Bài kiểm tra Nguyên lý Mác-Lênin 2 - pdf 21

Download miễn phí Bài kiểm tra Nguyên lý Mác-Lênin 2



 Đảng ta là tổ chức của những người tự nguyện hy sinh vì lý tưởng cao đẹp - độc lập của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Tôn chỉ, mục đích, cương lĩnh chính trị của Đảng là nền tảng bảo đảm sự đoàn kết trong Đảng. Là một Đảng cầm quyền, đòi hỏi phải có trí tuệ sáng suốt mới vạch đường lối đúng đắn cho cách mạng; đồng thời, trong Đảng phải có sự đoàn kết nhất trí cao để lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối đó. Không có sự thống nhất về tư tưởng, về nhiệm vụ sẽ không có sự sáng set trong hành động; không đoàn kết sẽ không tạo được sức mạnh, để dẫn dắt quần chúng thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Nếu trong nội bộ không có sự thống nhất, nhất định dẫn tới năng lực lãnh đạo bị suy yếu. Chỉ có sự đoàn kết nhất trí cao, có tâm, có trí tuệ lớn mới có đường lối đúng đắn, sáng tạo.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

HỌ VÀ TÊN: CAO THỊ LÊ
LỚP: THẨM ĐỊNH GIÁ
MSSV: CQ511882
BÀI KIỂM TRA: NGUYÊN LÝ MÁC-LÊNIN 2
DỀ BÀI:
CÂU 1: Phân biệt hàng hóa sức lao động với các hàng hóa thông thường?
CÂU 2: Hãy cho biết quan điểm của CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN về vấn đề dân tộc ?ĐẢNG và NHà NƯỚC ta đã làm gì để tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc?
BÀI LÀM
CÂU 1: Phân biệt hàng hóa sức lao động với các hàng hóa thông thường:
GIỐNG NHAU: đều là hàng hóa và đều có cả hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng
KHÁC NHAU:
THỨ NHẤT: hàng hóa sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt nó gắn chặt với người lao động,vi thế mua bán hàng hóa sức lao động, người sử dụng lao động phải tạo công việc,quản lý người lao động để người lao động sử dụng sức lao động chuyển hóa vào trong quá trình lao động . Còn hàng hóa khác thì đơn giản người ta có thể nắm bắt, tồn tại đơn lẻ hiện hữu.
THƯ HAI: Về mặt giá cả của cả hai loại hàng hóa khác nhau, hàng hóa sức lao động phụ thuộc vào nhân thân của người lao động, về trình độ học vấn,kĩ năng, kinh nghiệm…Ngoài ra chúng phụ thuộc vào các yếu tố như cung cầu…Còn hàng hóa thường thì phụ thuộc vào giá trị sức lao động kết tinh vào hàng hóa,cung cầu…
THỨ BA: Việc sử dụng hàng hóa bảo quản nó, hàng hóa sức lao động để tái tạo thì chủ động lao động phải quan tâm đến đời sống người lao động, vệ sinh an toàn lao động. Còn với hàng hóa thường thì đó là việc bảo quản tránh các điều kiện thiên nhiên.
THỨ TƯ: Về chủ thể trong quan hệ mua bán…Người mua có quyền sử dụng, không có quyền sở hữu.Người bán phải phục tùng người mua.
CÂU 2: Quan điểm của CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN về vấn đề dân tộc là:
chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, dân tộc là sản phẩm của quá trình phát triển lâu của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và xuất hiện nhiều quốc gia dân tộc
Có thể khẳng định như vậy bởi vì việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc theo ý thức hệ phong kiến và tư sản, trong khuôn khổ của chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ nghĩa không tránh khỏi những mâu thuẫn và những hạn chế bắt nguồn từ bản chất kinh tế và chính trị các chế độ ấy - những hình thái kinh tế - xã hội dựa trên các quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuất và các quan hệ đối kháng giai cấp.
Vượt qua những mâu thuẫn và những hạn chế trong việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc theo lập trường phong kiến và tư sản chỉ có thể là con đường gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, tức là giải quyết độc lập dân tộc theo lập trường của giai cấp công nhân, của chủ nghĩa xã hội khoa học. Đó là : Độc lập dân tộc thực sự phải là độc lập về chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại. Độc lập dân tộc thực sự đòi hỏi phải xóa bỏ tình trạng áp bức bóc lột và nô dịch của dân tộc này đối với dân tộc khác về kinh tế, chính trị và tinh thần. Do đó, độc lập gắn liền với tự do và bình đẳng, công việc nội bộ quốc gia - dân tộc phải do quốc gia - dân tộc đó giải quyết không có sự can thiệp từ bên ngoài.
* Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng:
- Đó là quyền thiêng liêng của tất cả các dân tộc và không có sự phân biệt dù lớn hay nhỏ hay trình độ phát triển cao hay thấp. Các dân tộc đều có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống XH, không dân tộc nào được giữ đặc quyền, đặc lợi về kinh tế, chính trị và văn hoá. - Trong quan hệ XH cũng như trong quan hệ quốc tế, không một dân tộc nào có quyền đi áp bức, bóc lột các dân tộc khác. Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc phải được thể hiện trên cơ sở pháp lý vàquan trọng hơn nó phải được thể hiện trên thực tế ở tất cả các lĩnh vực của đời sống XH.
* Các dân tộc có quyền tự quyết:
- Đó là quyền của các dân tộc tự quyết định lấy vận mệnh của dân tộc mình, quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị và con đường phát triển dân tộc. - Quyền tự quyết bao gồm quyền tách ra thành lập một quốc gia dân tộc độc lập, đồng thời có quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác trên cơ sở bình đẳng.
- Tự quyết là quyền của các dân tộc nhưng khi thực hiện phải đảm bảo những nguyên tắc sau: phải đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân, đảm bảo sự thống nhất giữa lợi ích dân tộc với lợi ích của giai cấp công nhân. Ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn nhằm chống phá, can thiệp vào công việc nội bộ của các dân tộc
- Đây là một nội dung quan trọng và là giải pháp để liên kết các nội dung của cương lĩnh thành một chỉnh thể, làm cho vấn đề dân tộc và quốc tế gắn bó chặt chẽ với nhau theo tinh thần chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính.
- Đoàn kết, liên hiệp công nhân các dân tộc là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, tiến tới hoàn thành sứ mện lịch sử thế giới của giai cấp công nhân.
* Để tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC ta đã làm:
khối đoàn kết, thống nhất trong Đảng
Có thể nói, cuộc đời, sự nghiệp và từng lời nói, hành động của Người về đoàn kết là mẫu mực cho chúng ta học tập. Đảng là người lãnh đạo cách mạng, có sứ mệnh lịch sử cao cả giải phóng nhân dân khỏi áp bức, bóc lột, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. để thực hiện thắng lợi sứ mệnh của Đảng, bên cạnh việc tập hợp nhiều đại biểu ưu tú, tinh hoa của giai cấp, dân tộc, Đảng cần có kỷ luật nghiêm và tổ chức tốt, đặc biệt phải có sự đoàn kết thống nhất chặt chẽ. Vì vậy, ngay từ khi thành lập Đảng đến khi trút hơi thở cuối cùng, Hồ Chí Minh luôn căn dặn và giáo dục cán bộ, đảng viên phải thực hiện đại đoàn kết toàn dân, trước hết là đoàn kết trong Đảng và coi đây là một trong những nhân tố cốt lõi của mọi thắng lợi. Đó chính là nguồn gốc sức mạnh của Đảng ta, một Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, rèn luyện.
Đường lối của Đảng Đoàn kết phải đặt trên cơ sở thống nhất nhận thức về quan, nhiệm vụ của đảng viên.
Đảng ta là tổ chức của những người tự nguyện hy sinh vì lý tưởng cao đẹp - độc lập của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân. Tôn chỉ, mục đích, cương lĩnh chính trị của Đảng là nền tảng bảo đảm sự đoàn kết trong Đảng. Là một Đảng cầm quyền, đòi hỏi phải có trí tuệ sáng suốt mới vạch đường lối đúng đắn cho cách mạng; đồng thời, trong Đảng phải có sự đoàn kết nhất trí cao để lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối đó. Không có sự thống nhất về tư tưởng, về nhiệm vụ sẽ không có sự sáng set trong hành động; không đoàn kết sẽ không tạo được sức mạnh, để dẫn dắt quần chúng thực hiện nhiệm vụ cách mạng. Nếu trong nội bộ không có sự thống nhất, nhất định dẫn tới năng lực lãnh đạo bị suy yếu. Chỉ có sự đoàn kết nhất trí cao, có tâm, có trí tuệ lớn mới có đường lối đúng đắn, sáng ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status