Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Vinh Hưng - pdf 20

Download miễn phí Chuyên đề Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Vinh Hưng



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1
Những vấn đề lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp
STT Diễn giải
1.1 CP sản xuất và phân loại chi phí sản xuất
1.1.1 KN chi phí sản xuất
1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
1.1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung tính chất kinh tế của chi phí
1.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí
1.1.2.3 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm
1.1.2.4 Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
1.2 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm
1.2.1 KN giá thành sản phẩm
1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
1.2.2.1 Phân loại giá thành theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành
1.2.2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán
1.3 Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
1.4 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
1.5 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
1.5.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất
1.5.2 Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành
1.5.3 Mối quan hệ giữa đối tượng chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
1.6 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
1.6.1 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKTX
1.6.1.1 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí NVLTT
1.6.1.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí NCTT
1.6.1.3 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí SXC
1.6.1.4 Tổng hợp chi phí sản xuất
1.6.2 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK
1.7 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
1.7.1 Đánh giá sản phẩm dơ dang theo NVLTT
1.7.2 Đánh giá sản phẩm dơ dang theo sản lượng hoàn thanh tương đương
1.7.3 Đánh giá sản phẩm dơ dang theo chi phí sản xuất định mức
1.8 Các phương pháp tính giá thành
1.8.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn
1.8.2 Phương pháp tính giá thành phân bước
1.8.1.1 Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành NTP
1.8.1.2 Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành NTP
1.8.3 Phương pháp loại trừ chi phí sản xuất sp phụ
1.8.4 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
1.8.5 Phương pháp tính giá thành theo hệ số
1.8.6 Phương pháp tính giá thàng theo tỷ lệ
1.9 Sổ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
CHƯƠNG 2
Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Cty CP Vinh Hưng
2.1 Đặc điểm chung của Cty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Cty
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất ở cty Vinh Hưng
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại cty Vinh Hưng
2.2 Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở cty VH
2.2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và cách phân loại chi phí sản xuất ở Cty
2.2.2.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất ở Cty
2.2.2.2 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất
2.2.2 Phương pháp kế toán chi phí sản xuất ở Cty Vinh Hưng
2.2.2.1 Chi phí NVLTT
2.2.2.2 Chi phí NCTT
2.2.2.3 Chi phí SXC
2.2.2.3.1 Chi phí nhân viên phân xưởng
2.2.2.3.2 Chi phí vật liệu phân xưởng
2.2.2.3.3 Chi phí khấu hao tài sản cố định
2.2.2.3.4 Chi phí khác bằng tiền
2.2.2.4 Kế toán chi phí sản xuất toàn công ty
2.2.3 Công tác đánh giá sản phẩm làm dở ơ Cty VH
2.2.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Cty VHưng
2.2.2.1 Đối tượng tính giá thành
2.2.2.2 Phương pháp tính giá thành
CHƯƠNG 3
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Cty CP Vinh Hưng.
3.1 Nhận xét chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Cty Vinh Hưng
3.1.1 Ưu điểm
3.1.2 Nhược điểm
3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở cty Vinh Hưng
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

trực tiếp được tập hợp thẳng vào đơn đặt hàng, còn chi phí chung cần phân bổ theo tiêu thức thích hợp.
1.8.5.Phương pháp tính giá theo hệ số.
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ, cùng một loại nguyên vật liệu tiêu hao thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. Để tính giá thành từng loại sản phẩm ta phải căn cứ vào hệ số tính giá thành quy định cho từng loại sản phẩm rồi tiến hành như sau:
- Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số giá thành để làm tiêu thức phân bổ:
Tổng sản lượng quy đổi = ồ Sản lượng thực tế SP(i) x Hệ số SP(i)
- Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm:
Sản phẩm quy đổi SP(i)
Hệ số phân bổ chi phí SP(i) =
Tổng sản lượng đã quy đổi
-Tính tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm theo từng khoản mục:
Tổng giá thành SP(i)
=
GT sp làm dở đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất trong kỳ
-
GT sp làm dở cuối kỳ
x
Hệ số phân bổ GT SP(i)
1.8.6.Phương pháp tính giá theo tỷ lệ.
- Nếu trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất kết quả sản xuất thu được là nhóm sản phẩm cùng loại với quy cách, kích cỡ sản phẩm theo tỷ lệ. Để tính được giá thành theo phương pháp này trước hết phải chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành có thể là giá kế hoạch, giá định mức sau đó tính ra tỷ lệ giá thành của nhóm sản phẩm.
SPLD đầu kỳ + CPSX trong kỳ – SPLD cuối kỳ
Tỷ lệ giá thành =
(theo khoản mục) Tiêu chuẩn phân bổ
- Tiếp đó lấy giá thành kế hoạch (giá thành định mức) tính theo sản lượng thực tế nhân với tỷ lệ tính giá thành của nhóm sản phẩm ta được giá thành tính theo quy cách, kích cỡ.
Tổng giá thành = Tiêu chuẩn phân bổ x Tỷ lệ tính giá thành
từng quy cách từng quy cách
1.9.Sổ kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành
Để công tác kế toán được hoàn thiện thì việc hoàn thiện về sổ sách kế toán sao cho hợp lý với đặc điểm của DN cũng là công việc hết sức quan trọng. Hơn thế nữa với công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm thì sổ sách kế toán không chỉ là cơ sở để tính toán tập hợp chi phí và tính giá thành cho các sản phẩm sản xuất trong giai đoạn nhất định mà còn là cơ sở để so sánh đối chiếu và góp phần cung cấp thông tin cho quản lý chi phí chung.
Trong chế độ kế toán tồn tại bốn hình thức sổ sách khác nhau, để có thể phù hợp với đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp.
- Với DN áp dụng hình thức Nhật ký chung thì hạch toán chi phí sản xuất gồm các sổ:
+ Nhật ký chung.
+ Sổ chi tiết tài khoản 154(TK631)
+ Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 (631)
- Với DN áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ thì hạch toán chi phí sản xuất gồm các sổ:
+ Sổ kế toán chi tiết theo từng phân xưởng
+ Sổ cái TK 621, 622, 627, 154…
- Với DN áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ thì hạch toán chi phí sản xuất gồm các bảng kê 4, 5, 6… các Nhật ký chứng từ số 1, 2, 7, …
- Với DN áp dụng hình thức Nhật ký sổ cái thì hạch toán chi phí sản xuất gồm các sổ:
+ Nhật ký sổ cái
+ Sổ chi tiết 621, 622, 627, 154…
Tóm lại dù hình thức sổ nào đi nữa thì cũng phải đảm bảo sự đơn giản, gọn nhẹ, thuận tiện cho việc ghi chép và công tác kiểm tra, đối chiếu, giảm thiểu công việc ghi chép nhưng cũng phải đảm bảo việc thông tin đầy đủ chính xác có như vậy mới làm cho kế toán xứng đáng là công cụ như cung cấp thông tin tin cậy, một công cụ quản lý sắc bén hiệu quả.
Chương 2
Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần Vinh Hưng.
2.1.Đặc điểm chung của Công ty.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty Cổ phần Vinh Hưng tiền thân là một tổ hợp tác, được thành lập ngày 2 tháng 5 năm 1985.
Địa chỉ: 32/71 Phố Tân ấp, Hà Nội.
Quá trình hoạt động và phát triển của Công ty:
Từ năm 1985 đến năm 1990: Trong giai đoạn này, tổ hợp tác hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Thương Mại, sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu kế hoạch của đơn vị, trong thời kỳ này năm nào tổ hợp tác cũng hoàn thành kế hoạch với mức tăng trưởng hàng năm là 15%.
Các sản phẩm chủ yếu là:
Phụ tùng xe máy: 576.000 C
Chân chống xe máy: 12.347 C
Đèo hàng xe đạp: 5.535 C
Phanh: 5.276 bộ
Chắn xích xe: 4.224 C
Tăng xích: 3.912 C
Đũa tanh + ốp: 5.140 C
Tay phanh: 3.478 đôi
Từ năm 1990 đến năm 2000: Thời kỳ này, kinh tế xã hội cả nước gặp khó khăn, nhưng tổ hợp tác đã khắc phục được khó khăn và hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, đời sống cán bộ công nhân viên được đảm bảo.
Từ ngày 18 tháng 12 năm 2001 do tất yếu của thị trường tổ hợp tác đã đổi tên thành Công ty Cổ phần Vinh Hưng. Nhiệm vụ chủ yếu của giai đoạn này là sản xuất các loại phụ tùng xe đạp, xe máy, thực hiện chuyển giao công nghệ thích hợp nhằm đẩy mạnh sản xuất phục vụ cho công nghiệp hoá tại các thành phố và nông thôn.
Đến nay sản phẩm của Công ty rất phong phú, đa dạng với nhiều chủng loại sản phẩm với chất lượng cao.
Dưới đây là một số dữ liệu về công tác tài chính của công ty năm 2002, 2003, 2004.
Năm
Vốn SXKD
Doanh thu
Nộp ngân sách
Lợi nhuận
2002
1.150.000.000
3.130.000.000
32.000.000
19.000.000
2003
1.675.000.000
4.196.000.000
34.400.000
21.000.000
2004
1.845.000.000
6.054.000.000
38.000.000
25.000.000
Sản phẩm chủ yếu của công ty là sản xuất phụ tùng xe đạp, xe máy như: Chân chống xe đạp, xe máy, đèo hàng, phanh, chắn xích…
Công ty có 2 phân xưởng chính để sản xuất thành phẩm phụ tùng xe đạp, xe máy là:
- Phân xưởng sản xuất.
- Phân xưởng KCS và sửa chữa.
+Phân xưởng sản xuất có nhiệm vụ sản xuất ra các sản phẩm nghĩa là khi vào chỉ là nguyên vật liệu, khi ra đã trở thành thành phẩm.
Bộ máy quản lý gồm: 1 Giám đốc phân xưởng, 1 thủ kho, 3 kỹ thuật.
+Phân xưởng sửa chữa và KCS có nhiệm vụ kiểm tra sản phẩm và sửa chữa những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất.
Bộ máy quản lý gồm: 1 quản đốc, 1 thủ kho, 1 kỹ thuật.
- Vật liệu xuất kho đưa vào sản xuất: Đối với thép là, ống hơi, chốt, van tay, ống thép hàn được chuyển vào phân xưởng sản xuất. Tại đây thép lá sẽ được cán nguội, sau đó được rèn đúc theo khuôn mẫu, lắp ráp thêm phụ tùng cần thiết, kiểm tra chất lượng và nhập kho thành phẩm.
2.1.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất ở Công ty.
Công ty Cổ phần Vinh Hưng hoạt động với tư cách pháp nhân đầy đủ.
Tổ chức sản xuất ở Công ty như sau: Công ty có 2 phân xưởng chính do quản đốc điều hành trực tiếp.
Giám đốc điều hành chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Phó giàm đốc làm công tác tham mưu cho giám đốc và phụ trách về kỹ thuật sản xuất, trực tiếp theo dõi các phòng ban trong toàn công ty.
Các phòng ban chức năng bao gồm:
+ Phòng kế toán tài chính và kinh tế thị trường: thực hiện ghi sổ kế toán và ký kết hợp đồng kinh tế.
+Phòng cung ứng vật tư: Thực hiện chức năng kiểm tra thu mua, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất, kho, bảo quản nguyên vật liệu.
+Phòng kỹ thuật công nghệ: Quản lý ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status