Thẩm quyền của tổ chức Công đoàn trong lĩnh vực lao động - pdf 20

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Thẩm quyền của tổ chức Công đoàn trong lĩnh vực lao động
Thẩm quyền của tổ chức Công đoàn trong lĩnh vực lao động Nguyễn Kim Thoa – KT32E
2
hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về thỏa ước lao động tập thể; Nghị định của Chính phủ số 93/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị đình 196/CP thì đại diện thương lượng, kí kết thỏa ước lao động tập thể là tổ chức công đoàn cơ sở. Sự quy định này của pháp luật không chỉ khẳng định địa vị pháp lý của công đoàn – tổ chức đại diện lao động mà còn tạo điều kiện để công đoàn thực hiện được chức năng quan trọng nhất là bảo vệ NLĐ. Thỏa ước lao động tập thể khi được xác lập thực hiện với sự tham gia của công đoàn là căn cứ pháp lý xác định quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ, đồng thời thể hiện mối quan hệ hợp tác tôn trọng nhau trong điều kiện đảm bảo sự hài hòa, ổn định trong quan hệ lao động.
4. Quyền tham gia xây dựng nội quy (quy chế lao động), xử lí kỉ luật lao động, trách nhiệm vật chất và chấm dứt hợp đồng lao động:
Nội quy lao động là tiêu chí để NLĐ xác định Việc tham gia của công đoàn
vào quá trình xây dựng nội quy lao động không chỉ là sự đảm bảo cho tính hợp lý và đúng đắn của các quy định nội bộ trong doanh nghiệp mà còn bảo đảm cho tính khả thi cũng như hiệu quả của quá trình quản lý lao động. Khi NLĐ vi phạm kỷ luật việc áp dụng hình thức kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất là quyền của người sử dụng lao động, nó là hậu quả pháp lý bất lợi cho NLĐ cả về việc làm, thu nhập, nhân phẩm do vậy việc quy định có sự tham gia của đại diện ban chấp hành công đoàn là hợp lý (Khoản 3 Điều 87, Điều 91 BLLĐ). Chấm dứt HĐLĐ là một điều khá phổ biến trong quan hệ lao động, tuy nhiên khi NSDLĐ chấm dứt HĐLĐ với NLĐ thì cần phải có sự thống nhất với ban chấp hành công đoàn cơ sở trước khi chấm dứt (Điều 17, 31, 38 Bộ luật lao động; Nghị định của Chính phủ số 44/2003/N Đ-CP ngày 9/5/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về HĐLĐ).
5. Quyền tổ chức và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động:
Đây được coi vừa là quyền vừa là trách nhiệm của Công đoàn phù hợp với
các quy định tại Điều 8 Luật Công đoàn cũng như nhiều văn bản pháp luật khác. Việc chăm lo đời sống NLĐ bao gồm từ khi tham gia hoạch định các chính sách, chế độ liên quan đến cải thiện các điều kiện lao động sinh hoạt cho NLĐ, từ việc đảm bảo các lợi ích vật chất cho NLĐ trong quan hệ lao động (tiền lương, tiền thưởng…) đến việc phối hợp với NSDLĐ nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho NLĐ.
6. Quyền đại diện và tham gia trong việc giải quyết xung đột, tranh chấp lao động và các cuộc đình công:

Dành riêng cho anh em Ket-noi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status