Đánh giá chất lượng nước thải tại một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý phù hợp - pdf 19

Download miễn phí Đồ án Đánh giá chất lượng nước thải tại một số bệnh viện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý và xử lý phù hợp



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Trang
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu .2
1.4. Nội dung nghiên cứu 2
1.5. Phạm vi nghiên cứu .3
1.6. Phương pháp nghiên cứu .3
1.7. Ý nghĩa của đề tài .4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . .5
2.1. Giới thiệu chung về thực trạng nước thải ở các bệnh viện tại Tp.HCM. .5
2.1.1. Nguồn gốc nước thải bệnh viện .5
2.1.2. Thành phần, tính chất nước thải bệnh viện .5
2.1.3. Tình hình về hệ thống bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh . .6
2.1.4. Tình trạng nước thải và mức độ xử lý hiện nay tại các bệnh viện .6
2.1.4.1. Tình trạng nước thải tại các bệnh viện 6
2.1.4.2. Mức độ xử lý hiện nay tại các bệnh viện 7
2.2. Phương pháp xử lý nước thải bệnh viện hiện nay .7
2.2.1. Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải .8
2.2.1.1. Phương pháp cơ học . 8
2.2.1.2. Phương pháp hóa lý .10
2.2.1.3. Phương pháp sinh học .13
2.2.2. Hệ thống xử lý nước thải tại một số bệnh viện hiện nay .18
2.2.2.1. Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch .18
2.2.2.2. Bệnh viện Truyền Máu và Huyết Học . 21
2.2.2.3. Bệnh viện Da Liễu 23
2.2.2.4. Bệnh viện Nguyễn Trãi .26
2.2.2.5. Bệnh viện đa khoa Tiền Giang .28
2.2.2.6. Bệnh viện Đồng Tháp .30
2.2.2.7. Nhận xét chung về hệ thống xử lý nước thải tại các bệnh viện 32
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU
CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN .33
3.1. Vật liệu . . 33
3.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước thải bệnh viện . .34
3.2.1. Phương pháp thu mẫu . .34
3.2.2. Phương pháp phân tích mẫu .35
3.2.2.1. Phân tích chỉ tiêu hóa lý 35
3.2.2.2. Phân tích chỉ tiêu vi sinh .37
3.3. Chỉ số đánh giá chất lượng nước thải (WQI) .38
3.3.1. Khái niệm .38
3.3.2. Cách tính toán và đánh giá chỉ số chất lượng nước thải .38
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NƯỚC THẢI .41
4.1. Kết quả phân tích nước thải tại một số bệnh viện tại Tp.HCM 41
4.1.1. Các chỉ tiêu về hóa lý 41
4.1.2. Các chỉ tiêu về vi sinh . 42
4.1.3. Phân nhóm các bệnh viện dựa trên chỉ số WQI 43
4.2. Đánh giá diễn biến chất lượng nước thải đầu ra năm 2006, 2009, 2011 .45
4.2.1. Chỉ tiêu hóa lý .45
4.2.2. Chỉ tiêu vi sinh .48
4.2.3. Chỉ số WQI .49
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ NƯỚC
THẢI BỆNH VIỆN 53
5.1. Nhận xét chung về hiện trạng quản lý và xử lý nước thải tại một số bệnh trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hiện nay .53
5.2. Đề xuất phương pháp quản lý vấn đề nước thải tại các bệnh viện hiện nay.55
5.3. Đề xuất các phương pháp xử lý nước thải hiệu quả cho tình hình chung của
nước thải bệnh viện hiện nay .57
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .62
6.1. Kết luận .62
6.2. Kiến nghị 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ùng được tiến hành
trong thời gian 30 phút sau đó nước thải được xả ra ống chung của thành phố.
Phần bùn lắng của bể lắng được bơm sang bể xử lý kỵ khí bùn, tại đây
diễn ra quá trình phân hủy bùn dưới sự tham gia của vi sinh vật kỵ khí. Sau
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM
SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 20 MSSV:107111165
thời gian 6 tháng bùn đã được ổn định, các vi khuẩn gây bệnh bị tiêu diệt.
Theo định kì 6 tháng hút bùn một lần (có thể phối hợp với công ty dịch vụ
công ích).
Ưu điểm của hệ thống xử lý:
- Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý thì hiệu suất tương đối cao.
- Chi phí vận hành của toàn bộ hệ thống không cao (100.000VNĐ/
ngày).
- Sử dụng hệ thống dễ dàng, gọn nhẹ, tiết kiệm nhiều thời gian vận
hành (do hệ thống được thiết kế tự động hóa).
- Tiết kiệm nhân công (chỉ có 1 công nhân vận hành).
- Tốn ít diện tích xây dựng (117m2).
- Thuận tiện sữa chữa.
Nhược điểm của hệ thống xử lý:
- Hệ thống xử lý nước thải hoạt động hiệu quả tối ưu ở công suất
400m
3/ngày đêm, trong khi tổng lượng nước thải hiện tại đã là
450m
3/ngày đêm (và sẽ còn tiệp tục tăng) sẽ dẫn đến việc giảm hiệu quả
xử lý của hệ thống và có nguy cơ quá tải.
- Quá trình hút bùn định kì diễn ra rất khó khăn, do nước thải đươc
bơm tự động liên tục từ bể này sang bể khác (khi nước đầy thì bể tự bơm
khi nước cạn thì bơm ngưng). Muốn hút bùn triệt để, công nhân phải lặn
xuống đáy bể, nước ngập đầu rất nguy hiểm.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM
SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 21 MSSV:107111165
2.2.2.2. Bệnh viện Truyền Máu và Huyết Học [7]
Công suất nước thải của bệnh viện là 52m3/ngày đêm. Sơ đồ công nghệ xử
lý nước thải của bệnh viện được thực hiện như sau:
Hình 2.2. Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Truyền Máu và Huyết Học
Thuyết minh qui trình:
Nước thải tại các khu trong bệnh viện được tập trung vào ngăn tiếp nhận.
Sau đó chuyển qua bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ
bẩn của nước thải tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình xử lý tiếp
theo.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM
SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 22 MSSV:107111165
Nước thải từ bể điều hòa được đưa vào bể Aerotank, bể được cung cấp khí
và diễn ra quá trình phân hủy sinh học do vi sinh vật gây ra, tại đây hàm
lượng BOD, COD, SS sẽ bị phân hủy và giảm mạnh, nước thải lại tiếp tục
được chuyển qua bể lắng II nhằm lắng phần hữu cơ còn xót lại do quá trình
phân hủy hữu cơ của vi sinh vật hiếu khí, nước thải sau đó được đưa vào bể
khử trùng bằng dung dịch clorine để tiêu diệt hết các vi sinh vật gây bệnh.
Sau đó được chuyển vào nguồn.
Phần bùn lắng sẽ được chuyển sang bể ổn định bùn, tại đây diễn ra quá
trình phân hủy sinh học do vi sinh vật kỵ khí gây ra nhằm tiêu diệt hết vi sinh
vật gây bệnh. Sau khi bùn đã được ổn định thì phối hợp với công ty môi
trường để được chuyển ra ngoài.
Ưu điểm:
-Công nghệ đơn giản.
-Vận hành đơn giản.
-Giá thành đầu tư ban đầu thấp vì công nghệ chủ yếu là bê tông cốt
thép.
Nhược điểm:
-Vi sinh vật phát triển trong Aerotank thường rất chậm và sinh khối tạo
ra không nhiều.
-Hiệu quả xử lý không cao vì công nghệ đơn giản.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM
SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 23 MSSV:107111165
2.2.2.3. Bệnh viện Da Liễu [7]
Bệnh viện được đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý nước thải với công
suất 200m3/ngày đêm. Nước thải bệnh viện được xử lý bằng phương pháp
phổ biến là Aerotank. Quy trình xử lý nước thải của bệnh viện được thực hiện
như sau:
Hình 2.3. Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Da Liễu
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM
SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 24 MSSV:107111165
Mô tả công nghệ xử lý:
Toàn bộ nước thải từ các khu trong bệnh viện được dẫn tập trung đến trạm
xử lý. Đầu tiên, nước thải được qua màng song chắn rác để loại bỏ các tạp
chất thô, rác được xử lý bằng phương pháp thủ công.
Nước sau khi qua ngăn tiếp nhận, tự chảy vào bể điều hòa được khuấy
trộn bằng khí nén cung cấp từ trạm khí nén. Bể điều hòa có nhiệm vụ điều
hòa lưu lượng và nồng độ bẩn của nước thải tạo chế độ làm việc ổn định cho
các công trình xử lý tiếp theo.
Nước thải từ bể điều hòa được bơm vào bể lắng, kết hợp, phân hủy sinh
học kỵ khí. Bể có cấu tạo gồm 2 phần: phần máng lắng dùng để lắng cặn,
phần ngăn bùn có nhiệm vụ phân hủy kỵ khí vùng lắng. Qua bể lắng hàm
lượng BOD5 có thể giảm tới 50% và hàm lượng vi sinh có thể giảm hơn 50
%. Sau thời gian dài từ 6 tháng tới 1 năm, hàm lượng vi sinh vật trong bùn
lắng bị giết chết hoàn toàn. Cặn lắng được đưa sang bể phân hủy và ổn định
bùn. Ở bể này có 2 ngăn và vận hành từng ngăn một. Khi nào bùn đầy thì
khóa kín lại, tiếp tục cho vận hành ngăn kia. Sau đó, tại ngăn đầy bùn sẽ tiến
hành cho chất khử trùng và vôi tạo môi trường pH cao nhằm ổn định bùn, bùn
không tạo mùi hôi. Sau cùng, cặn bã được ổn định và hút ra đem xử lý làm
phân hay đỗ ở bãi rác (có thể hợp đồng với công ty vệ sinh). Cứ luân chuyển
vận hành như thế trên hai ngăn của bể phân hủy. Riêng lượng nước dư khi
bơm bùn về bể phân hủy sẽ cho hồi lưu về bể điều hòa để tiếp tục qui trình xử
lý.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM
SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 25 MSSV:107111165
Phần nước thải sau khi qua bể điều hòa vẫn tiếp tục chảy vào bể xử lý sinh
học hiếu khí tiếp xúc, tại đây hàm lượng BOD còn lại sẽ được xử lý tiếp với
sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Nước thải tiếp tục chảy qua bể lắng đợt
2. Ở bể này có các chất lơ lửng sẽ được giữ lại làm giảm hàm lượng SS, sau
đó nước được đưa qua bể trộn với chất khử trùng Chlorine được bơm định
lượng về bể trộn. Nhờ khuấy trộn thủy lực hay các vách ngăn Chlorine được
khuếch tán đều vào nước.
Quá trình oxy hóa vi sinh vật gây bệnh xảy ra trong bể tiếp xúc Chlorine,
Chlorine là chất oxy hóa mạnh sẽ oxy hóa màng tế bào vi sinh gây bệnh và
tiêu diệt chúng. Thời gian tiếp xúc để loại bỏ vi sinh vật khoảng 25-50 phút.
Nước thải sau khi qua bể tiếp xúc Chlorine đạt tiêu chuẩn nước thải loại B
xả ra nguồn chung của thành phố.
Ưu điểm:
-Xử lý hiệu quả dưới nồng độ tiêu chuẩn cho phép.
-Vận hành đơn giản, dễ quản lý và nâng cấp sữa chữa.
Nhược điểm:
-Giá thành đầu tư ban đầu cao.
-Không đảm bảo được chất lượng nước thải đầu ra khi có hiện tượng
quá tải.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: TS.THÁI VĂN NAM
SVTH:HUỲNH THỊ NGỌC THI Trang 26 MSSV:107111165
2.2.2.4. Bệnh viện Nguyễn Trãi [7]
Với công suất 400m3/ngày đêm của bệnh viện. Công nghệ xử lý nước thải
của bệnh viện Nguyyễn Trãi được thực hiện như sau:
Hình 2.4. Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Nguyễn Trãi
Thuyết minh quy trình công nghệ
Nước thải từ mương thải của bệnh viện đưa đến hố ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status