Bài tập tình huống: một công trình xây dựng tại phường Thanh Xuân Bắc - pdf 21

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Bài tập tình huống 2

“MỘT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI PHƯỜNG THANH XUÂN BẮC”

1. Tóm tắt lại tình huống
Thực hiện chủ trương tạo nhà ở cho cán bộ công nhân viên chức Nhà nước của Đảng và Nhà nước, từ cuối những năm 1970 đầu 1980, Nhà nước ta đã cho xây dựng các khu nhà nhiều tầng tập trung, trong đó có khu nhà ở Thanh Xuân. Đây là khu nhà ở được xây dựng từ năm 1979 bao gồm khu Thanh Xuân Bắc và Thanh Xuân Nam. Chính Phủ đã xác định đây là công trình trọng điểm cấp Nhà nước và đã giao cho Bộ Xây dựng chủ trì về quy hoạch, thiết kế và thi công.
Mặc dù đến nay chưa hoàn chỉnh toàn bộ nhưng nhờ xây dựng cuốn chiếu nên có nhiều khu vực đã được đưa vào sử dụng hàng chục năm nay. Tuy vậy, nhiều khu vực sân chơi và trồng cây xanh vẫn chưa được xây dựng, nên vẫn còn các khoảng đất trống.
Đến ngày 25/9/1990 Bộ Xây dựng đã có công văn 770/KHNN yêu cầu điều chỉnh, bổ sung, quy hoạch khu Bắc và Nam Thanh Xuân với nội dung bổ sung thêm một số công trình ở các khu chưa xây dựng, bố trí thêm một số công trình cửa hàng kiốt một tầng bám dọc theo các trục đường và xây dựng xen kẽ một số nhà ở hai tầng cạnh các nhà ở cao tầng đang được sử dụng.Và đến ngày 29/8/1994 chính phủ mới chấp nhận quy hoạch bổ sung này tại văn bản số 47888KTN.
Ngày 5/10/1991 Trung tâm y tế Bộ Xây dựng đã có công văn 210/TTYT-TCHC đề nghị Bộ Xây dựng cho Trung tâm y tế được sử dụng diện tích đất xây dựng xen kẽ khu nhà ở Thanh Xuân để xây dựng 15 căn hộ cho các gia đình cán bộ công nhân viên Trung tâm y tế thuộc Bộ Xây dựng.
Ngày 2/11/1991, Bộ Xây dựng đã có công văn số 475/BXD/KH-UN do Thứ trưởng Nguyễn Mạnh Kiểm ký với nội dung đồng ý cho Trung tâm y tế được đầu tư xây dựng 8 căn hộ nhà ở 2 tầng cho cán bộ công nhân viên của trung tâm bằng nguồn vốn tự có trong quy hoạch xây xen kẽ tại nhóm B (khu phụ B5, B8) thuộc tiểu khu B5, B8 tiểu khu Thanh Xuân Bắc.
Ngày 3/10/1992, UBND Thành phố Hà Nội đã ra quyết định số 2322 QĐ/UB về việc: giao 460m2 đất cho Trung tâm y tế xây dựng với yêu cầu: phải liên hệ với Sở Xây dựng để đo đạc bản đồ tỉ lệ 1/500, xác định ranh giới ô đất, cắm mốc, cấp trích lục bản đồ…
Sau khi có quyết định cấp đất, Trung tâm y tế đã được cấp giấy phép xây dựng số 04-10-1992 ngày 7/10/1992 của Văn phòng Kiến trúc sư trưởng Thành phố.
Ngày 12/1/1993, Trung tâm y tế đã khởi công xây dựng nhà B5p khác với bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt. Trong khi đó trung tâm cũng chưa có giấy hợp lệ, không có chỉ giới xây dựng tờ… Nên đã có sự phản đối từ phía người dân xung quanh và có sự can thiệp của chính quyền. Mặc dù bị đình chỉ thi công, nhưng Trung tâm y tế vẫn tiếp tục xây dựng gây bất bình trong lòng dân chúng. Đồng thời các cấp chính quyền và Bộ Xây dựng đã giải quyết chưa rõ ràng, thiếu sự minh bạch, còn nhiều khúc mắc nên cho đên nay sự việc vẫn chưa được giải quyết xong, công trình thi công dang dở như một nghịch cảnh đang thách thức các cấp chính quyền. Hồ sơ vụ việc đang được các nhà chức trách nghiên cưú tìm phương án khả thi.

2. Quyền hạn và chức năng của các cấp trình quyền liên quan
2.1. Chính Phủ
2.1.1 Chức năng chung của Chính phủ
Theo Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001), Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ có chức năng và quyền hạn sau:
- Lãnh đạo công tác của các Bộ, các cơ quan ngang Bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống thống nhất bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ viên chức Nhà nước;
- Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân;
- Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc hội và Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
- Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân; thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước;
- Thi hành những biện pháp bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền và làm tròn nghĩa vụ của mình, bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước và của xã hội; bảo vệ môi trường;
- Củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân; thi hành lệnh động viên, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và mọi biện pháp cần thiết khác để bảo vệ đất nước;
- Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tác thanh tra và kiểm tra Nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước; công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
- Thống nhất quản lý công tác đối ngoại của Nhà nước; ký kết, tham gia, phê duyệt điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ; chỉ đạo việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hay tham gia;

cm9jCmJTtd8MwtU
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status