Thiết kế buồng trộn bê tông nhựa nóng (kèm bản vẽ) - pdf 19

Download miễn phí Đồ án Thiết kế trạm trộn bê tông nhựa nóng


Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ TRẠM TRỘN BÊ TÔNG NHỰA NÓNG VÀ CÁC LOẠI BUỒNG TRỘN BTNN
1.1. Tổng quan về trạm trộn BTNN.
1.1.1. Khái niệm chung.
Trạm trộn bê tông nhựa nóng là một tổng thành gồm nhiều thiết bị và cụm thiết bị mà mỗi cụm thiết bị đều phối hợp làm việc nhịp nhàng với nhau nhằm trộn đều các thành phần cốt liệu gồm cát đá được rang sấy nóng kết hợp với phụ gia và nhựa đường nóng đã được định lượng theo tỷ lệ qui định để tạo thành sản phẩm là bê tông nhựa nóng.
Tính chất và chất lượng của bê tông nhựa nóng phụ thuộc vào thành phần cấp phối, cỡ hạt, cường độ hạt và tỷ lệ nhựa đường; đồng thời chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ, chế độ trộn.
Để đảm bảo chất lượng bê tông nhựa, các trạm trộn phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
+ Độ trôn đều mà năng suất cao.
+ Nhiệt độ trong các bộ phận gia nhiệt như sấy vật liệu, nấu nhựa đều được khống chế tự động có điều khiển từ xa.
+ Hệ thống cân đong được tự động hoá hoàn toàn có hiện số bằng các thiết bị điện tử đảm bảo chính xác cao về thành phần cốt liệu trộn.
+ Kết cấu trạm gọn, nhẹ, cơ động, tiêu hao nhiên liệu ít.
Ngoài ra, trạm trộn BTNN hiện đại còn đảm bảo tránh gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Khả năng thu bụi đạt được ≥ 95% những hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 8 micrômet.
1.1.2. Phân loại trạm trộn BTNN.
1.1.2.1. Có nhiều cách phân loại trạm trộn bê tông nhựa nóng, trên thực tế thường phân loại như sau:
Dựa vào tính cơ động của trạm chia ra: Trạm di động, trạm cố định và trạm có tính cơ động cao ( trên móng nổi ).
Dựa theo nguyên tắc làm việc chia ra: Trộn theo chu kỳ và trộn liên tục.
Dựa theo năng suất thường dùng của trạm trộn, chia làm 3 loại: Loại trạm trộn năng suất lớn ( từ 80- 150 (tấn/ giờ)); Loại trạm trộn năng suất vừa ( từ 40 – 60 ( tấn / giờ )) và loại trạm trộn có năng suất nhỏ ( dưới 30 ( tấn / giờ )). Loại rất lớn từ 200 – 400 ( tấn / giờ ) ít dùng.
Dựa theo đường di chuyển của luồng vật liệu chia thành : Trạm trộn nằm ngang, và trạm bố trí theo hình kiểu tháp.
1.1.2.2. Mỗi loại trạm trộn đều có những ưu nhược điểm sau:
+ Trạm trộn BTNN cố định được bố trí trên nền móng bê tông cố định có mặt bằng tương đối rộng, để sản suất với một khối lượng bê tông nhựa lớn.
ã Ưu điểm : Trạm loại này thường có năng suất lớn và rất lớn.
ã Nhược điểm: Di chuyển tram khó khăn, tốn kém cho nên ít di chuyển trạm.
+ Trạm trộn BTNN kiểu cơ động thường được bố trí trên một số kết cấu kiểu rơmooc, có thể kéo đi được. Loại này chỉ phù hợp với trạm có năng suất nhỏ dưới 30 (T/h). Tuy nhiên ở Việt Nam tính cơ động này trở nên rất kém vì quá trình di chuyển thực ra rất cồng kềnh vì phải dùng đầu kéo.
+ Trạm BTNN kiểu đặt trên móng nổi thích hợp cho tất cả các trạm có năng suất từ 30 đến 120 (T/h) có thể tới 150 (T/h) .
ã Ưu điểm: Loại này có tính cơ động cao và hiệu quả kinh tế lớn.
+ Trạm trộn BTNN làm việc theo chu kỳ: tức là vật liệu đưa vào trộn và lấy sản phẩm ra khỏi thùng trộn theo từng mẻ trộn.
ã Ưu điểm: Khả năng khuấy trộn đều, dễ dàng thay đổi được thành phần % của các loại vật liệu đem trộn, khả năng định lượng chính xác hơn.
ã Nhược điểm: Năng lượng chi phí cho việc trộn tổn hao khá lớn.
+ Trạm trộn BTNN liên tục:tức là gồm 2 cửa, một cửa vật liệu được cấp vào liên tục, cửa đầu kia đươc mở thường xuyên để sản phẩm sau khi trộn được đưa ra liên tục đổ ra phương tiện vận chuyển.
ã Ưu điểm: Năng suất cao, năng lượng chi phí cho việc trộn một khối thảm nhỏ.
ã Nhược điểm: Hỗn hợp trộn không thể đồng đều và khả năng định lượng cốt liệu không chính xác bằng trộn chu kỳ; Do đó chất lượng sản phẩm không cao.
+ Trạm trộn BTNN bố trí trên cùng một mặt bằng: tức là các cụm máy được bố trí trên cùng một mặt bằng không có cụm máy nào nằm trên cụm máy nào
ã Ưu điểm: Lắp ráp dễ dàng, chiều cao trạm thấp, việc điều chỉnh, sửa chữa thuận lợi.
ã Nhược điểm: Mặt bằng quá rộng và cồng kềnh.
+ Trạm trộn BTNN bố trí theo kiểu tháp: loại nay thì một số các cụm máy được bố trí chồng lên nhau theo kiểu tháp .
ã Ưu điểm: Mặt bằng được thu gọn, máy làm việc liên hoàn từ trên xuống dưới.
ã Nhược điểm: Chiều cao trạm khá lớn, công việc lắp đặt phức tạp , sửa chữa bảo dưỡng khó, nền móng cho khối tháp phải đảm bảo độ ổn định khi làm việc và khi có gió bão.


Thiết kế trạm trộn bê tông nhựa nóng (kèm bản vẽ)
https://1drv.ms/u/s!AgJa1CtKrfM4gQtG4iKHmRnUM-mI
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status