Tỉ lệ bệnh da và các yếu tố liên quan trên công nhân thu hoạch và chế biến mủ cao su - pdf 19

Download miễn phí Tỉ lệ bệnh da và các yếu tố liên quan trên công nhân thu hoạch và chế biến mủ cao su



Các đặc điểm về nghề nghiệp
Nơi công tác: NT Gò Dầu chiếm nhiều nhất với 32,41%, kế tiếp là NT Bến Củi
29,91%, NT Cầu Khởi với 29,39%, ít nhất ở XNCB với 8,29%.
Công việc đang làm: Chăm sóc cây chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 52,76%, kế tiếp là các
công nhân BVTV là 18,34%, cạo mủ 11,59%, chế biến chiếm 11,31%.
Tuổi nghề: từ 1 -20 năm chiếm tỉ lệ cao nhất là 66,08%, tiếp theo là 11-20 năm
chiếm 23,12%, > 20 năm chiếm tỉ lệ 10,80%.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ghiên cứu trên các công nhân làm công
tác thu hoạch mủ cao su và chế biến mủ cao su tại các công ty cao su. Vì vậy chúng
tui tiến hành đề tài nghiên cứu "Tỉ lệ bệnh da và các yếu tố liên quan trên công nhân
thu hoạch và chế biến mủ cao su tại Công ty Cao su Tây Ninh". Qua đề tài nghiên cứu
này chúng tui mong muốn đánh giá về mô hình bệnh da và các yếu tố có liên quan
trên những công nhân làm công tác thu hoạch và chế biến mủ cao su tại Công ty Cao
su Tây Ninh.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Xác định tỉ lệ hiện mắc của bệnh da và các yếu tố liên quan trên công nhân thu hoạch
và chế biến mủ cao su tại Công ty Cao su Tây Ninh.
Mục tiêu chuyên biệt
Xác định tỉ lệ hiện mắc của bệnh da chung và các loại bệnh da.
Xác định một số đặc điểm lâm sàng và thái độ điều trị bệnh da của các công nhân.
Ảnh hưởng của bệnh lên khả năng lao động và chất lượng cuộc sống.
Tìm mối liên quan giữa bệnh da và các yếu tố dịch tễ (tuổi, giới, trình độ học vấn, tuổi
nghề, loại công việc đang làm), mối liên quan giữa bệnh da và môi trường làm việc.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Đặc tính của cao su thiên nhiên
Cao su thiên nhiên (CSTN) được chiết xuất từ nhựa mủ của cây cao su (Hevea
brasiliensis). Khi được cạo ra từ vỏ cây cao su, mủ cao su (latex) là một chất lỏng
màu trắng đục như sữa. Trong mủ cao su, ngoài thành phần chính là cao su ra, còn
chứa nhiều protein, acid béo và dẫn chất enzyme, muối khoáng... Ngoài ra còn tìm
thấy các vi khuẩn.
Cao su là một hydrocarbon phân tử cao, cấu trúc hóa học là polymer của Isopren với
công thức nguyên là (C5H8)n
Các protein: trong mủ cao su có khoảng 2 – 2,7% là protein hòa tan trong nước.
Theo Alenius H.(Error! Reference source not found.) thì có hơn 200 protein hay polypeptid trong
mủ cao su và chỉ có khoảng ¼ trong số đó có tính kháng nguyên. Người ta đã nghiên
cứu được khoảng 11 dị nguyên của mủ cao su.
Ảnh hưởng của CSTN lên sức khỏe người tiếp xúc
Từ lâu người ta đã biết đến bệnh do nghề nghiệp ở những công nhân trong ngành
công nghiệp cao su và ở một số người sử dụng các sản phẩm làm từ CSTN.
Theo các tác giả Zucker – Pinchoff B(Error! Reference source not found.), Sussman GL(Error!
Reference source not found.), thì CSTN có thể gây tổn thương sức khỏe người tiếp xúc qua các
phản ứng sau:
+ Viêm da tiếp xúc kích thích: là phản ứng hoàn toàn không liên quan dị ứng, do các
hóa chất tồn đọng trong sản phẩm cao su, tác động tại chỗ trên da giống như chất ăn
mòn tại chỗ với sự mất lớp da ngoài, dẫn đến đỏ, ngứa và đau, có những vết rạn nứt,
bong vảy.
+ Viêm da tiếp xúc dị ứng: là phản ứng quá mẫn chậm (type 4) và là kết quả từ sự
nhạy cảm liên quan tế bào T đến các phụ gia của CSTN (thường là Thiuram và
Carbamat). Phản ứng bắt đầu trong 48 – 72 giờ sau tiếp xúc, thường dẫn đến hồng
ban và mụn nước, đóng mài.
+ Quá mẫn tức thì (type 1) liên quan IgE là phản ứng dị ứng với các protein CSTN.
Phản ứng bắt đầu trong vòng vài phút, hiếm khi trên 2 giờ. Triệu chứng có thể nhẹ
như mề đay tại chỗ hay toàn thân, viêm kết mạc mũi, hay nặng hơn như hen phế
quản, shock phản vệ, thậm chí có thể tử vong.
Người ta nhận thấy rằng liều lượng dị nguyên, đường tiếp xúc và tính nhạy cảm của
cá thể có ảnh hưởng đến kiểu biểu hiện và mức độ nghiêm trọng.
Đặc tính của các hóa chất được sử dụng trong quá trình sản xuất cao su thiên
nhiên
Trong quá trình chế biến cao su có sử dụng rất nhiều hóa chất, trong đó có một số hóa
chất gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiếp xúc:
+ Ammoniac gây phỏng da, loét các ngón tay
+ Dung dịch KOH gây ăn mòn da
+ Acid sulfuric:
. Kích thích hô hấp, niêm mạc mũi họng
. Gây chàm vùng da hở
. Làm da nhăn, mất màu
. Có khi gây loét thân mình.
+ Dung dịch acid formic làm giảm tiết mồ hôi, da khô, mề đay, chàm, loét. Hơi acid
formic làm chảy nước mũi, viêm họng, viêm phế quản.
+ Lưu huỳnh gây kích thích da, niêm mạc hô hấp và mắt.
+ Phenol gây đỏ da, sạm da, chàm, có khi hoại tử đầu ngón tay, tê tay.
+ Một số hóa chất phối hợp cho cao su có thể gây viêm da kích thích hay viêm da dị
ứng.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Cắt ngang mô tả.
Đối tượng nghiên cứu
Dân số mục tiêu: Tất cả công nhân thu hoạch và chế biến mủ cao su tại Công ty Cao
su Tây Ninh
Dân số chọn mẫu: Tất cả công nhân thu hoạch và chế biến mủ cao su tại Công ty Cao
su Tây Ninh trong thời gian tháng 11-12/2007
Cở mẫu: Tỉ lệ p chưa biết, do chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về tỉ lệ bệnh da trên
công nhân thu hoạch và chế biến cao su nên ta lấy p=0,5. Cỡ mẫu tối thiểu là:
385.
Dự phòng các trường hợp vắng lúc khám, chúng tui lấy mẫu là 410.
Kỹ thuật chọn mẫu: ngẫu nhiên hệ thống.
Xử lý số liệu
Các số liệu được thu thập sẽ được kiểm tra lại mã hóa và nhập vào máy vi tính bằng
chương trình SPSS 15.0 for Window
Phân tích số liệu
Dùng chương trình SPSS 15.0 for Window
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng số công nhân đồng ý tham gia nghiên cứu và trả lời đầy đủ bảng câu hỏi là 398
người.
Các đặc điểm về xã hội học
Tuổi đời: tuổi đời từ 30 – 39 chiếm 36,68%, tuổi từ 40-49 chiếm 30,65%, từ 20-29
chiếm 28,39%. Nhóm tuổi từ 50-59 chỉ chiếm 4,28%.
Giới: nam chiếm 47,99%; nữ chiếm 52,01%.
Trình độ học vấn: đa số là cấp 2 chiếm 48,49%, nhóm mù chữ – cấp 1 chiếm 31,16%.
Từ cấp 3 trở lên chiếm 20,35%.
Các đặc điểm về nghề nghiệp
Nơi công tác: NT Gò Dầu chiếm nhiều nhất với 32,41%, kế tiếp là NT Bến Củi
29,91%, NT Cầu Khởi với 29,39%, ít nhất ở XNCB với 8,29%.
Công việc đang làm: Chăm sóc cây chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 52,76%, kế tiếp là các
công nhân BVTV là 18,34%, cạo mủ 11,59%, chế biến chiếm 11,31%.
Tuổi nghề: từ 1 - 20 năm chiếm tỉ lệ cao nhất là 66,08%, tiếp theo là 11-20 năm
chiếm 23,12%, > 20 năm chiếm tỉ lệ 10,80%.
Các đặc điểm về môi trường làm việc
Trong môi trường làm việc có tiếp xúc với:
Ẩm ướt là 352 người chiếm 88,4%.
Ánh nắng: 284 người chiếm 71,4%.
Nóng: 259 người chiếm tỉ lệ 65,1%.
Côn trùng (muỗi, kiến): 358 người chiếm tỉ lệ 89,9%.
Mủ cao su tươi: 362 người chiếm tỉ lệ 91,0%.
Hóa chất chế biến: 36 người chiếm tỉ lệ 9,04%.
Cây cỏ (cỏ dại): 210 người chiếm tỉ lệ 52,8%.
Thuốc BVTV (thuốc trừ sâu, trừ bệnh cây): 73 người chiếm tỉ lệ 18,3%.
Tiền sử dị ứng bản thân
Có tiền sử dị ứng là 141 người chiếm 35,43%. Trong đó loại dị ứng hay gặp là thức
ăn: 101 (chiếm 71,6%), thời tiết 29 người (7,3%), thuốc 5 người (1,3%), không rõ 6
người (1,5%).
Tỉ lệ bệnh da chung và từng nhóm bệnh da
Tỉ lệ hiện mắc bệnh da
Mắc bệnh da: 264, chiếm tỉ lệ 66,33%. Trong đó: Mắc 1 bệnh: 242, Mắc 2 bệnh: 22
Tỉ lệ từng nhóm bệnh da theo chẩn đoán
Bảng 1. Tỉ lệ từng nhóm bệnh da theo chẩn đoán
Nhóm bệnh
da
Tổng
số
Tỉ lệ %
trong tổng
số bệnh
Tỉ lệ %
trong mẫu
nghiên cứu
Bệnh da
nhiễm trùng
128 48,5 32,2
Nhóm bệnh
da
Tổng
số
Tỉ lệ %
trong tổng
số bệnh
Tỉ lệ %
trong mẫu
nghiên cứu
Bệnh da miễn
dịch-dị ứng
98 37,1 24,6
Các ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status