Tiểu luận: Hoạt động của Đại biểu Quốc hội – Thực trạng và giải pháp - pdf 20

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Tiểu luận: Hoạt động của Đại biểu Quốc hội – Thực trạng và giải pháp
2
của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nuớc cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. QH có 3 chức năng chính: chức năng lập pháp, chức năng quyết định các vấn đề quan
trọng của đất nước, chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. QH là
cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
1.2 Đại biểu Quốc hội:
Ðại biểu Quốc hội (ĐBQH) là người được nhân dân trực tiếp bầu ra, đại diện cho ý chí
và nguyện vọng của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước trong QH. Đa
số ĐBQH hoạt động kiêm nhiệm. ĐBQH chịu trách nhiệm trước cử tri cả nước.
ĐBQH có một địa vị pháp lý hết sức đặc biệt. Đó là người đại diện của nhân dân đồng
thời là đại biểu cấu thành cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. ĐBQH là cầu nối giữa chính
quyền nhà nước với nhân dân và chịu trách nhiệm trước cả hai đối tượng này. Các ĐBQH thay
mặt nhân dân thực hiện quyền lưc nhà nước trong QH. Địa vị pháp lý này đã được ghi nhận cụ
thể trong Hiến pháp 1992 và các văn bản luật khác.
Nhiệm kỳ của ĐBQH được tính từ kỳ họp thứ nhất QH khoá đó đến kỳ họp thứ nhất
QH khóa sau. Trong số các ĐBQH có những đại biểu làm việc theo chế độ chuyên trách và có
những đại biểu làm việc theo chế độ không chuyên trách. Số lượng ĐBQH làm việc theo chế
độ chuyên trách do QH quyết định.
1.3 Các hình thức hoạt động của Quốc hội:
Các hình thức hoạt động của QH gồm:
- Kì họp QH (Đây chính là hình thức hoạt động quan trọng nhất của QH).
- Hoạt động của Ủy ban thường vụ QH, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban QH.
- Hoạt động của ĐBQH và đoàn ĐBQH.
Tuy nhiên, hình thức hoạt động thứ 3: hoạt động của các ĐBQH cũng có một ý nghĩa
quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của QH.
2. Thực trạng hoạt động của đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay.
2.1 Hoạt động của đại biểu Quốc hội theo pháp luật hiện hành.
2.1.1 Nhiệm vụ của đại biểu Quốc hội.

Được cử tri bầu ra nên ĐBQH phải chịu trách nhiệm trước cử tri đồng thời chịu trách
nhiệm trước QH về việc thực hiện nhiệm vụ của mình, phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự
giám sát của cử tri. Theo điều 97 hiến pháp 1992, điều 46 luật tổ chức QH và điều 3 quy chế
hoạt động của ĐBQH quy định: ĐBQH phải thường xuyên tiếp xúc cử tri, tìm hiểu tâm tư
nguyện vọng của cử tri, thu thập và phản ánh trung thực ý kiến của cử tri với QH và cơ quan

Dành riêng cho anh em Ket-noi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status