cơ sở các đảm bảo tín dụng (như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh…) trên cơ sở phân tích thực trạng tài chính, giám sát hoạt động của doanh nghiệp và tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh hay dự án đầu tư, Ngân hàng cấp tín dụng cho doanh nghiệp với cam kết là doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi. Song trên thực tế các hợp đồng tín dụng, các nguyên tắc tín dụng luôn bị vi phạm bởi nhiều lý do mà hậu quả xấu nhất là khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn hay không trả được nợ. Điều này không một Ngân hàng nào muốn nó xảy ra đối với Ngân hàng mình. Nhưng rủi ro mang tính tất yếu trong kinh doanh Ngân hàng là rủi ro tín dụng mà nợ quá hạn là rủi ro tín dụng mà Ngân hàng khó tránh khỏi. Dù Ngân hàng đó mạnh hay yếu, to hay nhỏ thì cũng đều phải đối mặt với rủi ro tín dụng ở một mức độ nào đó. Ngân hàng TMCP Hàng hải- Hà nội cũng không phải là ngoại lệ: nó phát sinh chủ yếu do các khoản vay ngắn hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Tình trạng này xảy ra đối với nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh khi chuyển đổi nền kinh tế đưa đến gánh nặng cho Ngân hàng. Trên thực tế rủi ro là tất yếu nhưng nếu hạn chế được rủi ro thì hạo động kinh doanh sẽ hiệu quả hơn.
Xem xét thực trạng của Ngân hàng Hàng hải- Hà Nội nổi lên mấy vấn đề sau:
Bảng 8: Nợ quá hạn trong cho vay kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Hàng hải Hà nội
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ trọng
%
SNợ quá hạn
72,146
100
63,165
100
56,473
100
Quốc doanh
19,102
26,47
19,205
30,41
19,227
34,04
Ngoài quốc doanh
53,77
73,52
43,170
69,59
36,538
65,95
(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng Hàng hải Hà nội)
Qua số liệu trên ta thấy nợ quá hạn chủ yếu phát sinh ở khu vực ngoài quốc doanh. Năm 2000 nợ quá hạn là 72,146 triệu đồng, trong đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 73,52% tổng nợ quá hạn. Năm 2001, tổng nợ quá hạn giảm so với năm 2001 là 8,98 triệu đồng trong đó khu vực ngoài quốc doanh chiếm 69,59% với mức nợ quá hạn là 43,170 triệu đồng. Sang năm 2002 nợ quá hạn tại Ngân hàng tiếp tục giảm 6,92 triệu đồng trong đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 65,95% tổng nợ quá hạn. Như vậy, nợ quá hạn cho vay kinh tế ngoài quốc doanh giảm, để có kết quả này là do Ngân hàng Hàng hải –Hà nội đã đề ra biện pháp hạn chế và thu hồi nợ quá hạn. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh vẫn ở con số đáng quan tâm điều này đòi hỏi Ngân hàng cần có biện pháp hữu hiệu hạn chế nợ quá hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Qua khảo sát tình hình thực tế tại Ngân hàng Hàng hải Hà nội, cho vay kinh tế ngoài quốc doanh, 90% dư nợ đều cho vay theo từng món theo một hợp đồng kinh tế, một phi vụ kinh doanh…Chủ yếu Ngân hàng mới chỉ chạy theo nhu cầu của từng người vay chứ chưa chủ động khảo sát nghiên cứu, xây dựng các phương án đầu tư theo các luận chứng khoa học và thực tiễn. Do vậy mà nợ quá hạn tại Ngân hàng Hàng hải –Hà nội vẫn ở con số khá lớn so với các Ngân hàng khác đã nói lên một phần nào khó khăn trong thanh toán của khách hàng cũng như chất lượng tín dụng của Ngân hàng.
Tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng Hàng hải-Hà nội là vấn đề quan trọng cần được quan tâm, để thấy rõ hơn ta có thể phân tích nợ quá hạn theo thời gian. Ngân hàng Hàng hải –Hà nội phân chia nợ quá hạn thành ba loại:
Nợ quá hạn có thời gian quá hạn dưới 6 tháng được coi là nợ quá hạn bình thường do định kỳ cho vay sai thực tế. Nợ quá hạn 6-12 tháng được coi là nợ khê đọng tiềm ẩn những rủi ro. Nợ quá hạn trên 12 tháng kể từ ngày đến hạn trả nợ được coi là nợ khó đòi có mức rủi ro cao.
Bảng 9: Tình hình nợ quá hạn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ở ngân hàng Hàng hải- Hà Nội theo mức độ
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
So sánh 01/00
So sánh 02/01
Số tiền
Số tiền
Tỷ trọng %
Số tiền
Tỷ trọng
%
Tuyệt đối
Tỷ trọng
%
Tuyệt đối
Tỷ trọng%
SNợquá hạn
53,77
43,17
100
36,54
100
-10,6
-80,29
-6,63
-84,64
NQH<6Th
6,688
2,123
4,9
0
0
-4,565
-31,74
-2,123
...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status