Ôn tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin - pdf 21

Download miễn phí Ôn tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin



Cơ cấu lại xuất nhập khẩu, cao hơn là điều chỉnh mô hình kinh tế định hướng xuất khẩu. Theo đó không nên tiếp tục xuất khẩu bằng mọi giá mà cần quan tâm đến chất lượng và lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ. Trước mắt, kim ngạch xuất khẩu có thể giảm nhưng bù lại, cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường sẽ được tính toán lại cho mục tiêu dài hạn hơn, phục vụ thị trường nội địa bền vững hơn. Một mặt, giảm nhập khẩu những nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, mà nên thay thế bằng những hàng hoá, dịch vụ trong nước có khả năng thay thế được. Mặt khác, linh doạt vận dụng chính sách thuế quan và thuế tiêu thụ đặc biệt để yêu cầu các doanh nghiệp trong nước nâng cao khả năng cạnh tranh và điều tiết thu nhập của nhóm người có thu nhập cao tiêu dùng những hàng hoá, dịch vụ cao cấp, đắt tiền và phần lớn là nhập khẩu và để tránh tăng thâm hụt cán cân thương mại và cán cân vãng lai.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin (phần 2)
Đề 1:
a) Thế nào là giá trị hàng hóa? b) Vì sao nói giá trị hàng hóa biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội?
Nhà nước ta đã làm gì để chống suy thoái kinh tế hiện nay. Hãy cho biết những mặt đã làm được và những hạn chế, cho hướng giả quyết.
Bài làm:
1)
a) Muốn hiểu được giá trị hàng hóa trước hết phải đi từ giá trị trao đổi (giá tri troa đổi biểu hiện ra như một quan hệ về số lượng, là một tỉ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác).
Sở dĩ hai hàng hóa khác nhau lại có thể trao đổi được cho nhau, bởi vì giữa những hàng hóa khác nhau đó có cái gì đó chung. Các giá trị trao đổi khác nhau phải được quy thành cái chung đó, và mỗi giá trị trao đổi đều đại biểu cho một lượng nhiều hay ít của cái chung ấy.
Vậy cái chung ấy phải chăng là giá trị sử dụng của hàng hóa?
Mác viết: “Nét đặc trưng của quan hệ trao đổi hàng hóa chính là việc phải tạm gạt giá trị hàng hóa sang một bên”.
Nếu không phải là giá trị sử dụng, thì cái gì là chung cho mọi giá trị trao đổi?
Mác chỉ rõ: “Nếu gạt giá trị sử dụng hàng hóa của vật thể sang một bên, thì vật thể hàng hóa chỉ còn một thuộc tính mà thôi, cụ thể là: chúng là sản phẩm của lao đông”.
Như vậy một khi không kể đến giá trị sử dụng của hàng hóa, nó chỉ còn lại có tính chất chung của các thứ lao động khác nhau, đó là sự hao phí lao động của con người.
Vì vậy, người ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn dấu trong hàng hóa ấy. chính lao động hao phí để tạo ra hàng hóa là cơ sở chung của việc trao đổi và nó trở thành giá trị của hàng hóa.
Vậy, giá trị của hàng hóa là lao động xã hội cảu người sản xuất kết tinh trong hàng hóa, còn giá trị trao đổi chẳng qua chỉ là hình thái biểu hiện của giá trị hàng hóa.
b) Giữa hai thuộc tính của hàng hóa luôn có mối quan hệ rang buộc lẫn nhau. Trong đó, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi; còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị ra bên ngoài. Khi trao đổi sản phẩm cho nhau, những người sản xuất nhầm so sánh lao động ẩn dấu trong hàng hóa với nhau. Thực chất của quan hệ trao đổi là người ta trao đổi lượng lao động hao phí của mình chứa đựng trong các hàng hóa. Vì vậy, giá trị là biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
2)
Nguyên nhân của cuộc suy thoái vừa qua là do cuộc khủng hoảng tài chính mà xuất phát trung tâm là từ Mỹ, một nền kinh tế tài chính lớn nhất thế giới. Ngay sau đó, khủng hoảng lan tỏa lập tức đến Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ La tinh, Châu Úc, và tất cả các nước đều bị những ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là Mỹ và Châu Âu.
Nguyên nhân của khủng hoảng có rất nhiều, trực tiếp là do những chính sách về tiền tệ, tài chính của Mỹ rồi tư bản giả, những bong bóng tư bản với thị trường bất động sản ở Mỹ. Nhưng nguyên nhân sâu xa nhất chính là cơ chế vận hành của nền tài chính thế giới với học thuyết chủ nghĩa tự do mới. Theo thuyết này, càng ít sự can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế càng tốt và để cho “bàn tay vô hình” của thị trường tự do điều hành kinh tế, bắt đầu từ Mỹ với lý thuyết của Reegan và Anh với Thatcher. Và rồi, cuộc khủng hoảng tài chính lần này thể hiện một điều là “bàn tay vô hình” của cơ chế thị trường đã đánh gục nền tài chính thế giới.
Nguyên nhân sâu xa là mâu thuẫn của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa với sức sản xuất rất phát triển, cách quản lý vừa lỗi thời vừa cản trở đã làm sập đổ toàn bộ hệ thống tài chính tiền tệ của Mỹ và thế giới tư bản. Điều đó chứng tỏ việc nhà nước điều hành quản lý nền kinh tế, trong đó có quản lý tài chính tiền tệ một cách hiệu quả là rất quan trọng.
Biểu hiện trên các mặt chủ yếu sau:
Thị trường tiền tệ tài chính yếu đi nhanh và co hẹp nhiều, chứng khoán giảm sút rộng, sâu và liên tục.
Hệ thống ngân hàng cho vay hạn chế, thu nợ khó, phá sản tăng, lạm phát tăng, lãi xuất tăng cao.
Dẫn đến chi phí tăng, giá thành tăng, tồn kho hàng hoá của doanh nghiệp càng nhiều, thợ mất việc làm tăng lên nhanh.
Khó khăn về tài chính dẫn đến suy giảm kinh tế, không ổn định về đời sống và xã hội.
Tuy tác động khác nhau đến với từng quốc gia và khu vực và phụ thuộc vào mức độ liên kết, vào thị trường và khả năng nội lực của nền kinh tế cũng như những chính sách đối phó và xử lý khi khủng hoảng xảy ra của mỗi nước Châu Á và khu vực ASEAN
Nhìn chung tác động có mức độ không như các khu vực phát triển có thể thoát ra nhanh hơn.
Ảnh hưởng đến Việt Nam, dấu hiệu suy giảm đã rõ, tác động trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đầu tư và việc làm của người lao động.
Những hoạt động ảnh hưởng ngay như doanh số giảm do doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng hoá (xuất khẩu thấp, giá hạ; tiêu dùng trong nước không tăng do đời sống thu hẹp, xã hội giảm nhu cầu mua sắm);
Lãi xuất tăng vọt làm chi phí giá thành tăng, nợ quá hạn, nợ xấu dềnh lên.
Hệ thống tài chính ngân sách nguồn thu giảm rõ rệt qua lãi doanh nghiệp và thuế của dân và tổ chức kinh tế giảm.
Các chi phí cho hỗ trợ an sinh xã hội tăng.
Bội chi ngân sách vượt khỏi tầm kiểm soát và khả năng cân đối của nền tài chính thị trường chứng khoán giảm sút nghiêm trọng và gây rủi ro cho dân và cho hệ thống kinh doanh chứng khoán và nhà đầu tư kể cả trong và ngoài nước.
Thị trường Bất động sản đóng băng, thị trường lao động bất ổn, việc làm giảm một số lao động ở các khu công nghiệp phải về nông thôn và tìm việc làm mới.
giá trị sản xuất công nghiệp giảm, xuất khẩu giảm liên tục, dịch vụ (du lịch, vận tải, xây dựng tổng mức luân chuyển hàng hóa, nông nghiệp.. giảm rõ rệt), thu ngân sách giảm… chiều hướng hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế tiếp tục suy giảm, ảnh hưởng lớn đến thu nhập và đời sống của người dân.
(Từ giữa năm 2007, đặc biệt là từ đầu năm 2008, do chịu tác động mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế nước ta đã rơi vào tình trạng lạm phát cao, giá cả tăng vọt và suy giảm kinh tế ngày càng sâu. Lạm phát lúc cao nhất lên tới trên 22%, tốc độ tăng trưởng GDP tụt giảm mạnh, từ 8,23% năm 2006 và 8,48% năm 2007 xuống còn 6,23% năm 2008 và 5,32% năm 2009. Đời sống dân sinh nhất là nông dân, cán bộ, công nhân viên chức, quân đội gặp nhiều khó khăn).
Nhà nước Việt Nam đã làm gì để chống suy thoái?
_ Nhận thức được những vấn đề bức xúc đó các cấp lãnh đạo của đất nước đã có những chủ trương rất nhanh, toàn diện thể hiện qua nội dung và giải pháp chống suy giảm kinh tế qua gói kích cầu và kích thích kinh tế tiếp theo, tập chung nhiều vào lĩnh vực tài chính ngân hàng
_ Theo đó, Chính phủ cần thực hiện 2 nhóm giải pháp chính là kích cầu đầu tư, tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xuất khẩu. Trước mắt, tập trung đầu tư các công trình phục vụ cho phát triển ki...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status