Giải pháp mở rộng và phát triển dịch vụ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây - pdf 21

Download miễn phí Luận văn Giải pháp mở rộng và phát triển dịch vụ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tây



 
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1: 4
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 4
1.1. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG. 4
1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại. 4
1.1.2. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 6
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 6
1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng 6
1.1.2.3. Các hoạt động kinh doanh khác 7
1.2. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 7
1.2.1. Khái niệm 7
1.2.2. Phân loại dịch vụ 11
1.2.2.1. Huy động vốn 11
1.2.2.2. Hoạt động cho vay 12
1.2.2.3. Dịch vụ chiết khấu giấy tờ có giá 12
1.2.2.4. Dịch vụ bảo quản vật có giá 13
1.2.2.5. Phát hành và thanh toán thẻ 13
1.2.2.6. Thực hiện trao đổi và kinh doanh ngoại tệ 14
1.2.2.7. Tư vấn và cung cấp thông tin 15
1.2.2.8. Bảo lãnh 16
1.2.2.9. Thanh toán bằng đồng bản tệ và ngoại tệ 16
1.2.2.10. Cung ứng các dịch vụ khác 17
1.3. MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG 18
1.3.1. Những chỉ tiêu đánh giá 18
1.3.1.1. Số lượng khách hàng và thị phần 18
1.3.1.2. Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ 18
1.3.1.3. Hệ thống chi nhánh và kênh phân phối 19
1.3.1.4. Tăng tính tiện ích cho sản phẩm 21
1.3.1.5. Tính an toàn 22
1.3.1.6. Tăng thu nhập cho ngân hàng 22
1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng 23
1.3.2.1. Nhân tố khách quan 23
1.3.2.2. Nhân tố chủ quan. 26
1.3.3. Xu thế mở rộng và phát triển của dịch vụ ngân hàng 29
Kết luận chương 1 31
Chương 2 33
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIÊP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ TÂY 33
2.1. TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY 33
2.1.1. Tổng quan về kinh tế – xã hội 33
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên 33
2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 34
2.1.2. Tổng quan các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tây 37
2.1.3. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tây 40
2.1.3.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tây 40
2.1.3.2. Khách hàng của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Tây 41
2.1.3.3. Tổng quan hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tây 42
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI NHNO&PTNT TỈNH HÀ TÂY 43
2.2.1. Nền tảng công nghệ cho hoạt động dịch vụ ngân hàng 43
2.2.2. Thực trạng hoạt động dịch vụ tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây 44
2.2.2.1. Về huy động vốn 44
2.2.2.2. Về đầu tư tín dụng 46
2.2.2.3. Kết quả tài chính 48
2.2.2.4. Kết quả kinh doanh dịch vụ phi tín dụng 50
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI NHNo & PTNT TỈNH HÀ TÂY 53
2.3.1. Ưu điểm 53
2.3.2. Một số tồn tại 56
2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại 60
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan 60
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan 64
Kết luận chương 2 67
Chương 3: 69
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ TÂY 69
3.1. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG KINH DOANH, CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM CỦA NHNo& PTNT HÀ TÂY ĐẾN NĂM 2010 69
3.1.1. Mục tiêu và định hướng kinh doanh 69
3.1.1.1. Mục tiêu kinh doanh 69
3.1.1.2. Định hướng kinh doanh 70
3.1.2. Chiến lược phát triển dịch vụ đến năm 2010 70
3.1.2.1. Các sản phẩm truyền thống 70
* Kinh doanh nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ: 71
* Đầu tư vốn: 72
3.1.2.2. Các sản phẩm dịch vụ mới 73
3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HÀ TÂY 81
3.2.1. Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ 81
3.2.1.1. Áp dụng các hình thức huy động vốn mới 82
3.2.1.2. Phát triển sản phẩm mới và tăng tiện ích cho sản phẩm thẻ hiện có 84
3.2.1.3. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện các thủ tục tín dụng tiêu dùng để có những sản phẩm thực sự hấp dẫn 85
3.2.2. Xây dựng chiến lược con người cho hoạt động dịch vụ ngân hàng 86
3.2.3. Đẩy mạnh công tác marketing thu hút khách hàng 87
3.2.4. Tiếp tục hoàn thiện và hiện đại hoá công nghệ 88
3.2.5. Chiến lược cạnh tranh năng động và hiệu quả 88
3.2.6. Đổi mới phong cách giao dịch 90
3.3. KIẾN NGHỊ 90
3.3.1. Đối với Chính phủ 90
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 93
3.3.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 94
3.3.4. Đối với UBND tỉnh Hà Tây 95
3.3.5. Đối với NHNN tỉnh Hà Tây 96
Kết luận chương 3 97
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

h độ tin học chiếm tỷ lệ 82,2%, trình độ ngoại ngữ chiếm 26%.
Qua hơn 10 năm thực hiện đổi mới, hoạt động NHNo&PTNT Hà tây đã thu được những kết quả đáng khích lệ, nếu tính hết năm 2005:
- Tổng nguồn vốn huy động đạt 4.767 tỷ đồng, tăng hơn 61 lần so với buổi ban đầu mới thành lập.
- Dư nợ cho vay đạt 4.242 tỷ đồng, tăng hơn 92 lần so với buổi ban đầu mới thành lập.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ TẠI NHNO&PTNT TỈNH HÀ TÂY
2.2.1. Nền tảng công nghệ cho hoạt động dịch vụ ngân hàng
Từ cuối năm 2003, NHNo&PTNT Hà Tây triển khai dự án hiện đại hoá công tác thanh toán và kế toán khách hàng tại Hội sở NHNo tỉnh (gọi tắt là giao dịch một cửa). Từ khi thực hiện chương trình mới cho thấy chương trình đã góp phần thay đổi cơ bản về phương pháp quản lý, điều hành. Hệ thống mới cung cấp nhiều dịch vụ, sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu của khách hàng
Toàn tỉnh có 68 điểm giao dịch trực tiếp khách hàng, trong đó gồm 01 hội sở, 16 chi nhánh NHNo&PTNT huyện, thị xã (NH cấp II) 44 chi nhánh cấp III và 07 phòng giao dịch trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh tại địa bàn thị xã Hà Đông. Biên chế 886 cán bộ, trong đó nam chiếm 39%, cán bộ nữ chiếm 61%, tuổi đời bình quân là 42 tuổi.
Tính đến 31/12/2005, NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây được trang bị 21 máy chủ đặt tại hội sở NHNo tỉnh và các trung tâm huyện, 415 máy trạm cùng đầy đủ các thiết bị ngoại vi. Toàn bộ máy chủ và máy trạm đều có cấu hình lớn đủ điều kiện ứng dụng các chương trình phần mềm của ngành
NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây đã được trang bị hệ thống mạng truyền thông gồm: 01 đường Leasd-line 128Kb từ trụ sở NHNo&PTNT tỉnh đi trụ sở chính phục vụ cho việc ứng dụng chương trình giao dịch một cửa và công tác đào tạo; 13 đường Leasd-line 64 Kb cho 13 ngân hàng huyện, thị xã kết nối về trụ sở NHNo tỉnh; 14 đường truyền dự phòng nếu đường Leasd-line có sự cố; Mỗi chi nhánh trang bị 01 máy phát điện dự phòng; đường điện thoại, điện lưới của chi nhánh đã được cải tạo đủ khả năng đáp ứng cho việc mở rộng quy mô hoạt động
2.2.2. Thực trạng hoạt động dịch vụ tại NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây
2.2.2.1. Về huy động vốn
Hiện nay, NHNo&PTNT Hà Tây đã và đang thực hiện nhiều biện pháp hữu hiệu trong công tác huy động vốn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với nhiều hình thức như:
- Nhận tiền gửi của khách hàng (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác).
- Tiền gửi tiết kiệm: Không kỳ hạn; tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn; tiền gửi tiết kiệm bậc thang; tiền gửi tiết kiệm gửi góp; Tiền gửi tiết kiệm có thưởng; Tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm giá trị theo vàng; Tiền gửi tiết kiệm bằng vàng; Tiền gửi tiết kiệm có tặng quà bằng vàng 3 chữ A (4 con 9) và có dự thưởng.
- Giấy tờ có giá ngắn hạn: kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi và tín phiếu;
- Giấy tờ có giá dài hạn: trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi dài hạn.
- Chiết khấu các loại chứng từ có giá.
- Vay vốn của NHNN và các TCTD khác; ...
Kết quả huy động vốn những năm qua đạt kết quả khả quan. Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2005 là 4.767 tỷ đồng, chiếm trên 50% thị phần nguồn vốn trên địa bàn, tăng 842 tỷ đồng so với năm 2004, tốc độ tăng trưởng 21,5%/ năm. Trong đó cơ cấu theo thời hạn như sau:
Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn các năm 2000 - 2005
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
1. Tổng nguồn vốn
1.735
2.007
2.411
3.348
3.925
4.767
- Tiền gửi không kỳ hạn
344
362
358
483
537
657
- TG có kỳ hạn < 1 năm
366
429
492
780
815
809
- TG có kỳ hạn > 1 năm
1.025
1.216
1.561
2.085
2.572
3.301
2. Tỷ lệ tăng trưởng
23,3%
15,7%
20,1%
38,9%
17,2%
21.5%
Nguồn: báo cáo tổng kết của NHNo&PTNT Hà Tây
các năm 2000-2005
Như vậy, về cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch tích cực theo hướng ổn định và có lợi cho kinh doanh, nguồn vốn có lãi suất thấp năm 2005 đạt 657 tỷ đồng, tăng 313 tỷ đồng so với năm 2000, nguồn vốn trung và dài hạn năm 2005 đạt 3.301 tỷ đồng , tăng 2.276 tỷ đồng so với năm 2000. Về tốc độ tăng trưởng nhìn chung năm sau cao hơn năm trước về số tuyệt đối, nhưng số tương đối có xu hướng giảm, báo động tình hình về nguồn vốn trong những năm tới sẽ rất khó khăn, ảnh hưởng đến công tác đầu tư mở rộng tín dụng. Một yêu cầu đặt ra, NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây cần đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ về huy động vốn, nhất là phát triển các sản phẩm dịch vụ mới hấp dẫn với khách hàng. Có như vậy mới đảm bảo sự phát triển bền vững của ngân hàng, góp phần phục vụ cho phát triển của nền kinh tế.
2.2.2.2. Về đầu tư tín dụng
NHNo&PTNT Hà Tây đã mở rộng đầu tư vốn tín dụng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ với các hình thức: Cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn, cho vay dài hạn, cho vay chiết khấu các loại giấy tờ có giá; cho vay tài trợ theo chương trình, dự án, hợp vốn đồng tài trợ các dự án lớn, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay dài hạn các dự án lớn, cho vay khép kín chu trình sản xuất - lưu thông, cho vay các chương trình chỉ định của Chính phủ; ngân hàng còn triển khai nhiều hoạt động đầu tư khác có hiệu quả.
Những năm qua, ngân hàng đã có nhiều cải tiến trong công tác tín dụng như đơn giản hoá thủ tục vay vốn, điều kiện vay vốn được nới rộng, đối tượng vay vốn được mở rộng đã tạo thuận lợi cho nhiều hộ nông dân được vay vốn ngân hàng, hạn chế việc cho vay nặng lãi. Đã mở rộng hợp tác với các tổ chức như Hội nông dân, Hội Phụ nữ,…để phát triển khách hàng,tạo thuận lợi cho khách hàng vay vốn và góp phần giảm quá tải đối với ngân hàng, tăng thêm độ an toàn vốn. Hoạt động tín dụng cần cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Các khách hàng là doanh nghiệp đã tổ chức nhiều hội nghị khách hàng nhằm tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng. NHNo&PTNT Hà Tây đã thực hiện theo đúng Sổ tay tín dụng do NHNo VN ban hành, triển khai tập huấn trong toàn hệ thống vào cuối tháng 07/2004.
Do vậy, tính đến ngày 31/12/2005, NHNo&PTNT Hà Tây đã đầu tư cho vay đạt 4.242 tỷ đồng, chiếm 56% thị phần cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, tốc độ tăng trưởng 16,2%/năm, dư nợ bình quân 01 cán bộ là 4.820 triệu đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn là 2,9% trên tổng dư nợ, dưới mức NHNo&PTNT Việt nam qui định. Trong đó cơ cấu tiền vay phân theo thời hạn thì dư nợ cho vay ngắn hạn 2.822 tỷ đồng = 66,5% ; Dư nợ cho vay trung dài hạn 1.420 tỷ đồng = 33,5%. Nếu phân chia dư nợ theo thành phần kinh tế thì cho vay doanh nghiệp 1.595 tỷ đồng = 37,6%; Cho vay Hộ sản xuất và cá thể 2.647 tỷ đồng = 62,4%
Bảng 2.5: Tốc độ tăng trưởng đầu tư tín dụng qua các năm 2000 - 2005
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
2005
1. Tổng dư nợ cho vay
1.031
1.444
2.177
3.138
3.650
4.242
Dư nợ cho vay ngắn hạn
501
721
1.100
1.729
2.215
2.822
Dư nợ cho vay trung dài hạn
530
723
1.077
1.409
1.435
1.420
Dư nợ theo thành phần kinh tế
Dư nợ cho vay doanh nghiệp
180
312
638
1.165
1.484
1.595
Dư nợ cho vay Hộ sản xuất và cá thể
851
1.132
1.539
1.973
2.166
2.647
2. Tỷ lệ tăng so với năm trước
27,3%
40%
50,7%
44,1%
...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status