Đề án Cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam, thực trạng và giải pháp và vấn đề tái cơ cấu sau khủng hoảng kinh tế - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 2
1.1. Khái niệm 2
1.2. Những cơ sở lý thuyết xác định xu hướng dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế 3
1.2.1. Quy luật tiêu dùng của E.Engel 3
1.2.2. Quy luật về đổi mới kỹ thuật và tăng năng suất lao động của A.Fisher 5
1.3. Các xu thế dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế 6
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 7
1.4.1. Các nhân tố bên trong 7
1.4.2. Các nhân tố bên ngoài 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CƠ CẤU NGÀNH VIỆT NAM 9
2.1. Cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam 9
2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam thời
gian qua 9
2.2.1. Sự dịch chuyển về tỷ trọng các ngành trong cơ cấu và trong nội bộ từng ngành 9
2.2.2. Sự dịch chuyển theo xu hướng “mở” 12
2.3. Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam thời
gian qua 13
2.3.1. Kết quả đạt được 13
2.3.2. Hạn chế 14
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 15

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ TÁI CƠ CẤU SAU KHỦNG HOẢNG 17
3.1. Định hướng cho cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam và sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam 17
3.2. Giải pháp thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tái cơ cấu kinh tế sau khủng hoảng 18
3.2.1. Thay đổi cơ cấu đầu tư 18
3.2.2. Nhận thức đúng đắn hơn về chính sách bảo hộ thị trường
nội địa 19
3.2.3. Phát triển khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực. 19
3.2.4. Tạo lập đồng bộ các loại thị trường 20
3.2.5. Cổ phần hóa các tập đoàn, tổng công ty nhà nước 20
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình tăng trưởng của mỗi quốc gia, chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt và phù hợp với những điều kiện bên trong, bên ngoài có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo nên tính chất bền vững, hiệu quả của quá trình tăng trưởng. Nó có tác dụng củng cố thành quả của công nghiệp hóa và tiếp theo là tác dụng đến các mục tiêu khác của công nghiệp hóa như mục tiêu về xã hội, môi trường.
Thêm vào đó, trong nền kinh tế hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng phát triển thì việc lựa chọn dạng và chuyển dịch cơ cấu ngành thể hiện được các lợi thế tương đối và khả năng cạnh tranh của một quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu, là cơ sở cho sự chủ động tham gia và thực hiện hội nhập thắng lợi, giành được vị trí xứng đáng và có hiệu quả cao trong việc tham gia vào chuỗi dây chuyền giá trị toàn cầu.
Vì những lý do trên, việc đánh giá thực trạng cơ cấu ngành kinh tế, phân tích những yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch của nó để đưa ra những giải pháp để có một cơ cấu ngành hợp lý cũng như những giải pháp về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để đạt cơ cấu hợp lý đó là rất cần thiết.
Nhận thức được vấn đề trên, em lựa chọn đề tài “Cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam, thực trạng và giải pháp và vấn đề tái cơ cấu sau khủng hoảng kinh tế”.
Nội dung đề án bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về cơ cấu ngành
Chương 2: Thực trạng cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam
Chương 3: Những giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và vấn đề tái cơ cấu sau khủng hoảng kinh tế.



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ
1.1. Khái niệm
Cơ cấu ngành kinh tế: là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể.
Theo liên hiệp quốc (UN), các ngành kinh tế được phân thành 3 khu vực hay gọi là 3 ngành gộp: Khu vực I bao gồm các ngành nông – lâm – ngư nghiệp, khu vực II là các ngành công nghiệp và xây dựng, khu vực III gồm các ngành dịch vụ. Trong mỗi nhóm ngành lại bao gồm các ngành khác nhau, gọi là các ngành cấp 1.
Chuyển dịch cơ cấu ngành: Quá trình thay đổi của cơ cấu ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp hơn với môi trường và điều kiện phát triển gọi là sự dịch chuyển cơ cấu ngành kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ là thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng của mỗi ngành mà còn bao gồm sự thay đổi về vị trí, tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ cấu ngành. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung của sự chuyển dịch là cải tọa cơ cấu cũ, lạc hậu hay chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến đổi cơ cấu mới hiện đại và phù hợp hơn.
Trên khía cạnh các bộ phận cấu thành phát triển kinh tế thì cơ cấu ngành của nền kinh tế phản ánh mặt chất về kinh tế của quá trình phát triển. Dạng cơ cấu ngành được xem là quan trọng nhất, được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất, vì nó phản ánh về cơ bản sự phát triển của khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất, phân công lao động chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất. Dấu hiệu thuyết phục nhất để đánh giá và so sánh trình độ phát triển kinh tế thường là dạng (trạng thái) cơ cấu ngành kinh tế mà mỗi quốc gia đạt được. Trong cuốn “Các giai đoạn phát triển kinh tế”, Rostow đã tổng kết sự lựa chọn dạng cơ cấu ngành hợp lý, tương ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế.


8A15r7X02H8q67Z
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status