Vấn đề con người trong học thuyết Mác và phương hướng, giải pháp phát triển con người cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay - pdf 20

Download miễn phí Tiểu luận Vấn đề con người trong học thuyết Mác và phương hướng, giải pháp phát triển con người cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay



Mặt sinh học và mặt xã hội tồn tại một cách thống nhất, không tách rời
trong con người. Ở cấp độ sinh học, con người nằm trong mối liên hệ tự
nhiên của các hiện tượng và phục tùng tính tất yếu tự nhiên. Ở bản tính xã
hội, con người hướng về tồn tại xã hội, về xã hội, về lịch sử loài người và
văn hoá. Như vậy, con người là thể thống nhất hoàn chỉnh, là thực thể sinh
học -xã hội, hình thành nên từ hai mặt: tự nhiên và xã hội. Yếu tố sinh học
trong con người không phải tồn tại bên cạnh yếu tố xã hội, mà hoà quyện
vào và tồn tại trong yếu tố xã hội. Bản tính tự nhiên được chuyển vào bản
tính xã hội và được cải biến ở trong đó. Tự nhiên và xã hội thống nhất với
nhau trong bản chất con người.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Nghiên cứu triết học
Đề tài: " VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG HỌC
THUYẾT MÁC VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI CHO SỰ
NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI
HOÁ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY "
VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG HỌC THUYẾT MÁC VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI CHO SỰ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
HOÀNG ĐÌNH CÚC (*)
Trong bài viết này, học thuyết Mác về con người đã được tác giả luận giải
trên cơ sở làm rõ quan niệm của ông về “cơ sở hiện thực” cho sự tồn tại
của con người với tư cách thực thể sinh học – xã hội, về lao động với tư
cách điều kiện quyết định của sự hình thành con người, về sự thống nhất
biện chứng giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội trong con người, về mối
liên hệ giữa cá nhân và xã hội và về sự giải phóng con người, giải phóng
xã hội. Trên cơ sở này, khi luận giải vấn đề xây dựng con người Việt Nam
theo học thuyết Mác, tác giả đã phân tích và làm rõ phương hướng chung
về phát triển con người mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định trong
công cuộc đổi mới đất nước và đề xuất một số giải pháp để thực hiện
phương hướng đó.
Trong lịch sử triết học đã có nhiều quan điểm khác nhau về con người, bản
chất con người. Tư tưởng triết học Cổ đại chủ yếu coi con người là một bộ
phận của vũ trụ, là một thứ tiểu vũ trụ nào đó luôn phục tùng một khởi
nguyên tối cao là số phận. Kitô giáo, ngay từ đầu, đã coi con người là một
thực thể có hai bản nguyên gắn liền và mâu thuẫn nhau là tinh thần và thể
xác. Trong thời Cận đại, triết học duy tâm (tiếp theo Kitô giáo) đã nhìn
nhận con người trước hết ở bản chất tinh thần của nó, nghiên cứu bản tính
con người theo chủ nghĩa tự nhiên và thừa nhận quyền tự trị của lý tính con
người trong việc nhận thức bản chất của mình. Triết học duy tâm thế kỷ
XIX đã tuyệt đối hoá yếu tố tinh thần trong con người, quy bản chất con
người về cơ sở lý tính. Quan điểm này được thể hiện rõ nét trong triết học
Hêghen.
Khác với Hêghen - đại biểu lớn nhất của chủ nghĩa duy tâm khách quan,
C.Mác cho rằng, “cơ sở hiện thực” của con người là “tổng số những lực
lượng sản xuất, những tư bản và những hình thức xã hội của sự giao tiếp
mà mỗi cá nhân và mỗi thế hệ thấy hiện có” (Chúng tui nhấn mạnh –
H.Đ.C)(1). Do vậy, theo ông, muốn nhận thức con người phải hiểu “những
cá nhân con người sống”, cách sinh sống của họ với tư cách hoạt
động và hành vi hoạt động đầu tiên của họ là sản xuất vật chất – phương
diện cơ bản của đời sống xã hội(2). Và, chỉ bằng cách ấy, những cá nhân
con người mới trở thành con người hiện thực. Tính hiện thực của con
người thể hiện ở sự tồn tại khách quan trong hoạt động thực tiễn của nó.
“Con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài
thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội”(3).
Xuất phát từ cơ sở hiện thực của con người, C.Mác đã tạo nên bước ngoặt
cách mạng trong quan niệm về con người, về bản chất con người, về con
người với tư cách một thực thể sinh học – xã hội, với tư cách nhân cách và
về vị trí, vai trò của con người trong tiến trình phát triển của nhân loại.
Điều kiện quyết định của sự hình thành con người, theo các nhà sáng lập
chủ nghĩa Mác là lao động. Lao động xuất hiện đánh dấu sự chuyển biến từ
tổ tiên động vật thành con người. Trong lao động, con người thường xuyên
biến đổi những điều kiện tồn tại của mình, cải tạo chúng cho phù hợp với
những nhu cầu thường xuyên phát triển của mình, xây dựng nên thế giới
văn hoá vật chất và tinh thần của mình. Nền văn hoá do con người sáng tạo
ra như thế nào thì nền văn hoá ấy lại tạo ra con người như vậy. Hoạt động
lao động phát triển làm biến đổi toàn bộ bản chất tự nhiên của tổ tiên con
người. Về mặt xã hội, lao động đưa đến sự hình thành những chất mới -
chất xã hội của con người, như ngôn ngữ, tư duy, giao tiếp, quan niệm,
định hướng giá trị, thế giới quan… Không chỉ thế, lao động còn đưa đến sự
cải tạo bản năng con người trên hai bình diện là bắt bản năng phục tùng sự
kiểm soát của lý trí và cải tạo bản năng thành trạng thái mới về chất của
hoạt động nhận thức. Tất cả những điều ấy làm xuất hiện một loài sinh vật
mới - Homo sapiens (người khôn) mà ngay từ đầu, nó đã thể hiện tính xã
hội và lý trí. Nhấn mạnh tính phổ biến của yếu tố xã hội trong con người,
C.Mác đã khẳng định: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là
tổng hoà những quan hệ xã hội” (Chúng tui nhấn mạnh – H.Đ.C)(4). Bản
chất con người không phải là “cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng
biệt” như người ta nghĩ, mà có tính lịch sử – cụ thể. Nghĩa là, nội dung của
bản chất ấy, tuy về căn bản là có tính xã hội, song tính xã hội ấy lại có sự
biến đổi tuỳ theo nội dung cụ thể của thời đại, của hoàn cảnh xã hội – văn
hoá,… Tổng hợp những nét bản chất của con người, có thể nói, con người
là một thực thể có lý tính, là chủ thể của lao động, của những quan hệ xã
hội và giao tiếp.
Trên cơ sở quan niệm duy vật về lịch sử, C.Mác đã đưa ra một quan niệm
hoàn chỉnh về con người với tư cách thực thể sinh học – xã hội. Thông qua
cấu trúc này, C.Mác đã làm sáng tỏ mối quan hệ con người – tự nhiên – xã
hội. C.Mác không phủ nhận mặt sinh học khi xem xét con người với tư
cách “những cá nhân sống”. Ông cho rằng, “điều cụ thể đầu tiên cần
xác định là tổ chức cơ thể của những cá nhân ấy” và mọi khoa học “đều
phải xuất phát từ những cơ sở tự nhiên ấy”(5). Mặt sinh học của con người
thể hiện ra trong các hiện tượng hình thái – sinh lý học, di truyền học, các
quá trình thần kinh – não và một số quá trình khác của cơ thể con người.
C.Mác không thừa nhận quan điểm coi cái duy nhất tạo nên bản chất con
người là đặc tính sinh học. Mặt xã hội là nói về thế giới tinh thần bên trong
của con người - đó là những quá trình ý thức và vô thức, ý chí, ấn tượng, trí
nhớ, tính cách, tính khí,… Mỗi mặt riêng rẽ trên không làm rõ được hiện
tượng con người trong tính chỉnh thể của nó. Khi chúng ta tiếp cận con
người với tư cách một thực thể có lý tính, thì lý tính (tư duy) của con người
là một hiện tượng sinh học – tâm lý – xã hội, được tổ chức một cách phức
tạp. Cơ chất vật chất của tư duy tuân theo mặt sinh học, còn nội dung của
tư duy là sự đan xen lẫn nhau giữa cái tâm lý và cái xã hội.
Mặt sinh học và mặt xã hội tồn tại một cách thống nhất, không tách rời
trong con người. Ở cấp độ sinh học, con người nằm trong mối liên hệ tự
nhiên của các hiện tượng và phục tùng tính tất yếu tự nhiên. Ở bản tính xã
hội, con người hướng về tồn tại xã hội, về xã hội, về lịch sử loài người và
văn hoá. Như vậy, con người là th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status