Xây dựng chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp tại Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp (Sonadezi) đến năm 2015 - pdf 21

Link tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
TÓM TẮT LUẬN VĂN
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP 7
1.1. Tổng quan về kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp 7
1.1.1. Hạ tầng khu công nghiệp 7
1.1.2. Kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp 10
1.1.3. Ngành kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp 11
1.2. Cơ sở lý luận về chiến lược cạnh tranh cho ngành kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp 12
1.2.1. Tổng quan về cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh 12
1.2.2. Mối quan hệ giữa các chiến lược của một doanh nghiệp hoạt động đa lĩnh vực 13
1.2.3. Nội dung cơ bản của chiến lược cạnh tranh cho ngành kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp 14
1.2.4. Quy trình hoạch định chiến lược cạnh tranh cho ngành kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp 21
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CHO LĨNH VỰC KINH DOANH HẠ TẦNG KCN CỦA SONADEZI 34
2.1. Khái quát về Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp và ngành kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp ở SONADEZI 34
2.1.1. Khái quát về Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp 34
2.1.2. Khái quát về ngành kinh doanh hạ tầng KCN ở SONADEZI 36
2.2. Phân tích môi trường bên ngoài Tổng công ty SONADEZI đối với lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp 38
2.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô 38
2.2.2. Phân tích môi trường ngành 45
2.3. Phân tích môi trường bên trong Tổng công ty SONADEZI đối với lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp 57
2.3.1. Tài chính 57
2.3.2. Marketing 58
2.3.3. Nguồn nhân lực 60
2.3.4. Vận hành 61
2.3.5. Nghiên cứu và phát triển (hoạt động R&D) 62
2.4. Đánh giá chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh doanh hạ tầng KCN của Tổng công ty SONADEZI giai đoạn 2006-2010 63
2.4.1. Chiến lược cạnh tranh của SONADEZI giai đoạn 2006-2010 63
2.4.2. Đánh giá chiến lược cạnh tranh giai đoạn 2006-2010 66
2.5. Phân tích S.W.O.T cho hoạt động kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp của SONADEZI 73
CHƯƠNG 3. CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH HẠ TẦNG KCN CỦA SONADEZI ĐẾN NĂM 2015 76
3.1. Sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược của Tổng công ty SONADEZI trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng KCN 76
3.2. Mục tiêu chiến lược cạnh tranh đến năm 2015 76
3.2.1. Mục tiêu về sản phẩm 76
3.2.2. Mục tiêu về thị trường 77
3.3. Hình thành các phương án chiến lược cạnh tranh 77
3.4. Đánh giá và lựa chọn phương án chiến lược cạnh tranh tối ưu 80
3.4.1. Thiết lập tiêu chí 80
3.4.2. Đánh giá và lựa chọn chiến lược cạnh tranh tối ưu 81
3.5. Giải pháp nhằm thực hiện chiến lược cạnh tranh 82
3.5.1. Tài chính 82
3.5.2. Marketing 83
3.5.3. Nguồn nhân lực 87
3.5.4. Vận hành 87
3.5.5. Nghiên cứu & phát triển 88
3.6. Một số điều kiện triển khai chiến lược thành công 88
3.6.1. Kiến nghị đối với Tổng công ty 88
3.6.2. Kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan 92
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
TÓM TẮT LUẬN VĂN

Việt Nam gia nhập chính thức vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp đứng trước một yêu cầu cấp thiết: Doanh nghiệp phải tự xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh rõ ràng, dựa trên việc xác định những lợi thế cạnh tranh bền vững cho tổ chức trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp (Sonadezi) là Tổng công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con theo Quyết định số 1042/QĐ-UBND ngày 29/04/2010; lĩnh vực kinh doanh chính là phát triển các khu công nghiệp, hiện đang kinh doanh khai thác hai KCN đó là KCN Biên Hòa I và KCN Giang Điền. Với quy mô lớn và cũng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng, công tác hoạch định chiến lược cạnh tranh ở SONADEZI hiện chưa hoàn chỉnh, hữu hiệu và chưa có các phương pháp đủ tin cậy để lựa chọn chiến lược cạnh tranh tối ưu; điều này đã phần nào làm hạn chế sự phát triển và kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty. Từ thực tế trên, đề tài ‘Xây dựng chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp tại Tổng công ty Phát triển khu công nghiệp (Sonadezi) đến năm 2015” được chọn làm luận văn tốt nghiệp tập trung vào việc xây dựng chiến lược cạnh tranh cụ thể ở lĩnh vực kinh doanh hạ tầng KCN, góp phần nâng cao vị thế cạnh tranh của Tổng Công ty; xây dựng uy tín, thương hiệu để có thể đứng vững và phát triển trong môi trường kinh doanh hiện nay.
Kết cấu luận văn gồm có 03 chương: Chương 1 đưa ra cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp; Chương 2 tiến hành phân tích môi trường cho lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp của SONADEZI; Chương 3 xác định chiến lược cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp của SONADEZI đến năm 2015.
Dựa trên cơ sở lý luận về khái niệm chiến lược cạnh tranh, các cấp chiến lược của một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh đa lĩnh vực; việc xác định chiến lược cạnh tranh cho ngành kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp sẽ chủ yếu xoay quanh vấn đề cạnh tranh trong ngành về thị trường, sản phẩm dựa trên việc xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp trong mối liên quan với môi trường bên ngoài và tiềm lực tương ứng của đối thủ cạnh tranh. Nội dung cơ bản, cần có của chiến lược cạnh tranh bao gồm:
1. Sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược.
2. Mục tiêu chiến lược.
3. Các cách chiến lược cạnh tranh.
4. Các chiến lược chức năng cơ bản hỗ trợ chiến lược cạnh tranh (Marketing, vận hành, Nguồn nhân lực, tài chính, nghiên cứu & phát triển).
Trong đó, nội dung các cách chiến lược cạnh tranh được thể hiện bằng ba kiểu chiến lược cạnh tranh chung, tổng quát nhất áp dụng cho tất cả các lĩnh vực kinh doanh hay ngành nghề nào: Chiến lược chi phí thấp nhất, Chiến lược tạo sự khác biệt, Chiến lược tập trung.
Chiến lược cạnh tranh được hình thành bởi quy trình hoạch định chiến lược, đây chính là con đường kết nối hiện tại với tương lai, đưa ra cách thức để đạt được mục tiêu với các nguồn lực có thể huy động được - hay nói cách khác là xây dựng “mô hình hoạch định chiến lược” - gồm 06 bước cơ bản sau:
Bước 1. Phân tích môi trường (bao gồm môi trường vĩ mô, môi trường ngành và môi trường bên trong).
Bước 2. Khẳng định sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược phù hợp với sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược cấp công ty và sau đó các mục tiêu, chương trình hành động sẽ tiếp tục được triển khai ở các cấp chiến lược bên dưới.
Bước 3. Xác định mục tiêu chiến lược dựa trên việc xác định được vấn đề then chốt và tìm ra những vấn đề ưu tiên cần tập trung giải quyết, mục tiêu phải đảm bảo yêu cầu SMARTS thể hiện: tính cụ thể - Specific, đo lường được - Measurable, có thể đạt được - Achievable, tính thực tiễn - Realistic và có thời hạn - Timebound.
Bước 4. Hình thành các phương án chiến lược cạnh tranh.
Bước 5. Đánh giá và lựa chọn chiến lược tối ưu.
Bước 6. Thể chế hoá chiến lược.
Để vận dụng có khoa học và thành công quy trình hoạch định chiến lược cạnh tranh, bài viết đưa ra một số mô hình hỗ trợ trong quá trình hoạch định chiến lược cạnh tranh cho ngành kinh doanh hạ tầng KCN như: mô hình S.W.O.T phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của tổ chức cũng như các cơ hội, thách thức từ môi trường bên ngoài từ đó đưa ra các phương án chiến lược; Mô hình P.E.S.T nghiên cứu các tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: thể chế chính trị, kinh tế, luật pháp, công nghệ; Mô hình năm lực lượng thị trường của Michael E. Porter gồm năm áp lực cạnh tranh về nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm/ dịch vụ thay thế, cạnh tranh trong ngành.
Bên cạnh phương pháp nghiên cứu lý thuyết về chiến lược và chiến lược cạnh tranh; với việc sử dụng các mô hình, các công cụ phân tích và quy trình hoạch định chiến lược cạnh tranh, luận văn sử dụng nguồn số liệu thứ cấp và một số số liệu sơ cấp thu thập được và phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp chuyên gia để nghiên cứu thực tiễn môi trường bên trong của doanh nghiệp và môi trường bên ngoài tác động như thế nào đến hoạt động KDHT KCN của Tổng công ty. Sử dụng các kết quả nghiên cứu và dự báo được công bố bởi Sonadezi và các tổ chức khác nhằm dự báo và cũng là xác định tầm nhìn, mục tiêu chiến lược trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, phương pháp luận, phương pháp so sánh kết hợp việc đánh giá, cho điểm theo Bảng đánh giá đa tiêu chí được sử dụng nhằm xem xét, lựa chọn phương án chiến lược tối ưu cho lĩnh vực KDHT KCN của Tổng công ty Sonadezi đến năm 2015.
Vận dụng khung lý thuyết, luận văn tiến hành bước phân tích môi trường: bao gồm môi trường bên ngoài và môi trường bên trong tạo ra cơ hội - thách thức hay gây ra khó khăn - thuận lợi ảnh hưởng đến hoạt động KDHT KCN của Sonadezi.
* Môi trường vĩ mô:
Một sự thay đổi của yếu tố kinh tế, chủ trương, chính sách phát triển khu công nghiệp của Nhà nước cũng như quy hoạch tổng thể vùng, Yếu tố công nghệ … cũng sẽ tác động trực tiếp đến tình hình thu hút dự án vào KCN; đòi hỏi Sonadezi phải đầu tư nhiều về vốn, kinh nghiệm, tổ chức triển khai đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng KCN. Cùng với nền thể chế chính trị ổn định; yếu tố vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cuả KCN là cơ hội cho chiến lược thu hút khách hàng vào thuê đất trong KCN. Tuy nhiên, Pháp luật về lĩnh vực xây dựng cơ bản và kinh doanh bất động sản công nghiệp còn nhiều bất cập và đang trong quá trình hoàn thiện, sửa đổi cùng với thủ tục hành chính rườm rà gây khó khăn, lúng túng cho doanh nghiệp.
* Môi trường ngành:
Tính cạnh tranh trong ngành sẽ diễn ra giữa các Tổng công ty lớn, chuyên nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng với số lượng các công ty là ổn định, tập trung khai thác tiềm năng thị trường. Các rào cản gia nhập ngành, rào cản rút lui khỏi thị trường tương đối khó khăn về kỹ thuật, vốn, luật pháp. Khả năng mặc cả của nhà cung cấp và mối đe dọa của các sản phẩm/ dịch vụ thay thế này là không cao. Như vậy, đối với Sonadezi, bên cạnh công tác tiếp thị thu hút nhiều dự án đầu tư vào KCN; cần quan tâm đến vấn đề cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trong KCN, thỏa mãn và cam kết thực hiện nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng, thực hiện công tác nghiên cứu & phát triển theo mô hình KCN kiểu mới nhằm thu hút khách hàng và cũng tạo ra mối quan hệ gắn kết lâu dài với khách hàng,.
* Môi trường bên trong:
Sonadezi có thuận lợi về các yếu tố nguồn lực tài chính, đội ngũ nhân viên quản lý dự án nhiều kinh nghiệm; xây dựng, áp dụng các quy trình vận hành và quản lý trong hoạt động kinh doanh hạ tầng KCN theo hệ thống quản lý chất lượng, chú trọng công tác nghiên cứu và phát triển, bước đầu có các chính sách về sản phẩm. Khó khăn mà Sonadezi gặp phải chính là tiềm lực về marketing, xây dựng và định hình thương hiệu SONADEZI trong lĩnh vực kinh doanh hạ tầng KCN. Hơn nữa, một số dự án KCN mà Tổng công ty đang thực hiện kinh doanh khai thác đã chuyển giao cho công ty con, trong khi đó dự án KCN Giang Điền KCN đang triển khai gặp khó khăn về thu hút nhà đầu tư và KCN Biên Hoà I đã vào giai đoạn bão hòa với tỷ lệ lấp đầy 100% diện tích đất. Ngoài ra, nguồn lực tài chính là có hạn, do đó doanh nghiệp cần đảm bảo tiến độ đầu tư KCN, tập trung vào hoạt động marketing nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.


2lIy8F9Ncbf2uQb
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status