Bối cảnh văn hóa và quản lý nguồn nhân lực - pdf 20

Download miễn phí Bối cảnh văn hóa và quản lý nguồn nhân lực



* Những đặc trưng văn hoá của nguồn nhân lực nước ta hiện nay
Khi nói đến văn hoá theo nghĩa là cách sinh hoạt thì văn hoá có
mặt trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đời sống cá nhân.
Trong các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, tôn giáo, gia
đình con người đều thể hiện hành vi ứng xử trên cơ sở những giá trị,
niềm tin, thói quen đã có. Phân tích các lĩnh vực hoạt động trên sẽ giúp
tìm ra những đặc điểm văn hoá đang ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới
sự đóng góp của nguồn nhân lực vào quá trình CNH, HĐH đất nước và
nhờ đó có thể tìm ra các giải pháp khắc phục những nhược điểm đó



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

gì là đúng hay là sai, về cái cần làm và không nên làm. Những cá nhân
có quyền lực, uy tín có thể gây ảnh hưởng lên nhóm. Khi những người
này thuyết phục nhóm hành động theo niềm tin của mình và nếu hành
động mang lại kết quả thì điều đó sẽ dần dần làm thay đổi nhận thức. Sự
thay đổi này xảy ra như một quá trình chuyển đổi nhận thức. Trước tiên,
nó sẽ được chuyển thành giá trị hay niềm tin chung và cuối cùng chuyển
thành sự thừa nhận chung. Quá trình chuyền đổi này xảy ra và sẽ chỉ xảy
ra nếu giải pháp được đưa ra tiếp tục thành công, như vậy có nghĩa là nó
“đúng đắn” ở nghĩa rộng hơn và phản ánh một bức tranh chính xác về
hiện thực. Các thành viên của nhóm sẽ có xu hướng quên rằng họ đã
khống chắc chắn về kết quả và rằng quá trình hành động được diễn ra đã
được thảo luận, đối chất gay gắt lúc ban đầu. Những giá trị mới được
người sáng lập và người lãnh đạo đưa vào, nó tồn tại và dần được
chuyển thành những. thừa nhận hiển nhiên dựa trên những niềm tin,
chuẩn mực và cách thức ứng xử. Tương tự như vậy, ở cấp độ nhân cách,
văn hoá cũng thấm vào từng con người trên các cấp độ: thừa nhận, niềm
tin, giá trị và thói quen hành động. Quá trình này cũng bắt đầu từ hành
động và được củng cố qua sự thành công, tính đúng đắn của kết quả các
hành động đó. Đây là quá trình xã hội hoá các thành viên trong tổ chức,
cộng đồng, dân tộc. Cấp độ những thừa nhận cơ bản là cấp độ văn hoá
vững chắc nhất.
3) Sự biến đổi văn hoá
Inglehart and Baker (2000) cho rằng hệ giá trị chịu sự tác động của trình
độ phát triển kinh tế và đặc trưng của vùng văn hoá. Phát triển kinh tế
trong giai đoạn công nghiệp hoá dẫn đến chuyên môn hoá ngành nghề,
tăng học vấn, tăng thu nhập, và do đó, thay đổi vai trò giới, thái độ với
chính quyền và chuẩn mực tình dục, giảm tỷ lệ sinh, tăng sự tham gia
vào chính trị…Tác động của văn hoá đến cuộc sống và đánh giá của con
người (giá trị) phụ thuộc vào các vùng văn hoá khác nhau mà theo
Huntington có 8 vùng: Thiên chúa giáo Phương Tây, thế giới đạo chính
thống, đạo Hồi, đạo Khổng, Nhật Bản, Hin Đu, châu Phi và châu Mỹ La
tinh.
Thay đổi văn hoá không diễn ra theo đường thẳng. Trong xã hội công
nghiệp, sự giải thích lịch sử và lòng tin thế lực thông qua hoạt động công
nghiệp được điều khiển theo quy tắc, trong tổ chức hành chính. Trong xã
hội hậu công nghiệp, không tăng thêm sản xuất về số lượng mà tăng
địch vụ và khu vực tri thức. Sự chuyển hướng từ chinh phục thiên nhiên,
đối chọi với thiên nhiên sang tương tác giữa con người với nhau, tập
trung vào trao đổi và xử lý thông tin. Con người làm việc chủ yếu với
người khác và với ký hiệu. Do vậy, sự phát triển của xã hội hậu công
nghiệp dẫn tới sự tập trung vào sự tự thể hiện mình trong mối quan hệ
giữa con người và con người.
Inglehart and Baker (2000) đã phân bố các giá trị theo 2 trục: giá trị
truyền thống (Traditional) đối lập với các giá trị thế tục – duy lý (Secular
– Rational) và giá trị sinh tồn (Survival) đối lập với giá trị tự thể hiện
mình (Self – Expression). Các giá trị mang nội dung kinh tế, chính trị,
công việc, gia đình, tôn giáo… đều được đưa vào trong hai trục giá trị
này.
Các giá trị truyền thống (thường thấy trong xã hội nông nghiệp) có thể
kể đến là không bao dung với ly dị, đồng tính luyến ái và nạo thai, ủng
hộ đàn ông thống trị về chính trị và kinh tế, bảo vệ quyền của cha mẹ
(con cái nghe lời, chăm chỉ, không đánh giá cao sự sáng tạo, độc lập của
con cái), ý nghĩa quan trọng của cuộc sống gia đình phong cách độc
đoán, giá trị tín ngưỡng cao. Ở các xã hội tiên tiến, các giá trị này có ý
nghĩa theo chiều ngược lại.
Theo trục giá trị Sinh tồn – Tự thể hiện mình, có thể đưa ra các giá trị
liên quan đến mức độ tin cậy, sự độ lượng, hạnh phúc, tính tích cực
chính trị, tự thể hiện mình. Trong xã hội tiền công nghiệp, các giá trị
được tìm thấy ở sự ít an toàn kinh tế và cảm giác hạnh phúc thấp, khó
tồn tại trong hoàn cảnh đa sắc tộc và sự thay đổi văn hoá. Trong xã hội
hậu công nghiệp, có thể quan sát thấy sự đi chuyển giá trị từ an toàn
kinh tế và cơ thể sang nhấn mạnh sự tự thể hiện mình, cảm giác hạnh
phúc và chất lượng cuộc sống.
Nghiên cứu của Inglehart & Baker (2000) đã chứng minh rằng giá trị
thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế và chịu sự tác động của vùng
văn hoá. Nếu xét theo chỉ số thu nhập, các nước có thu nhập đầu người
cao có chiều hướng đánh giá cao các giá trị thế tục duy lý, các nước có
thu nhập thấp thiên về giá trị truyền thống (theo trục giá trị truyền thống
– duy lý), đồng thời các nước có thu nhập cao thiên về các giá trị tự thể
hiện mình và các nước có thu nhập thấp có chiều hướng thiên về các giá
trị sinh tồn xét theo trục giá trị sinh tồn – tự thể hiện mình. Tuy nhiên,
trong cùng một mức thu nhập, các chỉ số giá trị phụ thuộc rất nhiều vào
các vùng văn hoá, những đặc điểm tôn giáo, triết lý, thể chế chính trị có
ảnh hưởng đến hệ giá trị.
Sự thay đổi giá trị cũng diễn ra theo thời gian do những tác động của
kinh tế, chính trị. Hệ giá trị ở Nga và các nước Đông Âu thay đổi từ năm
1991 – 1997 theo hướng đánh giá bi quan hơn, thiên về giá trị sinh tồn
hơn (theo trục sinh tồn tự thể hiện mình) và các giá trị truyền thống hơn
(theo trục truyền thống – duy lý). Theo độ tuổi của người được phỏng
vấn, ở tất cả các xã hội, không phụ thuộc vào trình độ kinh tế và vùng
văn hoá, người trẻ tuổi có hệ giá trị thiên về giá trị tự thể hiện mình hơn
(theo trục sinh tồn – tự thể hiện mình) và các giá trị duy lý hơn (theo
trục truyền thống – duy lý).
Như vậy, do tác động của phát triển kinh tế và văn minh loài người, văn
hoá (cụ thể là hệ giá trị) có những biến đổi theo hướng tiến tới một hệ
thống giá trị duy lý hơn và tự thể hiện mình hơn. Tất nhiên, ở nơi này
nơi kia có những xu hướng cục bộ khác, nhưng nhìn chung văn hoá vẫn
biến đổi theo xu thế chung đó.
4) Văn hoá và nguồn nhân lực
* Khái niệm nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người
tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai (Beng,
Fischer & Dornhusch, 1995). Nguồn nhân lực, theo GS. Phạm Minh Hạc
(2001), là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa
phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó.
Khi nói đến nguồn nhân lực, người ta bàn đến trình độ, cơ cấu, sự đáp
ứng với yêu cầu của thị trường lao động. Chất lượng nguồn nhân lực
phản ánh trong trình độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của người lao
động. Sự phân loại nguồn nhân lực theo ngành nghề, lĩnh vực hoạt động
(công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) đang rất phổ biến ở nước ta hiện
nay, nhưng khi chuyển sang nền kinh tế tri thức phân loại lao động theo
tiếp cận công việc nghề nghiệp của ngư...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status