Mạng máy tính - pdf 21

Download miễn phí Đồ án Mạng máy tính



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH. 2
I. Sơ lược lịch sử phát triển - Tác dụng của việc sử dụng mạng máy tính. 2
1. Sơ lược lịch sử phát triển. 2
2. Lợi ích của việc sử dụng mạng máy tính. 2
3. Phân loại mạng máy tính. 4
3.1. Phân loại theo địa lý: 4
3.2. Phân loại theo kỹ thuật chuyển mạch: 5
3.3. Phân loại theo kiến trúc mạng 8
II. Kiến trúc phân tầng - Mô hình OSI. 9
1. Kiến trúc phân tầng: 9
2. Mô hình OSI. 10
III. Giao thức truyền thông TCP/IP: 31
1. Giao thức IP 31
2. Giao thức điều khiển truyền dữ liệu TCP: 33
IV. Dịch vụ mạng: 36
CHƯƠNG II: ĐƯỜNG TRUYỀN VẬT LÝ - THIẾT BỊ SỬ DỤNG KẾT NỐI TRONG MẠNG MÁY TÍNH. 37
I. Đường truyền vật lý: 37
1. Đường truyền cáp: 37
2. Đường truyền vô tuyến: 42
II. Thiết bị sử dụng kết nối trong mạng máy tính. 45
1. Card giao tiếp mạng: 45
2. Thiết bị tập trung dây (HUB): 46
 
3. Bộ lặp( Repeater). 46
4. Cầu( Bridge): 47
CHƯƠNG III. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA MẠNG MÁY TÍNH. 48
I. Hệ điều hành. 48
1. Chức năng của hệ điều hành: 48
2. Hệ điều hành đa nhiệm: 48
3. Các thành phần phần mềm mạng: 49
4. Hệ điều hành mạng ngang cấp: 50
II. Quản trị mạng: 51
CHƯƠNG IV. MẠNG CỤC BỘ (LAN) 54
I. Định nghĩa mạng cục bộ 54
II. Đặc điểm mạng cục bộ 54
III. Mụ hỡnh chuẩn hoỏ mạng cục bộ 54
IV. Kỹ thuật của mạng cục bộ (LAN) 55
V. Mạng Ethernet 64
VI. Cỏc thành phần trong mạng cục bộ



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

trừu tượng và cú pháp truyền được xem là bối cảnh trình diễn được dùng để trao đổi dữ liệu.
Yêu cầu cơ bản để lựa chọn một cú pháp truyền là nó phải yểm trợ cú pháp trừu tượng tương ứng. Ngoài ra, cú pháp truyền có thể có các thuộc tính khác không liên quan gì đến cú pháp trừu tượng mà nó yểm trợ.
*) Lớp ứng dụng:
Lớp ứng dụng là ranh giới giữa nối kết các hệ thống mở và các tiến trình ứng dụng AP (Application Process). Các AP sử dụng môi trường OSI để trao đổi dữ liệu qua quá trình thực hiện của chúng. Là lớp cao nhất trong mô hình OSI 7 lớp, lớp ứng dụng có một số đặc điểm khác với các lớp dưới nó. Trước hết, nó không cung cấp các dịch vụ cho một lớp trên như trong trường hợp của các lớp khác. Lớp ứng dụng không có khái niệm điểm truy cập dịch vụ lớp ứng dụng.
ISO định nghĩa một AP thuộc các hệ thống mở khác nhau muốn trao đổi thông phải thông qua lớp ứng dụng. Lớp ứng dụng bao gồm các thực thể ứng dụng AE (Applicaton entity), các thực thể này dùng các giao thức ứng dụng và các dịch vụ trình diễn để trao đổi thông tin. Như vậy các AE cung cấp cho các AP các phương tiện cần thiết để truy cập môi trường OSI. Tuy nhiên, lớp ứng dụng chủ yếu chỉ giải quyết vấn đề ngữ nghĩa, không giả quyết vấn đề cú pháp như lớp trình diễn.
3. Giao thức truyền thông TCP/IP.
Giao thức TCP/IP được phát triển từ mạng ARPANET và INTERNET và được dùng như giao thức mạng và vận chuyển trên mạng Internet. TCP (Transmission Control Protocol) là giao thức thuộc tầng vận chuyển và IP (Internet Protocol) là giao thức thuộc tầng mạng của mô hình OSI. Họ giao thức TCP/IP hiện là giao thức sử dụng rộng rãi nhất để liên kết các máy tính và các mạng. Thực chất của giao thức này là một giao thức cho phép các hệ thống mạng cùng làm việc với nhau thông qua việc cung cấp phương tiện truyền thông liên mạng.
3.1. Giao thức IP
IP Tương đương lớp 3 trong mô hình OSI IP có các chức năng của lớp 3 đó là tiếp nhận dữ liệu từ lớp bên trên, đóng gói và gắn vào đó các thông tin cần thiết đảm bảo cho việc truyền gói trên mạng đúng đích và đạt được các yêu cầu cần thiết về thời gian và chất lượng gói.
* Phần tiêu đề gói - IP header.
Ver
Length
Type of
Service
Paket Length
I dentification
Flag
Fragment Offset
Tiem to live
Protocol
Header Checksum
Sourle Address
Destination Address
Option + Pading
Higler Layer data
Max = 65535 byte
* ý nghĩa các trường trong phần tiêu đề IP.
- Ver(4 bit): Chứa thông tin về phiên bản IP đang được sử dụng.
- Length(4 bit): Header Length chứa thông tin về độ dài phần tiêu đề IP.
- Type Of service(8 bit): Mang thông tin về đặc điểm dịch vụ của gói dữ liệu.
- Packet Length(16 bit): Chỉ thị toàn bộ độ dài của gói dữ liệu bao gồm cả phần Header.
- Indentification (16 bit): Lưu trữ số định danh duy nhất cho cùng một bản tin từ một bên gửi .
- Flag(3 bit): Cờ chỉ thị phân mảnh dữ liệu .
- Fragment Offset(13 bit): Chỉ vị trí của đoạn ở trong datagram.
- Time to live (8bits): Chỉ ra thờigian sống của gói tin ở trên mạng.
- Protocol (8bits): Chỉ thi cho biết lớp bên trên sử dụng gói là loại thủ tục nào.
- Header Checksum (16bits): Trường này chỉ kiểm tra lỗi cho phần tiêu đề của gói để tránh mất thời gian khi phải kiểm tra toàn bộ gói.
- Sourse Address (32 bits): Địa chỉ nguồn bên gửi.
- Destination Address (32 bits): Địa chỉ đích bên nhận.
- Oftion + Padding: Các lựa chọn thêm vào tuỳ từng trường hợp người sử dụng.
Cách đánh địa chỉ IP
Trường địa chỉ của IP có 32 Bits tương đương với việc đánh địa chỉ được cho 232= 4tỷ máy trên toàn thế giới.
* Phân loại địa chỉ.
Với 32 bits địa chỉ người ta chia nó thành 4 nhóm, mỗi nhóm 8 bitsvà biểu diễn dưới dạng số thập phân hay nhị phân.
Số nhị phân 8 bits 8 bits 8 bits 8 bits
Số thập phân 0...255 0...255 0...255 0...255
- Mạng Internet phân ra thành 5 lớp mạng con như sau:
Bits
0
7
8
15
16
23
24
31
Lớp A
0
Net id
Hostid
Lớp B
1
0
Net id
Hostid
Lớp C
1
1
0
Net id
Hostid
Lớp D
1
1
1
0
Multicast Address
Lớp E
1
1
1
1
0
Reserved For Future Use
- Netid: Số khai báo mạng
- Hostid: Số khai báo nút mạng
+ Lớp A: Bắt đầu bằng bits 0,7 bits địa chỉ mạng và 24 bits địa chỉ nút mạng. Như vậy đối với mạng loại A có tối đa: 27- 2 = 126 mạng trừ hai mạng 0 và 127. Trên mỗi mạng có tối đa 224=16 triệu nút mạng.
+ Lớp B bắt đầu bằng 2 bits 10. Sử dụng 14 bits cho địa chỉ mạng và 16 bits cho địa chỉ nút mạng. Có tối đa 16.000 mạng và trên mỗi mạng có 64.000 máy.
+ Lớp C: Bắt đầu bằng 3 bits 110. Sử dụng 21 bits địa chỉ mạng và 8 bits địa chỉ nút mạng tương đương với 2.000.000 mạng và trên mỗi mạng có tối đa là 254 máy.
+ Lớp D: Sử dụng cho tương lai.
+ Lớp E: Dự trữ cho tương lai.
3.2. Giao thức điều khiển truyền dữ liệu TCP:
* Tương ứng với chức năng lớp 4 trong mô hình OSI. TCP cung cấp một dịch vụ truyền thông tin cậy có hướng bên trên lớp IP. Sự truyền thông tin cậy của lớp TCP thể hiện qua một số chức năng của nó:
- Truyền tải luồng dữ liệu.
- Độ tin cậy.
- Điều khiển luồng.
- Ghép kênh.
- Quyền ưu tiên và bảo mật.
* Truyền tải luồng dữ liệu: TCP thực hiện truyền dữ liệu thành luồng (Stream) nối tiếp các byte. Nó cho dữ liệu vào các đoạn và chuyển tới User khi thuận tiện.
* Độ tin cậy: TCP thường xuyên phải xử lý các đoạn dữ liệu bị lỗi, bị mất hay truyền đúp hay không đúng thứ tự. Để giải quyết vấn đề này TCP phải có cơ
chế truyền thích hợp của riêng mình và coá những biện pháp phát hiện và sữa lỗi khi xảy ra.
* Điều khiển luồng: TCP cung cấp một cách cho phép giữa bên gửi và nhận xác nhận số lượng dữ liệu bên gửi được phép gửi. Nó cũng chình là giá trị thông báo lượng dữ liệu mà bên nhận có khả năng tiếp nhận.
* Ghép kênh: cho phép nhiều tiến trình trong một Host đơn lẻ cùng sử dụng TCP để thực hiện kết nối tới các máy khác.TCP sử dụng các địa chỉ và số hiệu cổng (Port Number) để làm việc này sự kết hợp địa chỉ cổng và địa chỉ Internet lớp 3 tạo thành một kết nối duy nhất (Socket) trên một máy.
* Sự kết nối: Để đảm bảo sự truyền tin cậy, TCP phải duy truỳ một trạng thái thông tin chắc chắn cho mỗi luồng dữ liệu. Sự kết hợp của quá trình thông tin gồm có số Socket, số thứ tự dữ liệu gửi, kích thước, cửa sổ, tạo thành một kết nối. Một kết nối giữa hai ứng dụng trên hai Host được khai báo duy nhất bằng một cặp số liệu Socket cả hai phía.
* Ưu tiên và bảo mật: Đòi hỏi của người sử dụng khi thiết lập kết nối là mức độ ưu tiên và bảo mật thông tin. Thông thường không chỉ ra thì giá trị ngầm định được thiết lập.
* Tiêu đề của TCP – TCP Header.
TCP tiếp nhận dữ liệu từ lớp bên trên nó là lớp 5, có thể cắt dữ liệu đó thành các đoạn ngắn gọi là segment và gắn thêm vào đầu mỗi đoạn đó một trạm dữ liệu gọi là Header. Cấu trúc TCP Header như hình vẽ.
Source
Destination
Sequence Number
Acknowledgment
Data
offset
Reserved
U
R
G
A
C
K
P
S
H
R
S
H
S
Y
N
F
I
N
Window
Checksum
Urgent Pointer
Option + Padding
Higher Data Layer
Hình 1.11 TCP Header .
* ý nghĩa các trường trong tiêu đề TCP:
- Source port( 16 bit): Giá trị của chương trình ứng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status