Bài giảng Thiết bị xưởng - pdf 20

Download miễn phí Bài giảng Thiết bị xưởng



Máy hàn MIG-CO2: dùng để hàn tất cả các vật liệu thép bao gồm thép tấm như vỏ xe và dầm . Máy hàn này đang được sử dụng rộng rãi trong sữa chữa vỏ xe, thay thế cho máy hàn khí axêtilen.
- Hàn MIG - CO 2 là một loại hàn hồ quang nằm trong phân loại hàn nóng chảy.
- Nguyên lý cơ bản của hàn MIG - CO 2 là dùng một dây kim loại làm điện cực để tạo ra hồ quang( Hiện tượng phóng điện) giữa dây kim loại và kim loại hàn.
Nhiệt tạo ra bởi hồ quang này làm nóng chảy và làm dính dây kim loại và kim loại hàn vào nhau. Trong quá trình hàn, dây hàn được tự đông cung cấp với một tốc độ không đổi, do đó loại hàn này củng được gọi là hàn hồ quang bán tự động. Khí bảo vệ ( Ar, CO 2) củng được cung cấp từ bình chứa để bao bọc lấy mối hàn không cho tiếp xúc với không khí trong quá trình hàn nhằm tránh hiện tượng ô xy hoá và ni tơ hoá.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

m biến tốc độ của con lăn thứ 3. Điều chỉnh khoảng cách của cảm biến hay thay thế nó.
10. Khi công tắc quang điện được kiểm tra sự hư hỏng hay vị trí lắp đặt, công tắc khí điều khiển hộp điện (380V) phải được ngắt để tránh làm chấn thương con người do khởi động không bình thường của môtơ.
11. Khi kiểm tra sự hư hỏng của tủ điện công tắc nguồn vận hành bằng khí phải được ngắt, trong khi đó cần chú ý tới nguồn điện 380V bên ngoài để đề phòng điện giật.
7. Sửa chữa và bảo trì
1. Phải thay dầu bôi trơn sau 3 tháng vận hành đầu tiên. Sau đó thay thế một năm một lần. Định kỳ kiểm tra lượng dầu trong hộp, nếu không đủ để châm thêm kịp thời.
2. Cảm biến tốc độ phải được kiểm tra siết chặt hàng tuần. Chú ý giữ khoảng cách giữa đầu cảm biến và con lăn thứ 3 khoảng 2mm.
3. Dây xích và đĩa xích phải được lau chùi 3 tháng một lần và tra dầu sau khi lau chùi.
4. Chú ý quan sát giá trị hiển thị hàng ngày có bình thường hay không. Sau khi khởi động và đi vào trạng thái căn chỉnh lực phanh chú ý quan sát giá trị hiển thị của bên trái và bên phải có bình thường hay không. Giá trị hiển thị bình thường vào khoảng 10daN; Nếu không thì phải cài đặt lại.
5. cần kiểm tra sự căn chỉnh của toàn bộ máy thử phanh định kỳ nửa năm hay một năm một lần (phụ thuộc vào điều kiện vận hành).
6. Cảm biến áp suất, cảm biến tốc độ và công tắc hành trình phải được làm sạch theo đình kỳ 3 tháng một lần một cách kỹ lưỡng để làm sạch bụi và dầu bẩn.
7. Hộp thiết bị và hộp điện điều khiển mở ra nửa năm một lần, trong đó các mối nối và các đầu cuối phải được kiểm tra xem có lỏng hay có sạch không. Nếu có sự tiếp xúc kém, lỏng pha hay phóng điện và làm hạn chế hoạt động của thiết bị. Thay thế nó nếu không thể sửa được.
8. Tất cả các cáp nối phải được kiểm tra sau 3 tháng sử dụng xem có sự ôxy hoá tại mối nối hay không và thay thế các cáp hỏng.
9. Các cáu bẩn trên con lăn phải được làm sạch hàng tuần bằng chổi sắt theo điều kiện thực tế.
10. Phải cắt tất cả các nguồn điện cấp khi môtơ làm việc bất bình thường hay ngưng và các đầu cuối của dây trong tủ điện phải kiểm tra sự lỏng, cũng như là nguồn điện cấp là 380V có bình thường hay không.
11. ổ đỡ con lăn phải được kiểm tra ba tháng một lần, về tiếng ồn bất thường và châm dầu bôi trơn lithium2; Trong lúc siết chặt các vít giữ ổ đỡ.
Thiết bị kiểm tra và cân chỉnh dàn đầu xe.
Mục tiêu bài học:
- Trình bày được chức năng của bộ thiết bị kiểm tra và điều chỉnh dàn đầu xe.
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của thiết bị kiểm tra và điều chỉnh dàn đầu xe.
- Trình bày được quy trình và cách sử dụng thiết bị kiểm tra và điều chỉnh dàn đầu xe.
Nội dung:
1. Chức năng của thiết bị kiểm tra.
Bộ thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe có chức năng kiểm tra :
- Góc nghiêng ngang của bánh xe ( Camber).
- Góc nghiêng dọc của trục quay đứng bánh xe ( Caster).
- Góc nghiêng ngang của trục quay đứng báng xe ( King- pin).
- Góc lái khi quay vòng ( radial tunner).
- Độ chụm bánh xe ( toe-in , toe-out).
2. Cấu tạo chung của thiết bị.
Hình 2.10: Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe.
Bộ thiết bị ( Hình 2.10) gồm có.
- Hai mâm xoay có bảng chia độ . hai mâm vuông.
- Đồng hồ đo góc camber, caster, king- pin bằng bột nước.
- Một công cụ gá để gắn đồng hồ lên bánh xe. công cụ gá này có cơ cấu tự định tâm để chăc ng trục gá đồng hồ và trục bánh xe luôn luôn thẳng hàng
- Một thước đo độ chụm bánh xe.
Ngoài ra còn có một cây chống bàn đạp phanh để giử cho hai bánh xe trước không xê dịch và biến dạng trên mâm xoay.
3. Quy trình và các yêu cầu khi tiến hành điều chỉnh dàn đầu xe.
Trước khi đo , cần tiến hành các bước chuẩn bị và kiểm tra ban đầu sau đây
- Đảm bảo kết cấu của hệ thống treo,lái, ổ đỡ moay- ơ bánh xe,...còn tốt.
- Kích thước lốp, áp suất phải đúng, lốp mòn đều.
- Xe phải ở trạng thái không tải.
- Khoảng sáng gầm xe phải đúng.
- Nền nhà xưởng phải bằng phẳng.
Phương pháp đo cơ bản:
- Đặt xe ở vị trí chạy thẳng.
- Đặt hai bánh xe trước trên hai mâm xoay có chia độ (kim chỉ 00 trên thang đo)
- Đặt hai bánh xe sau lên hai mâm vuông cố định nhằm giữ xe nằm phẳng.
- Dùng cây chống bàn đạp phanh không cho bánh xe xê dịch so với mâm xoay khi đánh lái.
- Gá đồng hồ bọt nước đo góc Camber, Caster, King – pin vào bánh xe cho đồng trục với trục bánh xe ( gá trực tiếp lên trục bánh xe hay qua công cụ gá).
- Đo và đọc giá trị các góc đặt camber, Caster, King – pin và góc quay vòng của bánh xe theo tài liệu hướng dẫn.
Sữ dụng thước đo độ chụm bánh xe theo hướng dẫn.
Nếu kết quả đo không nằm trong chuẩn cho phép, phải tiến hành điều chỉnh lại các góc đặt bánh xe và kiểm tra lại.
Hiện nay , các máy kiểm tra góc đặt bánh xe bằng điện tử , đo bằng hệ thống cảm biến cho độ chính xác cao củng được sữ dụng rộng rãi trong các nhà máy lắp ráp ô tô hay các xưởng sữa chữa lớn( hình 2.11) . Thông số kỹ thuật về các góc đặt bánh xe của các loại xe được lưu trữ và cập nhật trong cơ sỡ dữ liệu của máy .
Hình 2. Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe bằng điện tử.
Máy kiểm tra và cân bằng động bánh xe.
Mục tiêu bài học:
- Trình bày được nguyên nhân và phương pháp cân bằng động bánh xe.
- Trình bày được chức năng của máy cân bằng động bánh xe.
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy cân bằng động bánh xe.
Nội dung:
1. Nguyên nhân và phương pháp cân bằng động bánh xe.
Cân bằng động bánh xe là công việc tính toán
và lắp thêm các khối lượng chì cần thiết vào bánh xe để khắc phục tình trạng phân bố khối lượng vật liệu không đồng đều của lốp và vành xe, gây nên hiện tượng mất cân bằng, rung động của bánh xe khi quay. Tất cả các bánh xe đều phải được cân bằng động và công việc này được tiến hành trên các máy cân bằng động bánh xe.
2.Chức năng của máy cân bằng động bánh xe.
Các chức năng chính của một máy cân bằng động bánh xe:
- Kiểm tra và chọn vị trí trên vành (Cả hai phía trong và ngoài) cần gắn thêm chì.
- Hiển thị khối lượng chì cần gắn vào cho đúng.
- Kiểm tra lại kết quả.
3 .Cấu tạo chung của máy cân bằng động bánh xe
Một máy cân bằng động bao gồm các thành phần chính sau:
- Trục gắn bánh xe và các thiết bị gá, che bánh xe.
- Cơ cấu balance ( cân bằng) và các cảm biến đo).
- Bộ xử lý.
- Bộ phận hiển thị.
- Bảng điều khiển , dưỡng đo kích thước bánh xe.
4 .Phương pháp kiểm tra và cõn chỉnh xe.
Gắn bánh xe lên trục.Sữ dụng các dưỡng đo và nhập số liệu các thông số cơ bản của bánh xe như đường kính , bề rộng bánh xe,...vào máy , chọn các chế độ hoạt động của máy , chọn vùng gắn các khối lượng chì vào ở hai mép vành hay bên trong vành qua bảng điều khiển . Đậy nắp chặn bánh xe lại, mô tơ sẽ dẫn động bánh xe quay trong khoảng 5- 10 giây. Bộ xử lý sẽ nhận và xử lý các tín hiệu từ các cảm biến đo và báo vị trí cũng như khối lượng chì cần thiết phải gắn vào...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status